Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính.

Một phần của tài liệu thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của tòa án nhân dân (Trang 31 - 33)

b n, sn xu t, kinh doanh, gi y ch ng nh ứậ đăng ký kinh doanh mi thu c th m quy n gi iớ ả

2.1.2Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính.

hành:“Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác”

xuất phát từ áp dung quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thuộc thẩm quyền của Tòa án

2.1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính. hành chính.

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động xét xử hành chính của Tòa án nhân dân đã từng bước được đẩy mạnh và đạt được kết quả nhất định. Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 1998 đến hết năm 2008 toàn ngành toà án đã giải quyết 19.861 vụ việc. Tuy nhiên, tỷ lệ xét xử các vụ án hành chính so với tổng số vụ việc khiếu nại còn thấp. Theo báo cáo của 28 tỉnh, thành phố thì trong ba năm trở lại đây (2005-2007) trong số 56.788 vụ việc đã giải quyết thì chỉ có 310 vụ việc công dân khởi kiện ra toà án. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính còn hạn chế. Qua các lần sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, số loại vụ việc mà Toà án có thẩm quyền giải quyết tuy có tăng nhưng vẫn chỉ dừng lại ở 21 loại vụ việc. Một khối lượng lớn các loại khiếu nại liên quan đến đất đai đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, Toà án không thụ lý giải quyết.

- Việc thụ lý, giải quyết khiếu kiện hành chính của Toà án được thực hiện theo những quy định chặt chẽ, trình tự, thủ tục phức tạp, thời gian giải

quyết kéo dài... nên người dân có tâm lý ngại ra toà. Hơn nữa, nhiều vụ việc khiếu kiện nhưng không đủ các điều kiện về giấy tờ, nên không được Toà án thụ lý giải quyết.

Từ thực tế giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước và của Toà hành chính trên đây cho thấy, chúng ta cần phải có giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay, đồng thời kiện toàn về tổ chức và hoạt động, mở rộng phạm vi xét xử của Toà hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền khởi kiện hành chính, qua đó nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian tới.

Lúng túng xác định thẩm quyền

Trước hết là chuyện không ít tòa còn lúng túng về thẩm quyền giải quyết của tòa án (Điều 28 Luật Tố tụng hành chính). Nhiều tòa đã thụ lý, giải quyết các vụ án không thuộc thẩm quyền do ngay từ đầu chưa xác định rõ loại việc mà đương sự khởi kiện.

Chẳng hạn trong vụ tranh chấp đất đai giữa bà T. và ông Th., UBND thị xã M. (tỉnh B.) ban hành quyết định giải quyết tranh chấp với nội dung buộc ông Th. phải bồi hoàn cho bà T. giá trị đất. Năm 2008, sau khi khiếu nại yêu cầu UBND hủy quyết định bị bác, bà T. khởi kiện ra tòa. TAND thị xã M. thụ lý và xác định đây là một vụ án hành chính vì bà T. kiện quyết định bồi thường thiệt hại thuộc lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định tại khoản 17 Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (cũ).

Tòa Hành chính TAND Tối cao nhận xét việc TAND thị xã M. thụ lý vụ án là sai thẩm quyền vì quyết định hành chính nói trên là giải quyết tranh chấp đất đai chứ không liên quan gì đến việc bồi thường thiệt hại. Bởi lẽ tại Mục 7 Nghị quyết số 04/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quy định: Quyết định, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong việc giải quyết tranh chấp đất thì trong mọi trường hợp đều không phải là đối tượng khởi kiện hành chính. Mặt khác, giải quyết tranh chấp đất và bồi thường giữa các cá nhân với nhau khác hoàn toàn với việc bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Nhiều vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn giải quyết án hành chính, án kinh doanh - thương mại đã được chỉ ra trong hội nghị triển khai công

tác năm 2012 của ngành TAND TP.HCM sáng 10-1. Án thương mại: Thỏa thuận chọn tòa được không?

Các khiếu kiện hành chính ngày càng gia tăng nhưng chưa có cơ chế giải quyết thỏa đáng

Trong nhiều năm qua, số lượng vụ án hành chính mà hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta thụ lý và giải quyết có xu hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Có thể thấy qua thống kê sau:

Một phần của tài liệu thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của tòa án nhân dân (Trang 31 - 33)