Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (PG bank) (Trang 56 - 61)

6. Cấu trúc luận văn

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014

2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Các khách hàng cá nhân có quan hệ giao dịch với PG Bank sẽ được xếp hạng tín dụng theo các tiêu chuẩn được quy định tại (Phụ lục số 10).

Tiêu chuẩn xếp hạng trên áp dụng với tất cả khách hàng cá nhân tại PG Bank trừ trường hợp khách hàng có TSBĐ là các loại giấy tờ có giá đảm bảo 100% giá trị khoản vay. Hạng tín dụng trên dựa vào tổng điểm tín dụng mà khách hàng đạt được thơng qua các tiêu chí được quy định tại (Phụ lục số 11).

Đối với khách hàng có TSBĐ thì sẽ có thêm một số tiêu chí về tài sản khách hàng đang sở hữu.

Nhìn chung hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại PG Bank giai đoạn 2010-2014 khá chi tiết và tương đối đầy đủ đánh giá được chi tiết năng lực trả nợ và năng lực tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của khách hàng vay tín chấp tiêu dùng tại PG Bank khơng được tốt do một phần quy định về cho vay tín chấp dưới đây:

Điều kiện vay vốn:

Khách hàng có thu nhập ổn định và cơng tác tại một trong các đơn vị dưới đây Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp tỉnh) với các đơn vị kinh doanh.

Có xếp hạng tín dụng từ B trở lên theo quy định về hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng với khách hàng cá nhân tại PG Bank.

Hợp đồng lao động khơng xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên với thời gian làm việc còn lại trên hợp đồng tối thiểu 12 tháng.

Thời gian cơng tác thực tế khi chính thức tối thiểu 06 tháng đối với cán bộ quản lý và tối thiểu 12 tháng đối với nhân viên.

Khách hàng có mức thu nhập chắc chắn hàng tháng (có thể chứng minh được) do đơn vị quản lý trả ở mức tối thiểu là 03 triệu đồng/tháng. Về mức thu nhập này thì PG Bank quy định thấp hơn Techcombank và NCB, đối với Techcombank là 07 triệu đồng/tháng và NCB là 05 triệu đồng/tháng, do đó có thể thấy với mức thu nhập tối thiểu này thì PG Bank dễ dàng tìm kiếm khách hàng hơn, tuy nhiên rủi ro tín dụng cũng dễ phát sinh hơn hai ngân hàng còn lại. Tuy nhiên, theo khảo sát

với mức thu nhập 03 triệu đồng/tháng cán bộ được khảo sát cảm thấy phân vân khi xác định đó có thể gây phát sinh rủi ro tín dụng hay khơng với điểm trung bình là 2.92 (Phụ lục số 05-Bảng 01), vì nó cịn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác như

nguồn thu nhập ngoài từ kinh doanh…và thiện chí trả nợ của khách hàng.

Có xác nhận lương/thu nhập thường xuyên, thời hạn hợp đồng lao động còn lại do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp xác nhận và đóng dấu vào mẫu giấy “Cam kết trả nợ” theo mẫu PG Bank và thời hạn hiệu lực của xác nhận là trong vịng 30 ngày tính đến ngày xét duyệt khoản vay.

Điều kiện đối với đơn vị quản lý:

Đơn vị quản lý phải đang hoạt động/kinh doanh hợp pháp, ổn định trên cùng địa bàn cấp tỉnh với đơn vị cho vay của PG Bank và phải thuộc một trong các loại hình sau:

Đơn vị quản lý thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam;

Các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân được chi trả lương từ Ngân sách Nhà nước;

Các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn: các tập đoàn kinh tế Nhà nước; các Tổng công ty (bao gồm các đơn vị thành viên) được thành lập và hoạt động theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 và quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ;

Các cơng ty 100% vốn nước ngồi và các chi nhánh cơng ty nước ngồi, các công ty liên danh hoạt động tại Việt Nam tối thiểu từ 02 năm trở lên và có kết quả hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm gần nhất; văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam tối thiểu 02 năm trở lên;

Các doanh nghiệp khác có vốn điều lệ tối thiểu 50 tỷ đồng, có tình hình tài chính ổn định và có lãi trong 02 năm gần nhất;

Các trường hợp khác theo quyết định của Tổng giám đốc PG Bank trong từng thời kỳ.

Kiểm tra khả năng tài chính đảm bảo khả năng trả nợ bao gồm:

Thu nhập ròng là thu nhập cịn lại sau khi trừ các chi phí phát sinh phải đảm bảo khả năng trả nợ trong thời gian vay vốn. Đối với Techcombank chỉ tiêu này sau

khi trừ chi phí phát sinh và nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng là tối thiểu 03 triệu/tháng và NCB là 01 triệu đồng/tháng để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng không bị ảnh hưởng khi phát sinh những khoản chi phí đột xuất.

Chi phí bao gồm nhưng khơng giới hạn các khoản chi phí sau:

Chi phí sinh hoạt bình qn: ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, điện nước, điện thoại và các chi phí liên quan khác;

Chi phí trả gốc và lãi vay;

Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí.

Trường hợp khơng có căn cứ để xác minh chi phí thường xun và các chi phí hợp pháp khác của khách hàng thì thu nhập rịng bằng 40% thu nhập hàng tháng của khách hàng .

Ngồi ra, Phịng Kinh doanh phải đánh giá đơn vị quản lý về các mặt: Quy mơ, loại hình sở hữu, khả năng tài chính, thời gian hoạt động thực tế, kết quả sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất, uy tín của đơn vị quản lý trên thị trường. Nếu cần thiết kiểm tra thông tin CIC để đánh giá thêm về tình hình tài chính của đơn vị quản lý, qua đó xác định khả năng chi trả lương, tiền công, thù lao cho khách hàng vay vốn đồng thời để đưa ra mức cho vay phù hợp với khách hàng và đảm bảo an tồn tín dụng cho ngân hàng.

Hồ sơ vay vốn:

Hồ sơ pháp lý: bản sao chứng minh nhân dân của người vay, của vợ/chồng hoặc giấy tờ tương đương, bản sao hộ khẩu hoặc xác nhận tạm trú dài hạn của người vay, của vợ/chồng người vay, giấy đăng ký kết hôn (nếu người đồng trách nhiệm không cùng chung hộ khẩu của khách hàng).

Hồ sơ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, quyết định lương, quyết định bổ nhiệm, quyết định vào biên chế Nhà nước hoặc văn bản khác của cơ quan chủ quản xác nhận vị trí làm việc của người vay (bản photo có đối chiếu của CBQHKH), sao kê tài khoản/sổ phụ ngân hàng tối thiểu 03 tháng lương gần nhất hoặc xác nhận thu nhập của đơn vị chủ quản (bản photo có đối chiếu của CBQHKH).

Báo cáo tài chính đơn vị chủ quản 02 năm gần nhất; Bản sao chứng minh thu nhập khác (nếu có);

Phiếu thanh tốn điện nước trong tháng gần nhất.

Các giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ trên tại PG Bank chỉ cần bản sao đối chiếu của CBQHKH nên rất dễ phát sinh rủi ro tín dụng do làm giả chứng từ, có sự thơng đồng giữa CBQHKH và khách hàng. Điều đó cho thấy quy định cho vay tín chấp tiêu dùng của PG Bank quá lỏng lẽo với sự đồng tình của nhiều cán bộ nhân viên qua kết quả khảo sát tại (Phụ lục số 05-Bảng 01) có điểm trung bình lên đến

4.66. Bên cạnh đó, theo nhiều cán bộ ngân hàng việc quy định bản photo đối chiếu là đơn giản và tiện lợi cho khách hàng cho thấy ý thức quản trị rủi ro tín dụng và đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng còn kém với điểm trung bình 4.09. Ngồi ra, ý thức quản trị rủi ro tín dụng và đạo đức kém của cán bộ còn thể hiện qua việc theo họ khi cho vay tín chấp tiêu dùng thì chỉ cần cung cấp hợp đồng lao động và xác nhận lương chứng minh khách hàng có đủ khả năng trả nợ mà khơng thẩm định thêm thông tin về đơn vị chủ quản và quan hệ giao dịch tín dụng giữa khách hàng và các tổ chức tài chính khác. Đối với Techcombank và NCB tất cả giấy tờ chứng minh thu nhập của khách hàng đều là bản sao y có xác nhận của đơn vị chủ quản hoặc khách hàng.

Xác định mức cho vay, thời hạn cho vay

Dưới đây là mức cho vay tối đa (lần/lương/tháng) sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng tại PG Bank, Techcombank và NCB đối với cán bộ quản lý và nhân viên:

Thời hạn cho vay

(tháng) PG Bank Techcombank NCB 12 9 8 6 18 13 10 8 24 17 12 10 30 21 15 12 36 25 20 18

Bảng 3: Mức cho vay tiêu dùng tín chấp đối với nhân viên tại PG Bank,Techcombank và NCB giai đoạn 2010-2014 (Nguồn: Tài liệu nội bộ PG Bank, Techcombank và NCB)

Nhìn chung mức cho vay tối đa tín chấp tiêu dùng tại Techcombank và NCB thấp hơn PG Bank, vì vậy khi phát sinh rủi ro tín dụng thì tổn thất sẽ ít hơn so với PG Bank. Tương tự như khoản vay có TSBĐ, định kỳ ba/sáu tháng hoặc đột xuất, CBQHKH phải thực hiện kiểm tra khách hàng vay để đảm bảo mục đích quản trị rủi ro tín dụng và tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý ngay khi thấy khoản vay có dấu hiệu khơng bình thường. u cầu đơn vị quản lý của khách hàng và người đồng trách nhiệm cùng phối hợp xử lý các tình huống rủi ro phát sinh.

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát tại (Phụ lục số 05-Bảng 01) thì PG Bank không tổ chức đào tạo về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong việc thẩm định khách hàng nên dẫn đến khoản vay chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu với sự đồng tình của đa số cán bộ ngân hàng với điểm trung bình 4.54. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng, rủi ro tín dụng do áp lực chỉ tiêu tín dụng cao đối với khách hàng cá nhân nên CBQHKH chủ yếu tập trung vào tìm kiếm khách hàng mà khơng quan tâm đến chất lượng không nhiều người đồng ý, phần lớn họ rất phân vân với ý kiến này. Như vậy, rõ ràng do các chính sách của PG Bank dẫn đến các cán bộ thẩm định các dự án có chun mơn và kinh nghiệm non yếu là nguyên nhân chính gây nên rủi ro tín dụng.

Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân chủ quan phát sinh từ phía ngân hàng thì khách hàng cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng, theo kết quả khảo sát thì đối với khách hàng, mức điểm trung bình là 4.005 (Phụ lục số 05-Bảng 04), cho thấy rằng khá nhiều người đồng tình với lý do dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là do khách hàng cố tình làm giả hồ sơ nhằm được ngân hàng cho vay, chính điều này đã làm cho ngân hàng khơng kiểm sốt được thực trạng của khách hàng và việc mất nguồn vốn khá lớn là dễ hiểu.

Trên là quy định về cho vay tín chấp tiêu dùng tại PG Bank, qua đó ta cũng thấy được phần nào những điểm hạn chế của PG Bank trong việc cho vay tín chấp

làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Sau đây là việc kiểm sốt thẩm định tín dụng tại Phịng Kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (PG bank) (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)