6. Cấu trúc luận văn
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại PG Bank giai đoạn 2010-2014
2.3.3 Kiểm sốt rủi ro tín dụng
Kiểm sốt việc thẩm định tín dụng
Lãnh đạo Phòng Kinh doanh thực hiện kiểm soát báo cáo thẩm định của CBQHKH. Sau khi kiểm soát, tuỳ theo khoản vay thuộc điều kiện nào dưới đây sẽ chuyển cho cấp thẩm quyền phê duyệt và nếu khoản vay yêu cầu có ý kiến thẩm định rủi ro độc lập thì sẽ chuyển P.QLRR trước khi trình cấp phê duyệt.
Điều kiện 01: Khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh mà khơng phải có ý kiến thẩm định rủi ro độc lập
Điều kiện 02: Khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh mà phải có ý kiến thẩm định rủi ro độc lập.
Điều kiện 03: Khoản vay thuộc thẩm quyền xét duyệt của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phê duyệt .
Tại Techcombank, tuỳ theo thẩm quyền phê duyệt tín dụng đã đề cập phần trên mà hồ sơ vay vốn được trình lên các cấp chuyên gia phê duyệt tương ứng thuộc Khối Quản trị rủi ro mà thẩm quyền phê duyệt tại Techcombank chặt chẽ và đảm bảo an tồn tín dụng hơn do đó hầu hết các hồ sơ vay với mức cho vay tương đối cao đều qua cơng tác thẩm định của quản trị rủi ro tín dụng độc lập. Tuy nhiên, nếu so sánh với NCB thì PG Bank đảm bảo an tồn tín dụng hơn do mức thẩm quyền phê duyệt tín dụng đã phân tích trên và một phần tại NCB Phịng Quản lý rủi ro tín dụng khơng tham gia vào việc thẩm định tín dụng khách hàng mà chỉ thực hiện ban hành các văn bản liên quan đến tín dụng và đưa ý kiến về các sản phẩm tín dụng ban hành. Các hồ sơ vay của khách hàng tuỳ theo phân luồng thẩm định sẽ qua Phịng Tái thẩm định tín dụng nhưng nhiệm vụ của Phòng Tái thẩm định là kiểm sốt lại nội dung thẩm định và trình cấp phê duyệt chứ không đưa ý kiến thẩm định rủi ro độc lập như Phịng Quản lý rủi ro tín dụng.
Chức năng thẩm định rủi ro độc lập thuộc về Phịng Quản lý rủi ro tín dụng, CVQLRRTD thực hiện việc thẩm định rủi ro độc lập đưa ra ý kiến về khoản vay sau đó trình lên Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh (đối với khoản vay thuộc điều kiện 02) hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, HĐTD (đối với khoản vay thuộc điều kiện 03). Đối với các khoản vay không cần ý kiến thẩm định rủi ro độc lập theo quy định của PG Bank tuy nhiên Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh cần ý kiến thẩm định rủi ro độc lập thì vẫn có thể u cầu Phịng Quản lý rủi ro tín dụng thẩm định. Việc ban hành quy định về thẩm định rủi ro độc lập theo ý kiến nhiều cán bộ cho rằng đã hạn chế được rủi ro tín dụng phát sinh với điểm trung bình 4.52
(Phụ lục số 05-Bảng 08).
Ý kiến thẩm định rủi ro độc lập phải độc lập với chi nhánh có thể ghi trực tiếp vào báo cáo thẩm định của chi nhánh hoặc lập thành văn bản riêng.
Tại Techcombank việc thẩm định rủi ro độc lập cũng được thực hiện tương tự như PG Bank và NCB thì khơng có bước này.
Phê duyệt
Phê duyệt 1 (Điều kiện 01và 02) Phê duyệt 2 (Điều kiện 03)
Tại Techcombank tuỳ theo thẩm quyền phê duyệt mà hồ sơ sẽ được CBQHKH trình lên cấp phê duyệt. Nếu hồ sơ thuộc thẩm quyền của các chuyên gia phê duyệt thuộc Khối Quản trị rủi ro thì hồ sơ sau khi được lãnh đạo Phòng Kinh doanh kiểm sốt thì sẽ trình lên Khối Quản trị rủi ro để phê duyệt. Cịn tại NCB thì trình tự phê duyệt tương tự PG Bank chỉ khác là khơng có sự tham gia thẩm định rủi ro độc lập của Phịng Quản lý rủi ro tín dụng.
Bước 2: Thoả thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng
Hình 2.11: Các bước thoả thuận và ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng (Nguồn: Tài liệu nội bộ PG Bank)
Lập thơng báo tín dụng
Chuẩn bị và hoàn thiện hồ
sơ khoản vay
Ký kết hợp đồng văn bản
Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ khoản vay Soạn thảo các hợp đồng văn bản
CBQHKH chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh (sau khi khách hàng đồng ý chấp thuận vay vốn với những điều kiện nêu trong thơng báo tín dụng) để Phịng Quản lý tín dụng soạn thảo các hợp đồng văn bản cần thiết bao gồm: Hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản và các văn bản liên quan khác…CBQLTD thực hiện soạn thảo các hợp đồng, văn bản, sau khi soạn thảo xong, Trưởng/Phó Phịng Quản lý tín dụng kiểm sốt lại nội dung các hợp đồng, văn bản và ký nháy vào phần cuối cùng của từng trang tài liệu. Sau đó, CBQLTD chuyển lại các hợp đồng văn bản cho CBQHKH để chuyển khách hàng ký. Đối với hợp đồng ký kết giữa PG Bank và khách hàng theo yêu cầu phải thực hiện ký kết tại Phịng cơng chứng thì CBQHKH và CBQLTD hẹn khách hàng để thực hiện ký kết tại Phịng cơng chứng.
Việc soạn thảo và ký kết hợp đồng tại NCB hồn tồn do Phịng Quản lý tín dụng thực hiện, từ việc soạn thảo và cơng chứng, khơng có sự tham gia của CBQHKH như PG Bank để hạn chế sự thông đồng giữa CBQHKH và khách hàng. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trường hợp CBQLTD có sự thơng đồng với CBQHKH. Việc xây dựng mơ hình có sự tham gia của Phịng Quản lý tín dụng được sự đồng tình rất lớn của cán bộ nhân viên ngân hàng PG Bank với điểm trung bình lên đến 4.58 được trình bày tại (Phụ lục số 05-Bảng 08). Từ kết quả trong bảng thống kê kết quả khảo sát ta nhận thấy, có khá ít người cho rằng Phịng Quản lý tín dụng chịu sự chi phối của chi nhánh do đó khơng đảm bảo được tính minh bạch trong việc soạn thảo hợp đồng, văn bản cấp tín dụng với điểm trung bình phân tích chỉ bằng 2.095 và ngược lại, rất nhiều sự đồng ý cho rằng, các hợp đồng, văn bản do Phịng Quản lý tín dụng soạn thảo khơng được kiểm sốt về mặt nội dung bởi hội sở chính có thể phát sinh rủi ro tín dụng.
Tại Techcombank việc soạn thảo các loại hợp đồng, văn bản liên quan thuộc trách nhiệm của Trung tâm kiểm sốt tín dụng (CCA) trực thuộc Hội sở. Sau khi có phê duyệt của cấp có thẩm quyền, CBQHKH sẽ scan toàn bộ hồ sơ khoản vay và
chuyển lên CCA thực hiện các hợp đồng, văn bản liên quan.Sau khi soạn thảo xong, kiểm soát viên tại CCA sẽ kiểm sốt về mặt hình thức và nội dung hợp đồng sau đó chuyển về CBQHKH để chuyển khách hàng ký. Do tất cả hồ sơ đều được thực hiện soạn thảo tập trung tại Hội sở nên có thể thống nhất về mặt nội dung và đảm bảo an toàn về mặt pháp lý hơn so với để CBQLTD chi nhánh soạn như PG Bank và NCB. Tuy nhiên, khi thực hiện công chứng các loại hợp đồng liên quan đến tài sản thì CBQHKH trực tiếp đi với khách hàng mà khơng có sự tham gia của CBQLTD như PG Bank và NCB, điều này gây rủi ro nếu CBQHKH thơng đồng với khách hàng có thể gây vơ hiệu hợp đồng. Bên cạnh đó, việc cán bộ thuộc CCA tại Techcombank thực hiện soạn thảo hợp đồng, văn bản dựa trên hồ sơ scan có thể gây ra sai sót do chất lượng bản scan hoặc do CBQHKH cố tình làm sai lệch thơng tin trên bản scan hồ sơ dẫn đến nội dung không đúng với phê duyệt gây rủi ro tín dụng.
Hồn thiện hồ sơ, chuyển hồ sơ, tài liệu cho khách hàng
CBQHKH chuyển các hồ sơ, văn bản cho khách hàng ký và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
CBQHKH phối hợp với Phịng Quản lý tín dụng thực hiện các bước cần thiết trong quá trình nhận TSBĐ trước khi ký hợp đồng bảo đảm. Trường hợp khách hàng bàn giao hồ sơ tài sản ngay khi ký kết hợp đồng TSBĐ, Phòng Quản lý tín dụng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện nhập kho TSBĐ theo quy định của PG Bank.
CBQHKH phối hợp với Phịng Kế tốn giao dịch hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục mở tài khoản tại PG Bank và CIF cho khách hàng (đối với khách hàng chưa có CIF và chưa có tài khoản tại PG Bank).
Như đã phân tích trên tại Techcombank việc công chứng và ký kết các loại hợp đồng, văn bản sẽ do CBQHKH thực hiện mà khơng có sự tham gia của Phịng Quản lý tín dụng như PG Bank và NCB, thêm vào đó cơng tác nhập kho TSBĐ cũng do CBQHKH thực hiện một mình, CCA chỉ kiểm tra, kiểm sốt thơng qua bản scan các loại hợp đồng, văn bản sau khi khách hàng đã ký kết, do đó việc phát sinh rủi ro do sai sót hoặc việc cố ý vi phạm gây thất thoát nguồn vốn ngân hàng rất dễ xảy ra. Tại PG Bank và NCB tuy khơng có sự kiểm sốt của Hội sở về việc soạn
thảo và ký kết các loại hợp đồng, văn bản nhưng có Phịng Quản lý tín dụng tại chi nhánh trực tiếp thực hiện và kiểm soát khơng để CBQHKH tự ý làm một mình, do đó hạn chế phần nào sự tham gia của CBQHKH.
Ký kết các hợp đồng, văn bản
Sau khi khách hàng đã ký các hợp đồng, văn bản cần thiết và chuyển lại cho CBQHKH, CBQHKH chuyển toàn bộ các hợp đồng văn bản cho Phịng Quản lý tín dụng trình lên Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh để ký kết các hợp đồng, văn bản.
Trường hợp các hợp đồng ký kết giữa PG Bank và khách hàng theo yêu cầu phải thực hiện ký kết tại Phịng cơng chứng Nhà nước thì căn cứ vào quyết định về uỷ quyền của Tổng Giám đốc, Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh trực tiếp ký kết hợp đồng hoặc Giám đốc thực hiện uỷ quyền lại cho cán bộ Phòng Quản lý tín dụng đại diện cho PG Bank ký kết hợp đồng.
Bước 3: Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đơn đốc thu hồi nợ gốc,
lãi vay
Hình 2.12: Các bước giải ngân, giám sát và thu hồi nợ tại PG Bank (Nguồn: Tài liệu nội bộ PG Bank) (Nguồn: Tài liệu nội bộ PG Bank)
Hồn thiện hồ sơ giải ngân, lập tờ trình giải ngân
Sau khi đã hoàn thiện các điều kiện và hồ sơ cần thiết để giải ngân khoản vay theo nội dung đã phê duyệt và có đề nghị giải ngân gửi PG Bank, CBQHKH lập tờ trình giải ngân, đồng thời ký nháy vào giấy nhận nợ (việc lập tờ trình giải ngân chỉ áp dụng với các khoản giải ngân theo hạn mức đã được cấp hoặc giải ngân để thanh
Hồn thiện hồ sơ giải ngân,
lập tờ trình giải ngân
Kiểm sốt hồ sơ giải ngân
Ký duyệt tờ trình, giấy nhận nợ Kiểm soát và hạch toán giải ngân Chuyển tiền
giải ngân cho khách hàng Kiểm tra sau
toán L/C đối với những L/C đã được phê duyệt mở tại PG Bank. Các trường hợp giải ngân khác sử dụng báo cáo thẩm định đã được phê duyệt theo trình tự trên).
Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh phối hợp với CBQHKH hoàn thiện thủ tục nhận TSBĐ và phối hợp với Phịng Kế tốn giao dịch nhập kho TSBĐ trước khi giải ngân theo quy định của PG Bank.
Tại Techcombank, tất cả hồ sơ giải ngân đều được giải ngân tập trung tại CCA trực thuộc Hội sở . Sau khi hoàn tất việc ký kết, công chứng các loại hợp đồng, văn bản và hồn thiện, nhập kho TSBĐ cũng như hạch tốn, khai báo TSBĐ và hạn mức (đối với khoản vay theo hạn mức), CBQHKH scan toàn bộ hồ sơ giải ngân bao gồm tờ trình giải ngân (đối với vay hạn mức) gửi lên CCA để thực hiện giải ngân. Nếu Chuyên viên CCA kiểm tra hồ sơ khơng đầy đủ theo checklist theo quy định thì có thể trả hồ sơ về để CBQHKH hồn thiện. Ta có thể thấy việc giải ngân tập trung như Techcombank hạn chế rủi ro hơn PG bank đối với giải ngân không đúng theo phê duyệt cũng như đảm bảo Hội sở kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, phòng giao dịch, giúp việc giải ngân minh bạch, an tồn hạn chế việc CBQHKH thơng đồng với khách hàng gây thất thoát nguồn vốn ngân hàng. Tuy nhiên, việc giải ngân tập trung như Techcombank gây mất thời gian cho khách hàng do số lượng hồ sơ xử lý quá nhiều nhưng số lượng Chun viên CCA thì q ít. Bên cạnh đó, NCB việc giải ngân hồn tồn thuộc về trách nhiệm của Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh tương tự như PG Bank.
Kiểm soát hồ sơ giải ngân
Sau khi CBQHKH hoàn thành tờ trình giải ngân theo đề nghị khách hàng hoặc báo cáo thẩm định đã được phê duyệt, lãnh đạo Phòng Kinh doanh thực hiện việc kiểm tra lại hồ sơ giải ngân, nếu hồ sơ giải ngân đáp ứng đầy đủ theo nội dung phê duyệt thì ký kiểm sốt vào tờ trình giải ngân (nếu có), ký nháy vào giấy nhận nợ và chuyển cho Phịng Quản lý tín dụng thực hiện giải ngân.
Sau khi Ban Giám đốc chi nhánh ký duyệt tờ trình giải ngân (nếu có), giấy nhận nợ, CBQLTD thực hiện kiểm tra lại toàn bộ các hồ sơ trước khi giải ngân, yêu cầu CBQHKH bổ sung các chứng từ còn thiếu hoặc điều chỉnh các nội dung có sai sót.
Phịng Quản lý tín dụng chi nhánh chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc kiểm tra hồ sơ giải ngân trước khi giải ngân tiền cho khách hàng. Việc kiểm tra hồ sơ giải ngân được thực hiện theo hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tín dụng tại PG Bank số 265/2014/QĐ-TGĐ ngày 30/10/2014. Trong đó ngồi việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và hồ sơ TSBĐ đã thực hiện ở giai đoạn trước đó thì việc kiểm tra các chứng từ giải ngân sẽ do CBQLTD thực hiện. Đối với khách hàng cá nhân .chứng từ giải ngân tương đối đơn giản như: vay mua xe thì có hợp đồng mua bán, đề nghị thanh toán, giấy hẹn (đối với xe mới)/cavet (đối với xe cũ), hoá đơn GTGT…, đối với vay mua nhà/căn hộ thì có hợp đồng mua bán căn hộ. giấy chứng nhận quyền sở hữu...còn đối với khách hàng doanh nghiệp thì chứng từ giải ngân tương đối nhiều và phức tạp hơn khách hàng cá nhân. Dưới đây là quy định về việc kiểm tra hồ sơ giải ngân của Phịng Quản lý tín dụng đối với mục đích vay bổ sung vốn lưu động dưới nhiều hình thức. Ở đây chỉ liệt kê một số chứng từ trọng yếu và cần thiết tại (Phụ lục số 12).
Việc kiểm tra hồ sơ giải ngân đối với mục đích bổ sung vốn lưu động tại PG Bank tương đối chặt chẽ so với với Techcombank và NCB.Tuy nhiên, có một vài điểm hạn chế so với Techcombank và NCB về việc không yêu cầu hợp đồng ngoại có chữ ký tươi và dấu đỏ của người bán dễ dẫn đến tình trạng khách hàng tự làm giả hồ sơ, chứng từ để giải ngân cho mục đích khơng đúng như cam kết với ngân hàng ban đầu làm phát sinh rủi ro tín dụng và ý kiến này cũng được sự đồng tình của đa số cán bộ ngân hàng theo bảng tổng hợp kết quả khảo sát tại (Phụ lục số 05-Bảng
09), với điểm trung bình là 4.51. Bên cạnh đó, việc cán bộ ngân hàng không cần
phải kiểm tra mặt hàng khách hàng mua bán có trong giấy phép đăng ký kinh doanh hay không trong vay vốn bổ sung vốn lưu động, do đó đã gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng cũng được nhiều ý kiến quan tâm.
Theo quy định của PG Bank, các loại hồ sơ, chứng từ khách hàng cung cấp yêu cầu bản photo đối chiếu của CBQHKH thực hiện có thể gây rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng . Đồng thời, việc khơng quy định thời hạn bổ sung chứng từ giải ngân như hoá đơn lại là nhược điểm lớn của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại PG
Bank do tuỳ từng trường hợp và tình hình sử dụng vốn thực tế của khách hàng mà ngân hàng có thể linh hoạt đối với chứng từ giải ngân và thời hạn bổ sung chứng từ, tuy nhiên bắt buộc phải quy định chi tiết và cụ thể thời hạn bổ sung chứng từ, và