Quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu đối tượng được bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ việt nam (Trang 29 - 30)

Tại các quốc gia công nghiệp phát triển, quyền sở hữu công nghiệp ñược coi là một yếu tố phát triển kỹ thuật và tiến bộ kinh tế. Còn ñối với các nước ñang phát triển, công nghiệp hoá là yêu cầu bắt buộc khẩn trương. Việc công nghiệp hóa, hiện ñại hoá ñòi hỏi trong giai ñoạn ñầu phải sử dụng một lượng lớn các kỹ thuật nước ngoài. Nhưng sự

GVHD: NGUYỄN PHAN KHÔI 30 SVTH: TRẦN THỊ HỒNG VÀNG

chuyển giao kỹ thuật chỉ thực hiện ñược trong bầu không khí tin cẩn. Vai trò chính yếu của quyền sở hữu công nghiệp là củng cố bầu không khí tin cẩn ñó. Bên mua kỹ thuật nhờ

vào bằng sáng chế, có thể biết rõ cái mình mua, còn bên bán thì có cảm giác có an toàn pháp lý hơn.

Trên phương diện quốc tế, ñã có nhiều công ước quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam ñã tham gia như: Công ước Stockholm về việc thành lập tổ chức sở

hữu trí tuệ thế giới, Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Thoả ước Madrid về ñăng ký quốc tế của nhãn hiệu, Hiệp ước hợp tác Patent, Hiệp ñịnh về bảo hộ

quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam- Thuỵ Sĩ 1999, Hiệp ñịnh thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2000…Trong ñó, nổi bật nhất là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Theo Công ước Paris, Sở hữu công nghiệp phải ñược hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo

ñúng nghĩa của chúng mà còn cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu vang, ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng, bia, hoa và bột.

Sau ñây là quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu đối tượng được bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ việt nam (Trang 29 - 30)