KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cơ khí ô tô tại khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (Trang 55)

4.1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố then chốt tác động tích cực đến ngành cơ khí ơ tơ Chu Lai bao gồm: hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (đường cao tốc, sân bay, bến cảng thông suốt), đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, các thể chế hỗ trợ khá hiệu quả, chiến lược kinh doanh sản xuất động cơ của THACO khá bền vững, hoạt động của THACO xuyên suốt từ khâu SX lắp ráp cho đến hoạt động kinh doanh, hậu cần, sửa chữa, logistics, doanh số bán hàng ô tô khách, ô tô tải và một phần ô tô con đang tăng trưởng khá trên thị trường nội địa. Với tỷ lệ đóng góp rất lớn cho ngân sách địa phương và tác động lan tỏa từ những dự án động lực của THACO, ngành cơ khí ơ tơ đã dần định hình được vị trí quan trọng đối với việc thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương.

Các yếu tố tác động tiêu cực như tính cạnh tranh nội ngành, điều kiện cầu trên thị trường còn yếu, đội ngũ kỹ sư, chun gia cịn thiếu, hạ tầng tài chính chưa hồn thiện, quy hoạch ngành cịn chưa cụ thể. Đặc biệt, ngành cơ khí ơ tơ Chu Lai chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp SX trong và ngồi nước, các hoạt động sơi động nhất xuất phát từ Khu phức hợp ô tô của THACO.

Trong những yếu tố này, CNHT là yếu tố đáng chú ý nhất. Phát triển Khu CNHT ngành cơ khí ơ tại Chu Lai là chủ trương lớn của UBND tỉnh Quảng Nam nhằm phát huy lợi thế so sánh từ nguồn nguyên liệu và năng lực nội sinh từ dự án động lực của Khu phức hợp cơ khí ơ tơ Chu Lai - Trường Hải. Xây dựng Khu CNHT cho ngành là vấn đề khả thi, then

chốt nhất để nâng cao NLCT ngành cơ khí ơ tơ Chu Lai.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng cần tính tốn đến dung lượng thị trường đủ lớn để các nhà cung ứng linh kiện, phụ tùng có thể cạnh tranh về giá với linh kiện ngoại nhập, phát huy lợi thế kinh tế theo quy mơ. Vì vậy, CNHT tại Chu Lai phát triển cần những chính sách thúc đẩy từ hai phía: phía các nhà cung ứng linh phụ kiện và phía các nhà SX lắp ráp ơ tơ. Đằng sau đó là doanh số tiêu thụ ơ tơ trong nước, một thị trường vẫn cịn khiêm tốn ở mức 120.000 xe/năm. Vì vậy, đây là một thất bại thị trường giữa cung và cầu rất cần sự can

THACO thì khơng thể đảm bảo đủ thị trường tiêu thụ, cần tính đến cả khu vực DHMT, cả nước và kế cả xuất khẩu.

4.2 Khuyến nghị chính sách

Thứ nhất, chính quyền địa phương sẽ thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu CNHT ngành cơ khí ơ tơ, xúc tiến việc quy hoạch sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng ban

đầu, hạ tầng trong và ngồi hàng rào Khu CNHT ngành cơ khí tại Chu Lai với các vấn đều chủ yếu như: hiện đại hóa hệ thống cung cấp điện, nước, thơng tin, dịch vụ hải quan, giao thông; xử lý chất thải, nước thải; nhà ở và các cơng trình dịch vụ, văn hóa, xã hội; đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường liên vùng, liên tỉnh

Thứ hai, cơ chế đất đai và ưu đãi về đất rất quan trọng. Trong khuôn khổ ưu đãi của Chu

Lai, Quảng Nam tiếp tục hồn thiện các cơ chế, chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tránh các chính sách ưu đãi “cạnh tranh xuống đáy”. Triển khai giải phóng mặt bằng theo hình thức cuốn chiếu theo từng giai đoạn cụ thể, đảm bảo quỹ đất sạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án.

Thứ ba, xác định thu hút đầu tư các DN cơ khí ơ tơ là vấn đề nịng cốt để tạo dung lượng thị trường đủ lớn cho ngành CNHT, Quảng Nam nên tổ chức khảo sát và lập một số dự án

trọng điểm cần kêu gọi đầu tư vào Khu CNHT. Từ đó, giới thiệu tại các Hội nghị/Hội thảo xúc tiến đầu tư CN hỗ trợ hoặc gửi trực tiếp cho các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài vùng để kêu gọi đầu tư.

Thứ tư, liên kết Vùng DHMT có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển Khu CNHT, khơng chỉ về dung lượng thị trường mà cịn tạo ra điểm sáng để thu hút đầu tư

Thứ năm, chính quyền địa phương tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho THACO và các nhà đầu tư khác ngành cơ khí ơ tơ tại Chu Lai vì đây là ngành có rào cản gia nhập lớn,

chú trọng phát triển dịch vụ tài chính cịn yếu kém, thu hút đội ngũ kỹ sư, chuyên gia.

Thứ sáu, chính quyền địa phương khơng nên chọn ngành CNHT một cách chủ quan, để DN tự chọn theo cơ chế thị trường. Có thể khuyến khích DN phát triển CNHT từ nguồn nguyên liệu địa phương như cao su để làm lốp xe, cát để làm khuôn đúc....

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Công thương (2004), Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN ngày 27/10/2004 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn DN sản xuất, lắp ráp ô tô.

2. Bộ Công thương (2012), “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2012 và kế hoạch năm 2013”, Bộ Công thương Việt Nam, truy cập ngày 15/4/2014 tại địa chỉ:

http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Thongke.aspx?Machuyende=TK&ChudeID=52. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày

01/10/2004 về việc phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ơtơ

4. BQL Khu KTM Chu Lai (2011), “Khu KTM Chu Lai và sự mở ra một thời kỳ phát triển các Khu kinh tế ở Việt Nam”, Báo cáo tại Hội thảo “Tái cơ cấu nền kinh tế,

đổi mới mơ hình tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam”, Hà Nội.

5. Chính phủ (2003a), Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 về việc thành

lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu KTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam.

6. Chính phủ (2003b), Quyết định số 184/2003/QĐ-TTg ngày 08/9/2003 về việc thành

lập Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

7. Chính phủ (2004a), Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/3/2004 về những định hướng chính cho sự phát triển Kinh tế - xã hội của Miền Trung Việt Nam - Khu vực Kinh tế trọng điểm đến 2010, tầm nhìn đến 2020.

8. Chính phủ (2004b), Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 về việc phê

duyệt Quy hoạch phát triển ngành CN ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020.

9. Chính phủ (2004c), Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg ngày 22/12/2004 về các giải pháp

10. Chính phủ (2006), Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2006 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CN của Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.

11. Chính phủ (2008), Quyết định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

12. Chính phủ (2010), Quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 03 tháng 03 năm 2010 về

việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.

13. Chính phủ (2011a), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày ngày 24 tháng 02 năm 2011 về chính sách phát triển một số ngành CNHT.

14. Chính phủ (2011b), Quyết định số 1483/20011/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

15. Chính phủ (2013), “Tọa đàm trực tuyến về Khu KTM Chu Lai”, Báo điện tử Chính

phủ, truy cập ngày 11/10/2013 tại địa chỉ:

http://baodientu.chinhphu.vn/Tieu-diem/Toa-dam-truc-tuyen-ve-Khu-kinh-te-mo- Chu-Lai/178608.vgp.

16. Cục thống kê tỉnh Quảng Nam (2012a), Kinh tế - xã hội Quảng Nam 15 năm (1997-

2011).

17. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2012b), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê. 18. Công ty cổ phần chứng khoán KIS Việt Nam (2011), Báo cáo ngành thép Việt

Nam.

19. Mazur, E., Dapice, David O. và Vũ Thành Tự Anh (2008), Khu KTM Chu Lai và sự

phát triển nơng thơn: Phịng thí nghiệm cho đổi mới thể chế và chính sách của một nền kế hoạch hóa tập trung, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Hà Nội.

20. Ohno, Kenichi (2006), Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà

sản xuất Nhật Bản – tập 1, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF), Hà Nội.

21. Ohno, Kenechi và đ.t.g (2010), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (tập 1), Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Hà Nội.

22. Perkins, Dwight H. et al. (2006), “Ngành công nghiệp”, Kinh tế học của sự phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

23. Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) (2013), “Quảng Nam”, Chỉ

số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, truy cập ngày 20/5/2014 tại địa chỉ:

24. Nguyễn Thị Xuân Thúy (2006), “Công nghiệp hỗ trợ: Tổng quan về khái niệm và sự phát triển”, Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Tập 1, tr. 29-51.

25. Tổng Cục Hải quan (2013), “Tổng quan tình hình nhập khẩu ơ tơ ngun chiếc, xe máy nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng ô tô, xe máy của Việt Nam trong năm 2012”, Hải quan Việt Nam, truy cập ngày 17/4/2014 tại địa chỉ:

http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=221&C ategory=Ph%C3%A2n+t%C3%ADch+chuy%C3%AAn+%C4%91%E1%BB%81 &Group=Ph%C3%A2n+t%C3%ADch+th%E1%BB%91ng+k%C3%AA.

26. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám Thống kê năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội 27. Trần Thanh Tùng (2005), “Tính hai mặt của chính sách bảo hộ kinh tế”, Phát triển

kinh tế ở Đông và Đông Nam Á, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

28. Trần Thủy (2014), “Việt Nam xuất khẩu ôtô: Tin được không?”, Báo điện tử Vietnamnet, truy cập ngày 27/4/2014 tại địa chỉ:

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/167023/viet-nam-xuat-khau-oto--tin-duoc-khong- .html.

29. UBND tỉnh Quảng Nam (2008), Quyết định số 35/2008/QĐ-UBND ngày 17/9/2008

về ủy quyền và giao nhiệm vụ cho Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai.

30. UBND tỉnh Quảng Nam, Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 24/4/2014 về Quy hoạch phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

31. Wikipedia (2013), “Liên kết dọc”, Wikipedia, truy cập ngày 13/4/2014 tại địa chỉ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_k%E1%BA%BFt_d%E1%BB%8Dc.

TIẾNG ANH

32. Athukorala, Prema-chandra (2006), “Trade Policy Reforms and the Structure of Protection in Vietnam”, The World Economy, pp. 161–187.

33. Investopedia (2014), “Definition of Vertical Integration”, Investopedia, truy cập

ngày 11/4/2014 tại địa chỉ:

http://www.investopedia.com/terms/v/verticalintegration.asp.

http://www.cnbc.com/id/101321938.

36. Nippon Koei Co., Ltd. (ITOCHU Corporation) (2007), Study on Da Nang-Quang Ngai Expressway Project in the Socialist Republic of Vietnam.

37. Porter, Michael E. (1990), The Competitive Advantage of the Nations, The Free

Press, New York.

38. Porter, Michael E. (1998), Clusters and New Economics of Competition, Harvard

Business Review.

39. Porter, Michael E. (2008), On Competition, Updated and Expanded Edition Boston

- Harvard Business School Press.

40. VAMA (2013), Sales record of vehicles assembled in Vietnam in 2013.

41. Wikipedia (2014), “Horizontal integration”, Wikipedia, truy cập ngày 13/4/2014 tại địa chỉ:

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Các khái niệm

Cơ khí ơ tơ (automotive engineering) là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý và phương

pháp công nghệ gia công kim loại và hợp kim để chế tạo các chi tiết máy hoặc kết cấu máy, phục vụ cho công tác thiết kế và sản xuất ơ tơ (lý thuyết ngành cơ khí ơ tơ)

Khu Kinh tế mở (Open Economic Zone) là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc

lãnh thổ và chủ quyền quốc gia nhưng có khơng gian kinh tế riêng biệt, có mơi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất theo các quy định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật - xã hội và chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu(Chính phủ, 2008)

Khu cơng nghiệp (Industrial Park) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực

hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định(Chính phủ, 2008)

Khu kinh tế (Economic Zone) là khu vực có khơng gian kinh tế riêng biệt với mơi trường

đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đơ thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế(Chính phủ, 2008)

Chi tiết máy (detail machine) là phần tử có cấu tạo hồn chỉnh, thực hiện một nhiệm vụ

nhất định trong máy và không thể tháo rời hơn được nữa (theo lý thuyết ngành cơ khí)

Linh kiện (part, component) là các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, là những sản phẩm đã

hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của linh kiện ô tô (Bộ Khoa học và công nghệ, 2004)

bơm xăng, lốc lạnh, lọc gió, đèn pha, đĩa phanh, lị xo giảm xóc, cảm biến nhiệt độ động cơ…

Linh phụ kiện là hình thức viết tắt của linh kiện và phụ tùng

Lắp ráp ô tô (assembly automobile)là quá trình lắp ráp từ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ

phận và tổng thành tạo ra ơ tơ hồn chỉnh (Bộ Cơng thương, 2004)

Lắp ráp tổng thành (complete production)là lắp ráp từ các chi tiết thành các cụm chi tiết

hoàn chỉnh như: động cơ, hộp số, khung, vỏ, buồng lái, khoang hành khách, thùng chở hàng...(Bộ Công thương, 2004)

Lắp ráp CKD là việc sử dụng các linh kiện đồng bộ từ nguồn nhập khẩu để lắp ráp thành

ơ tơ hồn chỉnh.

Lắp ráp IKD là việc sử dụng các linh kiện không đồng bộ từ nguồn nhập khẩu và các linh

kiện nội địa hóa để lắp ráp thành ơ tơ hồn chỉnh.

Tỷ lệ nội địa hóa của ơ tơ là tỷ lệ phần trăm của linh kiện nội địa hóa so với ơ tơ hồn

chỉnh.

Liên kết dọc (vertical linkage) là mơ hình chiến lược, trong đó mục tiêu chính là tạo mối

liên kết giữa bản thân DN và các đối tác liên quan trực tiếp đến họ như các nhà cung cấp và nhà phân phối (Wikipedia, 2013)

Tích hợp theo chiều dọc (vertical intergration) là quá trình DN mở rộng quy mô ra hơn

một giai đoạn liên tục trong một q trình chuyển hố nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng, bằng cách sở hữu nhà cung ứng hoặc nhà phân phối. Tích hợp dọc giúp các cơng ty giảm chi phí và nâng cao hiệu quả bằng cách giảm chi phí vận chuyển và giảm thời gian quay vịng sản xuất. Tuy nhiên, DN dựa vào chuyên môn và quy mơ kinh tế của nhà cung cấp khác có thể hoạt động hiệu quả hơn (Investopedia, 2014)

Liên kết ngang (horizontial intergration) là một mơ hình chiến lược khi DN tạo ra hoặc

mua lại đối thủ cạnh tranh có hoạt động tương đương trong chuỗi giá trị ngành để tạo thế độc quyền (Wikipedia, 2014)

Tích hợp hệ thống (systems intergration) là thuật ngữ có hai nội hàm tương tự như hai

mặt của R&D. Hoạt động đầu tiên thuộc q trình nội bộ khi tích hợp đầu vào cần thiết để sản xuất một sản phẩm mới. Mặt thứ hai được thừa nhận là quan trọng hơn trong những năm gần đây, liên quan đến hoạt động bên ngoài DN khi họ tích hợp các bộ phận, linh kiện, kỹ năng và kiến thức từ các DN khác, bao gồm các nhà cung ứng, người sử dụng, đối tác để phân phối ra thị trường ngày càng nhiều những sản phẩm và hệ thống phức hợp. Cả hai mặt của hệ thống tích hợp đã vượt xa những vấn đề về kỹ thuật, nó trở thành một chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh trọng tâm của nhiều tập đoàn dẫn đầu thế giới, bao gồm: General Electric, Dell, Ford, IBM, Hewlett-Pacơ khíard, Cable & Wireless, Siemen, Nokia, Rolls-Royce và Boeing. Chủ yếu trong lĩnh vực ô tô, máy bay và vi mạch điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cơ khí ô tô tại khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)