Thuật ngữ CNHT được sử dụng phổ biến ở các nước công nghiệp trẻ ở châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, nơi mà chi tiết các sản phẩm thường được gia công ở những đơn vị sản xuất khác với nơi chế tạo, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.
Với bản chất hỗ trợ và gắn kết với ngành cơng nghiệp chính, CNHT tiếp cận theo hai hướng: (1) “tồn bộ các ngành cơng nghiệp cung cấp đầu vào cho sản xuất công nghiệp” (nghĩa rộng); (2) “gắn với chức năng cung cấp linh kiện, phụ tùng, phương tiện và công cụ cho một số ngành công nghiệp nhất định” (nghĩa hẹp). Trong nghĩa hẹp, các học giả đều có chung quan điểm rằng CNHT bao gồm chức năng “cung cấp linh kiện, phụ tùng và công cụ”, nhưng chức năng “cung cấp phương tiện” thì khác nhau. Nhật Bản cho rằng các ngành sản xuất vật liệu cơ bản cũng thuộc về CNHT. Ở một phương diện khác, Bộ năng lượng Mỹ lại cho rằng các ngành dịch vụ hậu cần (kho bãi, logistic, bảo hiểm, tài chính…) và các quy trình sản xuất liên quan nên đưa vào phạm vi CNHT
Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEIT) chính thức định nghĩa về
công nghiệp hỗ trợ trong chương trình hành động phát triển công nghiệp hỗ trợ Châu Á (1993): Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện và vốn … cho các ngành công nghiệp lắp ráp ( bao gồm ô tô, điện và điện tử).
Văn phịng phát triển cơng nghiệp hỗ trợ, Thái Lan(Bureau of Supporting Industries
Development - BSID): Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành cơng nghiệp cơ bản (có nghĩa là các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ơ tơ, điện và điện tử là những ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng).
Hội đồng đầu tư, Thái Lan: Hội đồng đầu tư phân loại các ngành công nghiệp sản xuất
thành phẩm thành 3 bậc: lắp ráp, sản xuất linh kiện và phụ kiện, và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Năm sản phẩm chính của ngành cơng nghiệp hỗ trợ là gia công khuôn mẫu, gia
công áp lực, đúc và gia công nhiệt. => Theo cách hiểu của Thái Lan, công nghiệp hỗ trợ
không bao hàm việc chế tạo vật liệu cơ bản (như các loại sắt thép, nguyên vật liệu thô)
Bộ Năng lượng, Mỹ: “Công nghiệp hỗ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên
liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường”. Như vậy, công nghiệp hỗ trợ không chỉ đơn thuần là việc sản xuất linh kiện, phụ kiện mà còn bao gồm các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối, bảo hiểm.
Kenichi Ohno đưa ra mơ hình chia sẻ của các ngành công nghiệp hỗ trợ đặt trong khung
phân tích chuỗi giá trị, với mục tiêu xây dựng một chiến lược quốc gia về phát triển cơng nghiệp. Kenichi Ohno tổng qt hóa thành các nhóm ngành cơng nghiệp phụ trợ sẽ đóng vai trị đảm bảo q trình cơng nghiệp hóa :
- Các ngành cứng như sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện…
- Các ngành mềm như thiết kế sản phẩm, mua sắm, marketing quốc tế, viễn thông, vận tải, năng lượng, cấp nước…
- Các ngành phục vụ nhu cầu nội địa như thép, hóa chất, giấy, ximăng…
Theo Ohno, thuật ngữ các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan đến sản xuất theo kiểu lắp ráp. Các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm đòi hỏi những loại nguyên liệu đặc thù cho từng ngành, do đó khơng nhấn mạnh nhiều đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các chiến lược đầu tư vào thượng nguồn.