Đánh giá chính sách thu hút NNLCLC của tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công của tỉnh an giang (Trang 46 - 50)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thu hút NNLCLC của AG

2.2.4. Đánh giá chính sách thu hút NNLCLC của tỉnh An Giang

- Những mặt đạt được.

+ Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của tỉnh, cụ thể đến nay tỉnh An Giang đã ban hành 04 Nghị quyết, 01 Chỉ thị và 05 Quyết định.

+ Việc thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trị quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thúc đẩy cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ, nâng cao vị thế địa phương đồng thời góp phần bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

+ Việc triển khai chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đã có những tác động nhất định đến đội ngũ cơng chức, viên chức ở tỉnh.

* Phân tích số liệu nghiên cứu:

+ Theo ý kiến của những người được khảo sát, tác động lớn nhất của chính sách thu hút là việc thúc đẩy công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ (37,1%). Ngồi ra chính sách cịn có một số tác động khác đến đội ngũ công chức, viên chức như: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức (35,7%), góp phần bố trí, sử dụng hợp lý cán bộ, cơng chức, viên chức (35%), bổ sung trí thức trẻ cho các xã khó khăn miền núi (25,7%) và góp phần tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức (20%).

Bảng 5.2. Thống kê ý kiến cc, vc về tác động chính sách thu hút đến NNLCLC. Tiêu chí Rất khơng tác động Khơng tác động Khó trả lời Tác động nhưng chưa rõ Tác động rất rõ

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC 0 10 13,6 40,7 35,7

Thúc đẩy CBCC học tập nâng cao trình độ 0 9,3 14,3 39,3 37,1

Góp phần bố trí, sử dụng hợp lý CBCCVC 7 9,3 16,4 38,6 35

Góp phần tinh giản biên chế CBCCVC 7 12,1 25 42,1 20

Bổ sung trí thức trẻ cho các xã khó khăn 7 10,7 16,4 46,4 25,7

+ Có (42,1%) ý kiến đánh giá chính sách thu hút góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (34,3%), nâng cao vị thế của địa phương, (32,9%), góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cơng, 29,3% góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, (25,7%) góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh, (22,1%) nâng cao chỉ số Hiệu quả Quản trị và HCC cấp tỉnh, (18,6%) tạo ra sự chênh lệch về nhân lực giữa các địa phương. Có 15,7% ý kiến cho rằng chính sách thu hút khơng tác động đến việc thu hút nhân lực chất lượng cao đến các vùng kinh tế khó khăn.

Bảng 6.2. Thống kê ý kiến của cc, vc về tác động của CSTH đến phát triển KT-XH.

Tiêu chí Rất khơng tác động Khơn g tác động Khó trả lời Tác động nhưng chưa rõ Tác động rất rõ

Nâng cao vị thế của địa phương 0 6,4 17,9 41,4 34,3 Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 0 4,3 12,1 41,4 42,1 Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công 0 5,7 17,9 43,6 32,9 Góp phần thúc đẩy CCHC (PAR INDEX) 0 4,3 20,7 45,7 29,3 Góp phần nâng cao chỉ số (PCI) 5 5 25,7 43,6 25,7

- Những tồn tại, hạn chế.

+ Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức phục vụ trong nền công vụ của tỉnh từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn thấp so với khu vực tư. Do đó, việc thu hút sinh viên giỏi, xuất sắc, người có trình độ sau đại học vào phục vụ trong khu vực nhà nước hiện nay chưa thực sự hấp dẫn đối với đội ngũ này.

+ Chính sách thu hút, tạo nguồn chỉ thực hiện đối với nhóm đối tượng là cán bộ, cơng chức, viên chức. Đối với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên chỉ thực hiện đến khâu khảo sát về số lượng hàng năm. Việc rà soát, lập danh sách đối tượng từ sinh viên để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nguồn của Đề án 01- ĐA/TU chưa thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh chưa có cơ chế thu hút đối với lực lượng này. Cụ thể, văn bản của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức chỉ cho phép tuyển dụng không qua thi đối với sinh viên tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài (hai nhóm đối tượng này rất hiếm), trong khi đó người tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc (nhưng không phải thủ khoa), tốt nghiệp thạc sĩ loại khá, giỏi, tốt nghiệp tiến sĩ ở trong nước với các chuyên ngành phù hợp nhu cầu của địa phương thì tỉnh chưa được phép tuyển dụng đặc cách để tạo nguồn cán bộ.

+ Chính sách thu hút của tỉnh với hình thức trợ cấp một lần đối với cán bộ, các nhà khoa học trẻ an tâm ổn định cuộc sống khi chuyển công tác về tỉnh An Giang vẫn chưa được cải thiện tốt.

Góp phần nâng cao chỉ số Hiệu quả Quản trị và

HCC cấp tỉnh (PAPI) 7 7,9 12,1 47,1 22,1

Tạo sự chênh lệch về nhân lực giữa địa phương 7 10,7 25,7 44,3 18,6 Gây ra khó khăn về thu hút nhân lực chất lượng

+ Mặc dù chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh được điều chỉnh nhiều lần để phù hợp hơn so với thực tế. Tuy nhiên, đối tượng thu hút được tại An Giang chủ yếu là thạc sỹ và sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc. Từ năm 2010 đến nay, chưa thu hút được Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sỹ khoa học, tiến sỹ về công tác; đội ngũ tiến sĩ hiện có chủ yếu là do quy hoạch và cử đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước và ở nước ngoài.

+ Các quy định của Nhà nước về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, quản lý cơng chức, viên chức nhằm thực hiện chính sách thu hút hiện nay chưa thật sự đảm bảo yêu cầu thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong khu vực công.

* Phân tích số liệu nghiên cứu:

+ Trong các quy định hiện hành nhằm thu hút NNLCLC thì chính sách quản lý cơng chức, viên chức được đánh giá là “chưa đảm bảo” với tỷ lệ 25%. Kế đến là chính sách sử dụng với tỷ lệ 22,1%, đãi ngộ 18,6%, đào tạo, bồi dưỡng, 16,4% và tuyển dụng, 15,7% có ý kiến lựa chọn.

Bảng 7.2. Thống kê các ý kiến của cc, vc đánh giá các quy định hiện hành của NN.

Các khâu chủ yếu Hoàn toàn chưa đảm bảo

Chưa đảm

bảo Khó trả lời Đảm bảo

Hồn tồn đảm bảo

Tuyển dụng 25 15,7 38,6 19,3 1,4

Sử dụng 17,1 22,1 45 14,3 1,4

Đào tạo, bồi dưỡng 10 16,4 52,9 19,3 1,4

Đãi ngộ 22,9 18,6 37,9 16,4 4,3

Quản lý 13,6 25 43,6 14,3 3,6

- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

+ Chính sách thu hút của tỉnh vẫn chưa thật sự hấp dẫn so với các địa phương lân cận. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất cịn khó khăn, mơi trường làm việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương phục vụ cho công tác nghiên cứu, thực hành chuyên môn để tiếp tục phát huy tài năng tại địa phương cịn hạn chế.

+ Chính sách chưa được nghiên cứu đầy đủ, lĩnh vực thu hút còn mất cân đối, nhiều cơ quan chưa được tham gia xác định danh mục, lĩnh vực, đối tượng thu hút, chính sách chưa được quảng bá rộng rãi, nhiều sinh viên, nhiều cơ sở đào tạo chưa được tiếp cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công của tỉnh an giang (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)