I. Gợi ý chính sách để thốt nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long
Dự vào lý thuyết và kết quả nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, cùng với kết quả khảo sát hiện trạng ở 3 xã Phước Hậu, Long Phước, Tân Hạnh và kết quả hồi quy của mơ hình cho thấy khả năng thốt nghèo vẫn cịn ở mức trung bình so với bình quân chung của tỉnh. Mặc dù Nhà nước đã có các chính sách thực hiện hiệu quả cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo và sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, cùng tồn thể nhân dân trong tỉnh. Qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của bà con ở huyện Long Hồ, chúng tơi nhận xét rằng để tăng khả năng thốt nghèo có sự ảnh hưởng của những yếu tố chính sau đây: vay từ các định chế chính thức, đường ơ tơ đến tận nhà, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc. Căn cứ vào những kết luận trên, chúng tôi đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho cơng tác xóa đói giảm nghèo, làm tăng khả năng thoát nghèo ở huyện Long Hồ như sau.
1. Vốn vay từ các định chế chính thức
Kết quả phân tích ở trên cho ta thấy, yếu tố vốn vay từ các định chế chính thức tác động rất mạnh đến khả năng thốt nghèo ở huyện Long Hồ. Những hộ gia đình nghèo tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ các định chế chính thức thì khả năng thốt nghèo càng cao, đó cũng là giải pháp để người nghèo có vốn để đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo cơng ăn việc làm mới có thu nhập ổn định hơn, vươn lên thốt nghèo. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều hộ nghèo chưa được vay và những hộ khác muốn được vay nhiều hơn, với thời hạn dài hơn. Vì vậy, các ngân hàng cũng nên có biện pháp giảm bớt các thủ tục hành chính, nâng cao định mức và thời hạn cho vay. Nhất là phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
dạn vay vốn nếu họ có đủ điều kiện và nhu cầu để vay. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa nguồn cho vay với nhiều điều kiện vay, phương thức vay và trả lãi suất khác nhau chứ khơng nhất thiết chỉ có ngân hàng chính sách. Kết hợp giữa tổ chức tín dụng liên kết với các trung tâm khuyến nơng trong hướng dẫn và tư vấn về kỹ thuật sử dụng vốn vay, làm sao tránh được những rũi ro và sử dụng vốn vay có hiệu quả, có khả năng trả lãi và vốn vay cho ngân hàng.
Địa phương cần kết hợp tốt với các tổ chức tín dụng nhằm phân bổ hợp lý nguồn vốn phúc lợi xã hội, khơng thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng tràn lan vì dễ phát sinh nợ xấu và tâm lý ỷ lại Nhà nước, chỉ thực hiện tín dụng ưu đãi đối với những đối tượng cụ thể như vùng bị thiên tai, chính sách hỗ trợ mở rộng sản xuất, tìm kiếm việc làm (mua thiết bị công cụ để sản xuất, chế biến nông sản, cơ giới hóa, đầu tư con giống, cây giống, xuất khẩu lao động …). Thực hiện chính sách lãi suất theo thị trường nhằm đảm bảo tính bền vững về hoạt động của các ngân hàng thương mại, đảm bảo các dự án cho vay có hiệu quả.
2. Phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ
Theo kết quả phân tích ở trên, khi một hộ gia đình có đường ơ tơ đến tận nhà thì khả năng thốt nghèo của hộ càng cao. Vì vậy, để các hộ nghèo trên địa bàn huyện Long Hồ thốt nghèo, thì huyện cần quan tâm nhiều đến việc phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ, phát triển rộng khắp mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, nhất là mạng lưới giao thông nông thôn, đường liên xã, liên ấp, nhằm tạo điều kiện cho người dân đi lại, buôn bán, kinh doanh sản xuất, vận chuyển hàng hóa ...
Hiện nay, một số xã trong huyện thực hiện mơ hình xây dựng nơng thơn mới, nên cơ sở hệ thống đường ơ tơ đã phủ kín khắp huyện. Tuy nhiên, do điều kiện về thời tiết chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm đến mùa nước lũ đã làm ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thơng nơng thơn bị sụp lún, tốn chi phí sửa chữa rất nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân, mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Ở phạm vi nguồn lực ngân sách có hạn của một huyện, ngoài việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, hỗ trợ của Nhà nước, huyện
cần có chính sách thu hút tham gia đầu tư từ khu vực tư nhân, kể cả sự góp sức của người dân tại địa phương để phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng đường bộ. Huyện cần có những định hướng quy hoạch phát triển, mở rộng các khu thương mại, chợ truyền thống, khu dân cư và kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài trên cơ sở đổi đất lấy hạ tầng ...
3. Thực hiện bình đẳng giới.
Kết quả phân tích trên cho ta thấy, hộ gia đình có chủ hộ là nữ thì khả năng thoát nghèo càng thấp và ngược lại hộ gia đình có chủ hộ là nam thì khả năng thốt nghèo càng cao. Vì thế, các chính sách và chương trình phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo cần chú trọng hơn đến các vấn đề giới, bình đẳng giới để nâng cao nhận thức của người dân như đảm bảo các điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động và việc làm, giáo dục, phát triển trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ, tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với nguồn vốn tín dụng, vốn từ chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện để phụ nữ được tập huấn về cách sử dụng và trực tiếp sử dụng các nguồn vốn đó.
Trước hết là Hội liên hiệp phụ nữ phải làm tốt công tác vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên cơ sở phát huy, nhân rộng những mơ hình hay, những kinh nghiệm tốt đã được đúc kết. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển các nhóm phụ nữ tiết kiệm ở cơ sở hoạt động có hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phụ nữ tự lực vươn lên thoát nghèo, thi đua làm kinh tế giỏi.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành chuyên môn ở nhiều lĩnh vực, nhằm đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vốn, dạy nghề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, chế biến sản phẩm, giúp chị em sản xuất có hiệu quả, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, từng bước vươn lên thốt nghèo, có tích lũy, cuộc sống hạnh phúc, thoải mái hơn.
4. Vấn đề giáo dục và học vấn.
Học vấn trung bình của chủ hộ và những người trưởng thành trong các gia đình nghèo và cận nghèo rất thấp, đây là một trở ngại lớn trong việc phát
triển kinh tế xã hội của vùng và khả năng thoát nghèo của hộ. Do đó, để đảm bảo cơ hội cho tất cả trẻ em nghèo tiếp cận dịch vụ giáo dục, chính phủ cần có chính sách đặc biệt như: chính sách miễn học phí cho học sinh nghèo; cấp học bổng và học phẩm cho người học; hỗ trợ bữa trưa cho học sinh học cả ngày; tăng cường giáo dục trung cấp chun nghiệp và dạy nghề, có các chính sách, chương trình miễn giảm học phí, hỗ trợ chỗ ở và cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp cho học sinh học các trường nghề; đầu tư kinh phí xây dựng trường lớp, nhà bán trú cho học sinh học sinh nghèo.
Đồng thời, tăng cường đào tạo nghề để một phần người dân chuyển đổi ngành nghề tham gia lực lượng lao động phi nơng nghiệp. Khi đã có một bộ phận khơng cịn tham gia trong lĩnh vực nơng nghiệp thì những hộ cịn tham gia sản xuất nơng nghiệp sẽ có nhiều đất hơn, có nhiều điều kiện để đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng thu nhập cho hộ. Có nhiều hộ khơng có tư liệu sản xuất, giáo dục là cơ hội duy nhất và cũng là rộng mở nhất cho các hộ thoát nghèo và tăng thu nhập.
Chính quyền địa phương cần xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, phát triển mạng lưới trường lớp, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; bảo đảm chế độ, chính sách cho giáo viên và có những chính sách riêng để hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên và hỗ trợ cho học sinh nghèo; công tác kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lượng giáo dục cần được chú trọng; nhà nước cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách học phí, phụ phí để đảm bảo người nghèo có cơ hội được tiếp cận dịch vụ giáo dục có chất lượng.
5. Tỷ lệ người phụ thuộc của hộ
Theo kết quả phân tích nêu trên thì yếu tố tỷ lệ phụ thuộc của hộ tỷ lệ nghịch và ảnh hưởng đến xác suất thoát nghèo của hộ gia đình. Vì vậy, để hộ gia đình thốt nghèo tại huyện Long Hồ có hiệu quả, cần hạn chế số người phụ thuộc trong hộ.
Muốn giảm số người phụ thuộc trong hộ phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, địa phương cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người dân hiểu rõ những lợi ích về sinh đẻ phải có kế hoạch. Bên cạnh đó cũng
cần quan tâm tới việc giáo dục cho phụ nữ về sức khỏe sinh sản, phương pháp tránh thai an tồn, phương pháp ni dạy con cái ... thơng qua các tổ chức như hội liên hiệp phụ nữ, đồn thanh niên. Bên cạnh đó, cần tạo mọi điều kiện cho phụ nữ tham gia vào cộng đồng xã hội, được dạy nghề giới thiệu việc làm cho họ để tạo thu nhập cho gia đình, nhằm góp phần nâng cao vai trị và tầm ảnh hưởng của người phụ nữ trong gia đình.
Đối với hộ đơng nhân khẩu có người phụ thuộc là người lớn tuổi, bệnh tật, mất sức lao động: ngoài tiền hỗ trợ theo chế độ chính sách hiện hành, Nhà nước cần sử dụng chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho họ. Qua đó giúp những hộ nghèo bớt đi một khoảng chi phí, giảm đi một phần gánh nặng, giúp cho hộ an tâm hơn trong tìm kiếm việc làm tạo thu nhập, làm tăng khả năng thoát nghèo cho hộ.
Đối với hộ đơng nhân khẩu, có người sống phụ thuộc là những người cịn trong độ tuổi lao động: qua kết quả khảo sát, thì phần lớn họ là những người có trình độ học vấn thấp, không được đào tạo nghề, khó xin việc làm và những người sống ỷ lại, chai lười lao động. Đối với những đối tượng này, địa phương cần động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm, sống sao có ích cho gia đình và cộng đồng xã hội. Ngồi nguồn lực có từ ngân sách Nhà nước, địa phương cần kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng, sự đầu tư của các doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho họ được đào tạo nghề, có cơng ăn việc làm để có thu nhập ổn định, giúp hộ gia đình vươn lên thốt nghèo.
Đối với hộ đơng nhân khẩu, có người sống phụ thuộc là những người cịn trong độ tuổi đến trường: Nhà nước cần có chính sách miễn giảm tiền học phí và tiền cơ sở vật chất trường học cho họ, nhằm làm giảm bớt đi một khoảng chi phí cho hộ gia đình, qua đó tạo động lực cho họ khắc phục hồn cảnh khó khăn, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
II. Giới hạn của đề tài và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.
Do nguồn lực có hạn, do tác động về thời gian và do hạn chế về số lượng hoặc tính chuẩn xác của mẫu quan sát, nghiên cứu của chúng tơi có thể chưa lường hết những yếu tố tác động đến thoát nghèo trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Nghiên cứu này chưa bao quát hết đặc điểm riêng của từng thành viên trong hộ mà chỉ dừng lại ở tác động đến cấp hộ, chủ yếu là chủ hộ gia đình. Điều này có nghĩa là tất cả thành viên trong hộ gia đình đều có ảnh hưởng giống nhau. Các gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu xuất phát từ mơ hình định lượng nên chưa phản ánh tổng quát, toàn diện hết tất cả các yếu tố tác động đến thốt nghèo. Chúng tơi chưa thể khảo sát được những khía cạnh: hiệu quả các chính sách, chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước; có hay khơng sự liên quan giữa năng lực của tổ chức làm cơng tác xóa đói giảm nghèo đối với sự thốt nghèo của người dân; ý chí thốt nghèo của người dân hoặc tâm lý ỷ lại dựa vào chính sách của người nghèo, … Vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu khác hoặc có sự phối hợp nhiều phương pháp trong tiếp cận và đánh giá, ví dụ như tiếp cận có sự tham gia của người dân, các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức khi nghiên cứu về thoát nghèo.
Mục tiêu chủ yếu của chúng tôi là xây dựng đề tài nghiên cứu này trở thành một trong những tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, căn cứ vào tình hình thực tế, và tính đặc trưng của địa phương mình đang quản lý để có thể đưa ra một những quyết định liên quan tới công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.
III. Kết luận
Thời gian qua, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã có những tiến bộ quan trọng trong cơng tác giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, so với bình quân chung của tỉnh, tỷ lệ nghèo của huyện đã giảm đáng kể. Qua kết quả nghiên cứu về khả năng thoát nghèo tại huyện Long Hồ cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng và mức tác động của từng yếu tố đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình bao gồm: vay từ các định chế chính thức, đường ơ tơ đến tận nhà, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc.
Loại bỏ biến khơng có ý nghĩa thống kê, qua kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic, tác giả xây dựng mơ hình dự báo các yếu tố tác động đến thoát nghèo ở huyện Long Hồ qua 2 kịch bản như sau: (KB) 1, nếu một hộ có các yếu
tố (chủ hộ học lớp 1, giới tính của chủ hộ là nữ, có 5 người phụ thuộc; hộ ở vị trí khơng có đường ơ tơ và không được vay từ các định chế chính thức) thì khả năng để hộ này thoát nghèo là rất thấp; (KB) 2, nếu một hộ có các yếu tố (chủ hộ học lớp 12, giới tính của chủ hộ là nam, khơng có người phụ thuộc; hộ ở vị trí có đường ơ tô đến tận nhà và được vay từ các định chế chính thức) thì khả năng để hộ này thốt nghèo là rất cao. Từ đó, luận văn đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Long Hồ.
Công tác giảm nghèo muốn đạt được thành quả cao địi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất từ trên xuống dưới của các cấp các ngành, của toàn xã hội và chính sự nổ lực vươn lên của bản thân người nghèo. Có như vậy thì các chính sách mới có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất và hộ gia đình mới có cơ may thốt nghèo nhanh chóng và bền vững. Chúng tôi hy vọng rằng đề tài