Về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần thương tín chi nhánh kiên giang (Trang 28)

6. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

2.1 VÀI NÉT VỀ TỈNH KIÊN GIANG

2.1.1 Về tình hình phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Kiên Giang

2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên:

Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như: kinh tế nông- lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Ngồi ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía tây nam thơng ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang cịn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế.

Kiên Giang nằm ở phía tây nam của Việt Nam, có diện tích 6.346,27km2, thuộc đồng bằng sơng Cửu Long, là tỉnh có địa điểm thuận lợi kết nối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng khơng; phía bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 56,8km, phía nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía đơng và đơng nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp Vịnh Thái Lan.

2.1.1.2 Về tình hình kinh tế- xã hội:

Nền kinh tế Kiên Giang qua 5 năm thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội 2006– 2010, tăng trưởng cao, năm 2008 đạt 12,6%, bình quân 5 năm đạt 11,6%, tăng hơn giai đọan trước 0,5%; quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2008 đạt 15.185,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 18.722 tỷ đồng (gấp 1,7 lần năm 2005), GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 802 USD (giá 94), năm 2010 đạt 964 USD (gấp 1,6 lần với năm 2005); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: năm 2008, tỷ trọng của ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 22,87%, năm 2010 chiếm 25,9% (tăng 5,4% so với năm 2005); dịch vụ chiếm 29,96%, năm 2010 chiếm 32,7%, (tăng 4,73% so với năm 2005).

Trong 03 năm 2011 đến 2013, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước, lạm phát tăng, tồn kho, nợ xấu cao, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động nhiều, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Tỉnh

lãi suất cao, doanh nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận vốn tín dụng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp,... đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước chuyển tích cực, đúng hướng trên các lĩnh vực, tăng trưởng kinh tế bình quân 03 năm qua đạt 11,08%. Riêng năm 2013 tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,4%, tuy chưa đạt kế hoạch đề ra, nhưng trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, đây là mức tăng trưởng khá so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đạt, vượt kế hoạch và tăng so năm 2012 như: Sản lượng lúa đạt 4,47 triệu tấn, vượt 1,57% và tăng trên 184 ngàn tấn, là năm thứ 03 liên tiếp đạt sản lượng cao nhất cả nước; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản trên 581 ngàn tấn, tăng 6,04%; tổng thu ngân sách nhà nước 4.720 tỷ đồng, tăng 4,91%; kim ngạch xuất khẩu 663 triệu, tăng 11,31%; huy động vốn đầu tư toàn xã hội 28.155 tỷ đồng, tăng 15,36%, chiếm gần 34% GDP.

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, các khu công nghiệp cũng như các Doanh nghiệp lớn vẫn chưa có đủ điều kiện để phát triển nhưng nơi đây lại là nơi tập trung nhiều các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực như du lịch, đánh bắt, thu mua, chế biến, sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm sản, đặc biệt là sản xuất lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản. Và đây cũng chính là thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang.

Những lợi thế nêu trên là lý do để SacomBank chọn Kiên Giang cho kế hoạch phát triển mạng lưới của mình ngay trong giai đoạn đầu hoạt động.

2.1.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng tại tỉnh Kiên Giang

Năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hoạt động của hầu hết ngành ngân hàng lại chịu sự tác động rất lớn của lạm phát cao trong nước, bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, song, cùng với hệ thống ngân hàng cả nước, ngành ngân hàng Kiên Giang đã thực hiện triển khai quyết liệt các chính sách thắt chặt tiền tệ, thận trọng nhưng linh hoạt trong các giài pháp, chủ trương về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nên đã góp phân giải quyết khó khăn cho sản xuất, hoạt động thương mại trên địa bàn mà vẫn duy trì mức tăng trưởng của hoạt động ngân hàng ở mức hợp lý.

Trong năm qua, ngành ngân hàng Kiên Giang có nguồn vốn hoạt động ổn định, có mức tăng trưởng khá, vốn huy động tại các địa phương tăng cao và chiếm tỷ

trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động; trong dó cơ cấu tiền gửi chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng tiền gửi bằng VNĐ, tiền gửi trung, dài hạn. Đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn của hệ thông ngân hàng Kiên Giang đạt 35.875 tỷ đồng, tăng 17,05% so năm trước, vốn huy động tại địa phương đạt 18.889 tỷ đồng, tăng 26,82%, chiếm 52,65% tổng nguồn vốn hoạt động; trong đó tiền gửi trung, dài hạn tăng 167%, tiền gửi VNĐ tăng 32,6% so năm 2011.

Cũng trong năm qua, chính sách tiền tệ và các giải pháp tín dụng của hệ thống ngân hàng Kiên Giang được triển khai có hiệu quả, đảm bảo tín dụng cho nhu cầu phát triền KT-XH của tỉnh. Đối tượng cho vay được tập trung vào phục vụ SX- KD và ưu tiên cho vay NoNT, XK. Chất lượng tín dụng của hệ thống cũng được kiểm sốt trong phạm vi an tồn, các giải pháp tín dụng tháo gỡ khó khăn cho SX- KD, hỗ trợ thị trường được triển khai quyết liệt, có hiệu quả. Song song đó, các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hoạt động của các TCTD trên địa bàn cũng được an toàn, ổn định và phát triển.

Đặc biệt, để góp phần tháo gỡ việc nhiều DN chưa hấp thụ được nguồn vốn mặc dù lãi suất huy động đã giàm nhiều so với trước, Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo các TCTD tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng, lãi suất để hỗ trợ nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho các thành phàn kinh tế, đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng đối với nơng nghiệp, nơng thôn, chăn nuôi, chế biến cá tra, tôm, tạm trữ lương thực, hỗ trợ vay ưu đãi nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Sang năm 2013, Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh Kiên Giang sẽ đĩnh hướng tín dụng là tiếp tục ưu tiên cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, tiếp tục thiện hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, hỗ trợ thị trường, trong cho vay mua sắm máy móc thiết bị giảm thiếu thất thoát sau thu hoạch, tăng cơ giới hóa cho nơng nghiệp, đầu tư xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng Kiên Giang cũng chỉ đạo Ngân hàng chính xã hội phối hợp chặt chẻ với các địa phương và hội, đồn thể thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

2.2 Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 2.2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: SACOMBANK

Địa chỉ: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP HCM. Điện thoại: (+84) 83 9320 420 Fax: (+84) 83 9320 424

Website: www.sacombank.com.vn Email: info@sacombank.com

- Giấy phép thành lập Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP. Hồ Chí Minh

- Giấy phép hoạt động Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Giấy CNĐKKD Số 0301103908 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp (Đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 32 ngày 16/11/2010)

- Tài khoản Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

- Mã số thuế: 0301103908 Ngành nghề kinh doanh:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi;

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; - Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế; - Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác; - Hoạt động bao thanh tốn.

2.2.1.1 Q trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Qua 21 năm hình thành và phát triển (21/12/1991 - 21/12/2012), trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, SacomBank hơm nay có thể tự hào kh ng định vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với quy mô tổng tài sản đạt trên 150 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 14 ngàn tỷ đồng và đặc biệt là quy mô về mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch với gần 420 điểm giao dịch trãi rộng tại 48/63 tỉnh/thành Việt Nam và 2 nước bạn Lào và Campuchia. Trong năm 2012 mặc dù có nhiều khó khăn - thách thức, nhưng SacomBank vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu trọng yếu như: Huy động từ CNĐKKD tăng 24%, cho vay khách hàng tăng trưởng hơn 20%, nợ xấu được kiểm soát ở ngưỡng an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Riêng về lợi nhuận, với phương châm cùng đồng hành và chia sẻ với khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế thơng qua các gói sản phẩm có lãi suất cho vay, phí dịch vụ ưu đãi và các gói tín dụng lãi suất thấp dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ tiểu thương thời gian gần đây; Đồng thời, nhằm tạo tiền đề phát triển an toàn - bền vững trong những năm tiếp theo, SacomBank đã trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro trên mức thận trọng với số tiền hơn 2.000 tỷ đồng nên lợi nhuận chỉ còn 1.315 tỷ đồng, đạt 39% kế hoạch; con số này khá thấp so với kỳ vọng ban đầu nhưng so với mặt bằng chung của ngành và một số ngân hàng cùng quy mơ thì đây là con số khả quan trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, từ năm 2012 Sacombank đã thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện và sâu sắc. Về công tác quản trị - điều hành, SacomBank đã tiến hành tái cơ cấu từ danh mục tài chính cho đến mơ hình kinh doanh. Riêng chiến lược phát triển Ngân hàng giai đoạn 2011-2020, Ngân hàng vẫn kiên trì định hướng “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực” trong đó chú trọng vào yếu tố hiệu quả và bền vững. Các mấu chốt trong chiến lược phát triển giai đoạn tới là gia tăng năng suất lao động, chú trọng cơng tác quản trị chi phí hiệu quả và cải tiến phương thức quản lý - quy trình tác nghiệp, tối đa hóa giá trị lợi ích trên từng đơn vị khách hàng, song song là việc nâng cao công tác quản trị - điều hành để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả

Năm 2013, nền kinh tế thế giới dẫu cịn nhiều khó khăn thách thức nhưng cũng đã xuất hiện các tín hiệu phục hồi và tăng trưởng tích cực. Cùng với mục tiêu tổng quát của Chính phủ và nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2013, SacomBank đã đưa ra định hướng hoạt động năm 2013 là TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG - HIỆU QUẢ HỢP LÝ. Theo đó, SacomBank tập trung: (i) tăng trưởng tín dụng thận trọng, phù hợp với định hướng của Ngành; (ii) từng bước nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi để tạo cơ cấu thu nhập bền vững; (iii) đầu tư mở rộng mạng lưới giao dịch có trọng điểm và tăng cường đầu tư chiều sâu; (iv) cải tiến tổ chức bộ máy tinh gọn theo hướng tăng nhân sự cho hoạt động bán hàng. Những thành quả mà Sacombank đạt được như hơm nay được xây dựng từ lịng nhiệt huyết và niềm tin vào chiến lược phát triển SacomBank của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành và hơn 10.000 CBNV SacomBank qua các thời kỳ; thế mạnh về mạng lưới giao dịch rộng khắp; tiềm lực tài chính hùng mạnh; được trang bị và vận hành hệ thống công nghệ hiện đại; sự chuyên nghiệp và sâu sát trong hoạt động quản trị - điều hành - kiểm soát của Ban Lãnh đạo và sự cống hiến hết mình vì khách hàng của đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo bài bản của Sacombank. Đồng thời sự thành cơng của SacomBank cịn được vun đắp bởi: sự quan tâm và hỗ trợ của các Cơ quan quản lý nhà nước; sự hỗ trợ và thông tin kịp thời của các cơ quan truyền thông; sự tin tưởng và hợp tác tốt đẹp của trên 6 vạn cổ đông, nhà đầu tư và các đối tác; và đặc biệt là sự tin tưởng - hợp tác - đồng hành - gắn bó keo sơn của gần 2 triệu khách hàng là các doanh nghiệp và dân cư trên mọi miền đất nước, cũng như tại 2 nước bạn Lào và Campuchia.

Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như:

- “Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012” do Global Finance (Mỹ) bình chọn;

- “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012” do The Asian Banker bình chọn;

- “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tổ chức Finance Asia (Hồng Kơng) bình chọn;

- “Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tổ chức The Asset (Hồng Kơng) bình chọn;

- Cờ thi đua của Chính phủ dành cho tập thể SacomBank vì đã có thành tích xuất sắc tồn diện nhiệm vụ, cơng tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2009 của ngành ngân hàng (theo Quyết định số 1056/QĐ-TTg, ngày 08/7/2010);

- "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn;

- “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn;

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn; - “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;

- “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking & Finance bình chọn;

- “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn;

- “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn;

- Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP - United Nations Development Programme), đánh giá cho năm 2007;

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;

- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007;

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần thương tín chi nhánh kiên giang (Trang 28)