6. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.3 THỰC TRẠNG RRTD VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TẠI SACOMBANK
2.3 Thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại SacomBank Chi Nhánh Kiên Giang Kiên Giang
2.3.1 Tình hình nguồn vốn và huy động vốn từ 2010 đến 2012
Ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thơng hàng hóa, nhưng ngân hàng ln góp phần cho kinh tế xã hội phát triển thơng qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế. Do đó ngân hàng ln xem vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của mình cũng như của tồn xã hội.
Thông thường nguồn vốn hoạt động của ngân hàng được hình thành từ ba nguồn đó là: Vốn huy động, Vốn điều chuyển, Vốn và các quỹ khác. Sacombank chi
nhánh Kiên Giang nguồn vốn hoạt động năm 2010 được tài trợ toàn bộ từ Vốn huy động. Năm 2011 và năm 2012 do nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên ngân hàng phải sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, tuy nhiên tỷ lệ vốn điều chuyển chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 vốn điều chuyển của ngân hàng là 171.652 triệu đồng, chiếm 13,2% tổng nguồn vốn, sang năm 2012 vốn điều chuyển tăng nhẹ so với năm 2011 và có giá trị là 209.120 triệu đồng và có tỷ trọng là 16,7% trong cơ cấu nguồn vốn. Nguồn vốn điều chuyển có xu hướng tăng qua hai năm, tuy có tỷ trọng không cao so với tổng nguồn vốn nhưng kết quả này đòi hỏi chi nhánh cần phải chủ động hơn trong việc tăng cường cơng tác huy động vốn của mình. Với chức năng làm trung gian tín dụng, Ngân hàng ln tập trung huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dung để cho vay. Do đó cơng tác huy động vốn đóng vai trị hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Khả năng huy động vốn không chỉ phụ thuộc vào ý muốn của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Lãi suất huy động, uy tín ngân hàng mà nhất là tình hình kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư. Để đáp ứng nhu cầu, Sacombank chi nhánh Kiên Giang đã vận dụng nhiều phương thức để tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền. Năm 2010, tình hình kinh tế cịn khó khăn nên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt 914.493 triệu đồng, tuy là không cao nhưng cũng đã đáp ứng khá tốt nhu cầu về vốn cho khách hàng. Sang năm 2011 thì nguồn vốn này tăng lên mức 1.125.830 triệu đồng, tăng 211.337 triệu đồng tương ứng tăng 23,1% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động tăng mạnh trong năm 2011 là do tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh có nhiều thuận lợi và nhu cầu gửi tiền để thanh tốn hàng hóa khá là cao. Từ đó nguồn tiền gửi tăng đáng kể, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng. Đến năm 2012, tổng vốn huy động của Ngân hàng là 1.044.009 triệu đồng, giảm 81.822 triệu đồng tương ứng giảm 7,3% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 kinh tế trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, lãi suất biến động phức tạp và lạm phát tăng cao, cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn trên địa bàn nên công tác huy động vốn gặp một số trở ngại. Nhưng
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của Chi Nhánh qua các năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Vốn huy động 914.493 100 1.125.830 83,3 1.044.009 86,8 II. Vốn điều chuyển 0 0 171.652 13,2 209.120 16,7 Tổng nguồn vốn 914.493 100 1.297.482 100 1.253.128 100
(Nguồn: Báo cáo dư nợ của Sacombank Kiên Giang năm 2010, 2011, 2012)
2.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng và RRTD tại SacomBank - Chi Nhánh Kiên Giang
Hoạt động cho vay được coi là hoạt động chính của Chi Nhánh và thu nhập trong hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Đây cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, vì vậy Chi Nhánh khơng những chú trọng phát triển nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế, mà còn quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc cấp, tăng trưởng tín dụng đi đơi với việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ của chi nhánh qua các năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ ngắn hạn 728.820 84,5 1.022.336 88,9 886.003 82,7
Dư nợ dài hạn 133.261 15,5 127.646 11,1 185.029 17,3 Tổng 862.081 100 1.149.982 100 1.071.032 100 (Nguồn: Báo cáo dư nợ của Sacombank Kiên Giang năm 2010, 2011, 2012) Dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2010 dư nợ ngăn hạn là 728.820 triệu đồng, chiếm 84,5% tổng dư nợ. Sang năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng tương đối mạnh so với năm 2010, tăng 293.515 triệu đồng tương ứng tăng 40,3% và đạt mức 1.022.336 triệu đồng chiếm tỷ trọng 88,9%. Dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng thể hiện sự tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho sự phát triển của kinh tế địa phương. Sang năm 2012 dư nợ ngắn hạn là 886.003 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,7%, giảm 136.333 triệu đồng tương ứng giảm 13,3% so với dư nợ năm 2011. Nguyên nhân là doanh số
cho vay ngắn hạn năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 cịn doanh số thu nợ thì tăng với tốc độ tương đối cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay đã dẫn đến dư nợ 2012 giảm xuống. Dư nợ ngắn hạn qua các năm chiếm tỷ trọng cao trong tổng dự nợ của ngân hàng, năm 2010 là 84,5%, năm 2011 là 88,9%, năm 2012 là 82,7%, vì phần lớn các khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng là cho vay ngắn hạn với mục tiêu phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương.
Dư nợ trung, dài hạn của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ. Do nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng rất thận trọng trong cho vay trung và dài hạn trừ các hợp đồng của các khách hàng truyền thống, có uy tín hay những phương án sản xuất kinh doanh tốt. Năm 2010 dư nợ trung, dài hạn là 133.261 triệu đồng, chiếm 15,5% tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ trung, dài hạn đạt 127.646 triệu đồng, giảm 5.615 triệu đồng tương ứng mức giảm 4,2% so với năm 2010 đồng thời tỷ trọng chỉ chiếm 11,1% tổng dư nợ. Sang năm 2012 dư nợ trung và dài hạn đạt mức 185.029 triệu đồng, tăng 57.383 triệu đồng tương ứng tăng 45%. Nguyên nhân một phần là do hợp đồng vay vốn chưa đến hạn thu hồi nợ, một phần là do dư nợ trung và dài hạn của các năm trước còn tồn chưa thu được, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa trong công tác thu nợ đối với các khoản dư nợ này nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, giảm thiểu rủi ro.
Dư nợ của chi nhánh qua các năm chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm từ 80- 90%. Hiện tại ở Chi Nhánh Kiên Giang thì cho vay các ngành thương mại dịch vụ là chủ yếu. Tuy nhiên, để tăng dư nợ thì trong tương lai Chi Nhánh cần mở rộng cho vay thêm các ngành khác như ngành sản xuất, xuất khẩu gạo, nơng sản, thuỷ sản vì đây là một ngành chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường tỉnh. Để làm được điều đó thì SacomBank cần sớm có quy trình cho vay riêng cho sản phẩm này. Tuy nhiên cho vay ngành sản xuất, xuất khẩu ngành gạo, nông sản, thuỷ sản thường thì tài sản thế chấp là hàng hóa nên tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó cần phải có quy trình chặt chẽ để giảm thiểu tối đa rủi ro này.
Hiện tại chi nhánh chủ yếu là các khoản cho vay được thế chấp bằng bất động sản. Một phần do Ngân hàng vẫn rất thận trọng trong cơng tác cho vay để có thể ổn định được nguồn vốn của mình trong giai đoạn mới đi vào hoạt động, tránh rủi ro cho ngân hàng trong quá trình cho khách hàng vay vốn và mặt khác do các sản phẩm
Một điều đáng mừng là cho đến thời điểm cuối năm 2011, SacomBank – CN Kiên Giang vẫn chưa có nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ 1.7% trên tổng dư nợ. Đây là một dấu hiệu tốt trong hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2012 thì chi nhánh đã phát sinh nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng đáng kể. Cụ thể:
Bảng 2.5: Nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh đến 31/12/2012
ĐVT: Triệu đồng Dư nợ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ 1.606,5 100% Nợ nhóm 1 1.550,0 96,48% Nợ nhóm 2 32 1,99% Nợ nhóm 3 15,5 0,96% Nợ nhóm 4 7 0,45% Nợ nhóm 5 2 0,12%
(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của SacomBank Kiên giang đến 31/12/2012) Như vậy đến 31/12/2012 thì chi nhánh có 56,5 triệu đồng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 3,51% trên tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 24,5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,53% trên tổng dư nợ. Nhìn chung trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều và nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng cao thì tỷ lệ nợ xấu hiện nay của chi nhánh là khá thấp, đây là một tỷ lệ đáng chú ý.
2.3.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại SacomBank – CN Kiên Giang
2.3.3.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng tại SacomBank
Xếp hạng tín dụng là một trong những tiêu chí cần thiết để xác định năng lực trả nợ khách hàng. Từ đó xác định mức lãi suất cụ thể cho từng khách hàng tương ứng.
Xếp hạng cá nhân:
Bảng 2.6: Các loại xếp hạng khách hàng cá nhân tại SacomBank
STT Xếp loại Diễn giải 1 AAA Mức độ rủi ro rất thấp
2 AA Mức độ rủi ro thấp
3 A Mức độ rủi ro tương đối thấp 4 BBB Mức độ rủi ro dưới trung bình
5 BB Mức độ rủi ro trung bình 6 B Mức độ rủi ro trên trung bình 7 CCC Mức độ rủi ro tương đối cao 8 CC Mức độ rủi ro cao
9 C Mức độ rủi ro rất cao 10 D Mức độ rủi ro đặc biệt cao
(Nguồn: Xếp hạng khách hàng của SacomBank)
Doanh nghiệp:
Với mỗi phân loại khách hàng, xếp hạng khác nhau sẽ ứng với lãi suất, biên độ điều chỉnh lãi suất khác nhau. Theo tiêu chí rủi ro cao - lãi suất cao. Các chỉ số để xếp hạng năng lực tín dụng khách hàng chủ yếu: Khả năng thanh toán, khả năng vay trả, khả năng sinh lời, năng lực hoạt động, vòng quay hàng tồn kho... và các chỉ tiêu định tính.
Bảng 2.7: Các loại xếp hạng doanh nghiệp tại SacomBank
STT Xếp hạng Diễn giải
1 AAA
Tiềm lực tài chính rất tốt, hiệu quả hoạt động cao, có lợi thế đặc biệt và lịch sử vay nợ rất tốt.
Rủi ro thấp nhất.
2 AA
Tiềm lực tài chính tốt, hiệu quả hoạt động cao, có tiềm năng phát triển và lịch sử vay nợ rất tốt.
Rủi ro thấp.
3 A
Tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển và lịch sử vay nợ tốt.
Rủi ro tương đối thấp.
4 BBB
Tình hình tài chính trung bình, hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả, có triển vọng trong ngắn hạn và lịch sử vay nợ tốt.
Rủi ro trung bình.
5 BB
Tình hình tài chính trung bình, hoạt động kinh doanh hiệu quả thấp trong hiện tại dễ bị ảnh hưởng bởi biến động lớn trong kinh doanh và đã có dấu hiệu khó khăn trong lịch sử vay nợ.
6 B
Khả năng tự chủ tài chính thấp, hoạt động kinh doanh khơng ổn định và hiệu quả thấp và đã có phát sinh nợ xấu.
Rủi ro tương đối cao.
7 CCC
Năng lực tài chính yếu, hoạt động kinh doanh không hiệu quả trong 1 năm gần đây, khả năng trả nợ khó khăn.
Rủi ro cao
8 CC
Năng lực tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh đình trệ khơng hiệu quả, khơng có khả năng trả nợ
Rủi ro rất cao
9 C
Năng lực tài chính rất yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài, ngân hàng hầu như sẽ không thu hồi được nợ
Rủi ro đặc biệt cao.
(Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng KHDN tại SacomBank)
2.3.3.2 Chính sách tín dụng hiện hành của SacomBank:
SacomBank lựa chọn các khách hàng mục tiêu có tiềm năng mang lại thu nhập lãi suất và thu nhập dịch vụ cùng mong muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với SacomBank, phù hợp với chiến lược phát triển SacomBank.
SacomBank thực hiện việc cung cấp tín dụng cho các mục đích vay vốn hợp pháp tại các khu vực thị trường nằm trong phạm vi hoạt động của SacomBank, tùy thuộc vào nguồn lực, khả năng và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của SacomBank.
Thông qua các hoạt động tại Hội sở chính và tại các Chi nhánh của mình, SacomBank thực hiện việc cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, cho vay nhận nợ bằng vàng và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Mọi cán bộ, nhân viên SacomBank tham gia vào hoạt động cho vay phải chú trọng đến việc đáp ứng các nhu cầu tín dụng đặc thù tại địa bàn hoạt động của mình.
Khi xem xét nhu cầu vay vốn, SacomBank không phân biệt đối xử Khách hàng theo các yếu tố như: Hình thức sở hữu, chủng tộc, quốc tịch, màu da, tơn giáo, tuổi tác, giới tính, tình trạng hơn nhân.
Quy trình xét duyệt khoản vay của SacomBank phải dựa trên nguyên tắc hoạt động độc lập của khâu thẩm định với khâu xét duyệt cho vay. Quy trình và nội dung
thẩm định do Tổng Giám đốc quy định phù hợp với mức độ rủi ro của từng xếp hạng Khách hàng, từng loại khoản vay.
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng và hạn mức tín dụng, được thể hiện bằng số tiền cho vay và được ủy quyền cho các cá nhân hoặc tập thể có trách nhiệm phê duyệt sẽ được xem xét định kỳ để bảo đảm rằng các công cụ này đáp ứng được nhu cầu của công việc, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của các Đơn vị kinh doanh cụ thể. Các cấp chỉ được xét duyệt cho vay trong phạm vi được ủy quyền.
Sacombank thiết lập hệ thống và quy trình kiểm sốt tín dụng để hoạch định các chính sách Khách hàng; chấm điểm, phân loại Khách hàng; theo dõi, đánh giá chất lượng danh mục tín dụng, phân loại khoản vay; theo dõi tình hình tài chính, hoạt động của Khách hàng và kiểm sốt dư nợ trong hạn mức cho phép.
2.3.3.3 Quy trình cho vay của SacomBank:
Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay đối với khách hàng tại SacomBank – CN Kiên Giang
Giải thích quy trình:
1. Chun viên CVQHKH tiếp nhận hồ sơ KH, tìm hiểu nhu cầu của KH yêu cầu KH cung cấp hồ sơ. Cùng lãnh đạo phòng, ban giám đốc phụ trách kinh doanh,
7 1 2 3 4 6 KHÁCH HÀNG CV QHKH GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH TÁI THẨM ĐỊNH HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG THẨM ĐỊNH TSĐB 5 TÁC NGHIỆP TÍN DỤNG
2. Yêu cầu KH bổ sung hồ sơ còn thiếu và tiến hành thẩm định TSĐB. Trường hợp khoản vay dưới 10 tỷ đồng thì Chi Nhánh thành lập tổ thẩm định TSBĐ và thực hiện công tác thẩm định, Giám đốc Chi Nhánh là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt kết quả thẩm định TSBĐ. Trường hợp khoản vay từ 10 tỷ đồng thì việc thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định TSBĐ sẽ do Bộ phận Thẩm định và Quản lý TSBĐ (thuộc Khối Quản lý Rủi ro) thẩm định và phê duyệt.
3. Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh dưới 500 triệu đồng. Sau khi lập xong tờ trình thẩm định tín dụng và thẩm định TSĐB, CVQHKH gửi tờ trình thẩm định và hồ sơ tín dụng cho lãnh đạo phịng xem xét.
4. Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh và dưới