Giải pháp đối với SacomBank Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần thương tín chi nhánh kiên giang (Trang 60 - 66)

6. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

3.2.1 Giải pháp đối với SacomBank Hội sở

3.2.1.1 Xây dựng và hồn thiện chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là nền tảng cho các hoạt động tín dụng. Nội dung chính của chính sách tín dụng gồm: định hướng phát triển tín dụng và mức độ chấp nhận rủi ro của riêng SacomBank trong từng thời kỳ thời điểm.

Ngồi những quy trình chuẩn mực cũng nên xây dựng một chính sách tín dụng mở, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo áp dụng một cách linh hoạt để kịp thời thích ứng với mơi trường kinh doanh tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ. Nhưng vẫn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, khi thực hiện chính sách tín dụng khơng chỉ vì mục đích lợi nhuận mà cịn có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng chung của cộng đồng. Không để các áp lực kinh doanh, thương mại làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc, chuẩn mực, văn hóa kinh doanh lành mạnh mà NH đã lựa chọn làm nền tảng văn hóa doanh nghiệp của mình.

Chính sách phải dựa trên cơ sở phân tích thị trường, quy mơ, năng lực của NH. Chính sách tín dụng phải gắn liền với các chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị RRTD của NH, phải được truyền đạt đến từng cấp quản trị của bộ máy hoạt động tín dụng NH.

Chính sách tín dụng cần được xem xét lại định kỳ và được điều chỉnh phù hợp sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoặc khi có sự biến động lớn của mơi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến RRTD. Cần linh hoạt trong từng thời kỳ, thời điểm. Với mỗi đối tượng KH khác nhau cần có những chính sách tín dụng khác nhau nhằm đảm bảo sự an tồn trong cơng tác tín dụng, nhưng đủ linh hoạt để tăng sức cạnh tranh.

Xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng: Để hạn chế RRTD, ngân

hàng cần xây dựng và áp dụng hệ thống giới hạn tín dụng đối với một dự án, với mỗi nhóm khách hàng liên quan.

Đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro tín dụng: với nguyên tắc

“Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ“

Mở rộng cho vay có đảm bảo: Tài sản đảm bảo là phương án cuối cùng dùng

để thu hồi nợ. Tuy nhiên với những KH có mức độ rủi ro cao cần yêu cầu một nguồn tài sản đủ vững để đề phịng bất trắc. Bên cạnh đó cũng cần có kế hoạch kiểm tra, giám sát tài sản thường xuyên, định kỳ kể cả các bất động sản vốn được cho là an toàn khá cao trong các loại tài sản.

Hoàn thiện, đơn giản hóa hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ, ngôn ngữ, sản phẩm, thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn được đa số KH. Với mỗi thời kỳ, thời điểm cần xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

3.2.1.2 Hồn thiện quy trình cho vay

Thiết lập quy trình cấp tín dụng rõ ràng, minh bạch hơn nữa, chuẩn hóa về thời gian, điều kiện phê duyệt cho việc cấp một khoản tín dụng mới hồn tồn hoặc nâng hạn mức tín dụng hiện tại.

Bất kỳ một đề xuất cấp tín dụng, tái cấp, nâng hạn mức hay thay đổi các điều kiện tín dụng đã duyệt, đều phải phải được phân tích, đánh giá thận trọng bởi chuyên viên phân tích tín dụng, của chuyên gia phê duyệt. Tuân thủ quy trình đánh giá với những quy định yêu cầu tối thiểu theo chuẩn của ban quản trị hoặc tổng giám đốc đề ra trong từng thời kỳ.

Kết quả khảo sát cho thấy: Hầu hết các ý kiến đều đồng ý khi tuân thủ quy trình cho vay sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng.

2 10 57 100 23 0 20 40 60 80 100 Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý

Bình thường Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý

Series1

Biểu đồ 3.1: Mức độ tuân thủ nghiêm quy trình cho vay, sẽ hạn chế được rủi ro?

Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến cho rằng, rủi ro vẫn còn xảy ra khi tuân thủ quy trình, điều này cho thấy cần phải cải tiến quy trình cho vay linh động và chặt chẽ hơn nữa.

3.2.1.3 Xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng theo nguyên tắc Basel II

Trong xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng, ngun tắc Basel II có một số điểm cơ bản.

Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ.

Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của nguyên tắc Basel: Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua cơng tác tại bộ phận quan hệ khách hàng.

Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng.

Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục. Cần hồn thiện hệ thống đánh giá xếp hạng KH cùng tiêu chí cấp tín dụng

cho cả KH cá nhân và KH doanh nghiệp. Thiết lập các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn, đầy đủ rõ ràng, minh bạch đảm bảo phát triển tín dụng mạnh mẽ, an tồn.

3.2.1.4 Thành lập công ty thẩm định giá tài sản

Cán bộ tín dụng khơng thể nào có chun mơn sâu tất cả các nghiệp vụ, vì vậy cần có những bộ phận hỗ trợ thêm cho bộ phận tín dụng, hơn nữa nếu cán bộ tín dụng tự định giá thì có thể định giá khơng chuẩn xác, thường có những hiện tượng nâng giá trị tài sản. Do đó nên tách bộ phận định giá thành một bộ phận độc lập hoặc công ty định giá riêng. Đảm bảo định giá khách quan, giá cả sát với giá thị trường, cập nhật giá cả hàng hóa một cách kịp thời, có những dự báo giá cả thế giới, hạn chế rủi ro do biến động giá.

Do công ty định giá hoạt động độc lập, nên kết quả định giá sẽ khách quan. Đồng thời cũng hạn chế tiêu cực từ cán bộ tín dụng, móc ngoặc của cán bộ tín dụng với bộ phận định giá, nâng giá cả tài sản cao hơn nhiều so với giá thị trường.

Vì là một cơng ty độc lập, nên cần chú ý đến thời gian định giá, mức độ uy tín của cơng ty định giá, chi phí định giá. Tránh để quá trình luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận bị tắc vì chờ đợi kết quả định giá TSĐB.

Qua khảo sát cho thấy cần có khoảng 75% ý kiến đồng ý cần thành lập công ty thẩm định giá tài sản đảm bảo để hỗ trợ cho cơng tác tín dụng.

Đây cũng là một cách phản ánh gián tiếp khi cán bộ tín dụng khơng thể bao quát hết mọi việc. Thêm vào đó tách rời các cơng đoạn để giảm thiểu rủi ro đạo đức là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

3 9 38 92 50 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hồn tồn khơng đồng ý

Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý

Cho thấy tầm quan trọng của tài sản đảm bảo, quản lý tài sản trong cơng tác tín dụng, thêm vào đó thơng qua cơng ty quản lý tài sản đảm bảo mới có thể thẩm định đúng giá trị, quản lý tài sản đảm bảo chắc chắn khơng bị thất thốt trong ngân hàng

3.2.1.5 Nâng cao vai trị của cơng tác kiểm soát nội bộ

Song hành với các biện pháp thực hiện giảm thiểu rủi ro trước, trong giải ngân cần thiết lập cơ chế kiểm soát sau giải ngân của bộ phận kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện các sai sót, kịp thời điều chỉnh ngay khi sự cố chưa xảy ra. Và tham mưu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm hạn chế rủi ro cho hội đồng quản trị.

Bộ phận kiểm soát nội bộ phải được thiết lập một cách độc lập khách quan, nhân sự, lương, các chế độ đãi ngộ do hội sở trực tiếp quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm tránh bị áp lực từ phía các giám đốc chi nhánh, giám đốc khu vực, giám đốc vùng làm giảm, sai lệch kết quả kiểm tra, kiểm sốt.

Cơng tác kiểm tra, phải có sự kiểm tra chéo giữa các vùng, tránh để một bộ phận kiểm tra những địa điểm quen thuộc, dẫn đến những đánh giá thiếu khách quan do tạo lập mối quan hệ với cán bộ tại chi nhánh.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hồn tồn đồng ý Series1

Biểu đồ 3.3: Mức độ đồng ý khi cho rằng kiểm soát nội bộ sẽ hạn chế được rủi ro

Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có một số ít cho rằng kiểm sốt nội bộ khơng có tác dụng, khơng hỗ trợ gì cho cơng tác phịng ngừa, giảm thiểu RRTD.

Qua q trình cơng tác thực tế, cùng tham khảo đa số ý kiến thì hầu hết cho rằng kiểm sốt nội bộ là một biện pháp phát hiện sớm, cảnh báo rủi ro kịp thời cho ban giám đốc chi nhánh. Vì vậy kiểm sốt nội bộ cần có lịch kiểm tra định kỳ, tập trung kiểm soát trọng điểm những ngành kinh doanh, chi nhánh có nợ xấu, tùy từng

thời điểm để kiểm tra vào những hồ sơ, những ngành nghề lĩnh vực có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao. Kịp thời chấn chỉnh, đề xuất các giải pháp tăng cường hạn chế RRTD.

Bên cạnh đó ban giám đốc chi nhánh cần hết sức tạo điều kiện để kiểm soát nội bộ làm việc một cách hiệu quả, th ng thắn nhìn nhận vấn đề. Khơng nên che dấu những sai phạm, dẫn đến sai lại càng sai. Các giám đốc nên hài lịng khi kiểm sốt nội bộ đã phát hiện những thiếu sót trong hồ sơ giúp chi nhánh kịp thời điều chỉnh làm giảm nguy cơ rủi ro.

3.2.1.6 Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mơ

SacomBank cần thành lập bộ phận nghiên cứu phân tích dự đốn kinh tế vĩ mô nhằm đưa ra những dự đoán trong tương lai để làm cơ sở cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc có định hướng phát triển.

2 9 58 78 45 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hồn tồn khơng đồng ý

Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hồn tồn

đồng ý

Biểu đồ 3.4: Mức độ tán thành khi thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích dự đốn diễn biến nền kinh tế.

Ngồi ra có thể liên kết thêm với các viện, trung tâm, các trường đại học để từ đó có những bản cập nhật những dự đoán xu hướng kinh tế trong tương lai.

Dù không thể đo lường hết các biến số của nền kinh tế trong nước, thế giới. Nhưng sẽ có những kịch bản khác nhau cho những trường hợp khác nhau trên cơ sở đó đề xuất đưa ra những sản phẩm, công cụ kịp thời giúp cho ban lãnh đạo, hội đồng quản trị có những định hướng phát triển xử lý trong những tình huống khác nhau, tránh đầu tư, cho vay vào những ngành có rủi ro cao, phân bổ danh mục một cách hợp lý.

3.2.1.7 Đầu tư phát triển công nghệ

Hiện tại nền công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là hệ thống internet dẫn đến kết nối dễ dàng, truy xuất thơng tin nhanh chóng. Đặc biệt là các quy trình, sản phẩm, ủy quyền các cấp…

Một số dịch vụ, sản phẩm tiện ích online như: Internet Banking, chi lương tự động, tiết kiệm online, nạp tiền điện thoại online… (Người tiêu dùng chỉ cần online là có thể sử dụng các dịch vụ chuyển tiền, thanh tốn, truy vấn thơng tin tài khoản mà không cần đến trực tiếp tại NH).

Hiện tại SacomBank đang sử dụng phần mềm Globus T24 – một phần mềm khá hiện đại tuy nhiên SacomBank cần đầu tư thêm về công nghệ, cập nhật những phiên bản mới nhất của phần mềm này để phục vụ tốt nhất các hoạt động của ngân hàng.

Chiến lược đầu tư về công nghệ dẫn đến có sự kết dính, trao đổi thơng tin giữa các bộ phận được nhanh chóng, giảm thiểu chi phí cho ngân hàng. Thông tin được rõ ràng, minh bạch hỗ trợ cho phát triển, quản lý tín dụng, các sản phẩm liên quan đi kèm. Những thông tin thị trường, diễn biến thị trường, những ngành nghề nhạy cảm cần được thông tin rõ ràng, nhanh chóng đến tồn bộ hệ thống để có những phịng ngừa kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần thương tín chi nhánh kiên giang (Trang 60 - 66)