6. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỜI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước
3.4.2.1 Cơ cấu lại hệ thống NH để hoạt động hiệu quả hơn
Yêu cầu các NH đảm bảo lộ trình tăng vốn điều lệ, kiên quyết sát nhập các NH nhỏ nếu khơng đảm bảo năng lực tài chính theo u cầu của NH nhà nước.
Các u cầu đưa ra có lộ trình thực hiện cụ thể, kiên quyết dứt khoát cải tiến cơ cấu, các yêu cầu tối thiểu đối với NH hệ thống NH đảm bảo cho hệ thống hoạt động lành mạnh, tránh khủng hoảng từ các NH nhỏ gây ra đổ vỡ dây chuyền cho hệ thống.
3.4.2.2 Cải cách hệ thống thanh tra, giám sát NH
Bộ máy thanh tra Ngân Hàng Nhà Nước chủ yếu kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động NH và đánh giá về sự an toàn của NHTM.
Về đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, thanh tra NH thực hiện việc đánh giá chưa có tiêu chí đánh giá RRTD cụ thể, chưa đánh giá tồn diện.
Biểu đồ 3.7: Kết quả khảo sát mức độ khách quan trung thực của thanh tra Ngân hàng nhà nước.
Kết quả khảo sát cho thấy có rất nhiều ý kiến đánh giá thanh tra ngân hàng nhà nước hoạt động, đánh giá chưa được khách quan, trung thực do đó cần:
NHNN cần xây dựng quy định cụ thể các chuẩn mực, chi tiết để thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt, với tổ chức tín dụng và đặc biệt đối với các chỉ tiêu, tiêu chí để đo lường đánh giá RRTD.
Thực hiện thanh tra định kỳ, đột xuất. Ngoài ra do NHNN là một cơ quan nhà nước vốn đã có mang nhiều tiếng tăm về chất lượng cán bộ, nhũng nhiễu trong quá trình làm việc, vì vậy nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức của đội ngũ cán bộ thanh tra NH là điều hết sức cần thiết.
NHNN cũng nên thường xuyên tập huấn, tiếp cận các phương pháp quản trị rủi ro trên thế giới, cải tiến và áp dụng cho phù hợp với môi trường Việt Nam.
3.4.2.3 Nâng cao chất lượng CIC của Ngân Hàng Nhà Nước
CIC là tổ chức thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thơng tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân Hàng Nhà Nước; thực hiện các dịch vụ thông tin NH theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước và của pháp luật. Các thông tin của CIC cần cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác thể hiện đầy đủ các thơng tin về tín dụng, cơ cấu tín dụng để các tổ chức khác có thể cân nhắc, xem xét mức độ rủi ro một cách hợp lý.
Có thể nghiên cứu chuyển đổi CIC sang hình thức một công ty cổ phần chuyên nghiên cứu và xếp hạng tín dụng có thu phí, hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời kêu gọi liên kết đầu tư thu hút chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của các cơng ty xếp hạng tín dụng có uy tín trên thế giới.
3.4.2.4 Kiểm tra, giám sát phải thực hiện thường xuyên, khách quan
Quy trình kiểm tra, giám sát phải thực hiện một cách thường xun định kỳ, ngồi ra cần có những đợt kiểm tra đột xuất, khơng nên thông báo trước nhằm tránh các NH cố tình “làm đẹp” hồ sơ trước khi Thanh tra NHNN vào thanh tra giám sát.
Cần có sự cơng bằng giữa các NH trong quá trình kiểm tra đánh giá, tránh hiện tượng tạo lập các mối quan hệ, thanh tra làm giảm, tránh các lỗi trong quá trình thanh tra giám sát.
Chọn lọc các cán bộ có tư cách đạo đức tốt tham gia vào quá trình thanh tra, mức lương, thưởng phải xứng đáng để tránh cám dỗ. Có thể chấm dứt công việc hiện tại nếu phát hiện các trường hợp sai phạm về đạo đức nghề nghiệp.
3.4.2.5 Thống nhất cách phân loại, đánh giá rủi ro các NH
Các chỉ tiêu đánh giá trong quá trình thanh tra cần xây dựng một cách cụ thể hóa bằng những chỉ số lượng hóa được, khơng nên xây dựng chung chung đánh giá định tính, dẫn đến đánh giá khơng chính xác, dựa vào cảm tính.
Trong từng giai đoạn có thể nghiên cứu xếp hạng các NH thương mại trong nước về chất lượng phục vụ, tính thanh khoản, khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế, năng lực của NH. Các chỉ tiêu đánh giá cần có sự cân nhắc trọng số khác nhau trong từng thời kỳ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3 tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng, tránh để xảy ra nợ xấu, ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn, luận văn cố gắng nhận dạng và hệ thống hóa các loại hình RRTD hiện nay tại SacomBank nói chung và SacomBank – CN Kiên Giang nói riêng. Phân tích, làm rõ những ưu khuyết điểm đang tồn tại trong hoạt động quản trị RRTD tại SacomBank. Vận dụng những cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản trị rủi ro kết hợp cùng những ý kiến đóng góp tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ tín dụng tại các Phịng ban các trung tâm, các chi nhánh, phịng giao dịch của SacomBank. Từ đó, đề ra những giải pháp phịng ngừa RRTD mang tính thực tiễn cao, góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín.
Bên cạnh đó tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đối với chính phủ, với NHNN nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao sự hoạt động lành mạnh trong hệ thống NH.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua SacomBank chi nhánh Kiên Giang đã đóng góp tích cực vào cho sự phát triển của kinh tế địa phương và đã gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Bằng chính nghị lực của mình, Chi Nhánh đã vượt qua bao nhiêu khó khăn về biến động của nền kinh tế thị trường. Trong 03 năm qua, chi nhánh đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Ngoài mục tiêu lợi nhuận, SacomBank chi nhánh Kiên Giang còn giải quyết vấn đề về vốn giúp cho khách hàng mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn.
Hoạt động tín dụng của Sacombank chi nhánh Kiên Giang đã đi vào ổn định và đang trên đà phát triển. Ngân hàng ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên hoạt động tín dụng NH nói chung cũng hàm chứa rủi ro rất đa dạng, phức tạp, vì nó chịu ảnh hưởng gián tiếp rủi ro từ các ngành nghề hoạt động của chủ thể vay vốn, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, các NH Việt Nam đã nhận thức hơn nữa tầm quan trọng chất lượng tín dụng. Do đó giải pháp hạn chế RRTD tại SacomBank – CN Kiên Giang nói riêng và SacomBank nói chung là nhiệm vụ đang rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên cơ sở lý luận RRTD, luận văn nghiên cứu sâu thực trạng hoạt động tín dụng và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại SacomBank – CN Kiên Giang trên cơ sở thực tế, tham khảo ý kiến khảo sát từ cán bộ chuyên viên đang công tác tại SacomBank từ đó mạnh dạn đề ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng từ nội tại SacomBank.
Do hạn chế về mặt kiến thức, lý thuyết và thực tiễn, môi trường kinh doanh luôn biến động. Hơn nữa đề tài được viết dưới góc nhìn của tác giả do đó vẫn mang nặng ý chủ quan. Nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót – hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ, anh chị em bạn bè đồng nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) cùng cộng sự (2010), Quản Trị Ngân Hàng
Thương Mại Hiện Đại, Nhà Xuất Bản Phương Đông.
2. Trần Huy Hoàng (chủ biên) cùng cộng sự (2010), Quản Trị Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.
3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
4. Trần Ngọc Thơ (chủ biên) cùng cộng sự (2007), Tài Chính Doanh Nghiệp
Hiện Đại, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
5. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng, NXB Thống Kê.
6. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân Tích Dữ Liệu Nghiên
Cứu Với SPSS, Nhà Xuất Bản Hồng Đức
7. Hồng Dung(2012), “Xử lý nợ xấu trước tiên phải xử lý niềm tin”, Báo mới, truy cập từ website: http://www.baomoi.com/Xu-ly-no-xau-truoc-het-phai- xu-ly-niem-tin/126/7960778.epi (Truy cập ngày 04/10/2013)
8. Hồ Quốc Tuấn - Phan Tuấn Đạt (2008)“Các giải pháp xử lý nợ xấu”, Thời
báo kinh tế Sài gòn, truy cập từ website:
http://vneconomy.vn/20081117015657489P0C6/cac-giai-phap-xu-ly-no- xau.htm (truy cập ngày 04/10/2013)
9. Nhuệ Mẫn(2012), “Tái cấu trúc ngân hàng bài học từ Thái Lan”, Đầu tư chứng khoán, Truy cập từ website:
http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CHCGEG/tai-cau-truc-ngan-hang-bai- hoc-tu-thai-lan.html (Truy cập ngày 04/10/2013)
10. Anh Tú(2012), “Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Nhiều chiêu lách
luật”, Tin tức pháp luật, Truy cập từ website:
http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/tai-chinh/2015/quan-ly- rui-ro-trong-hoat-dong-ngan-hang-nhieu-chieu-lach-luat (truy cập ngày 04/10/2013)
11. Tạp chí kế tốn(2006), “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong
mai/nang-cao-hieu-qua-quan-tri-rui-ro-tin-dung-36-trong-hoat-dong-kinh- doanh-ngan-6.html (truy cập ngày 04/10/2013)
12. Tạp chí kế tốn(2006), “ rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại tại TPHCM”, truy cập từ website:
http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/ngan-hang-thuong- mai/rui-ro-tin-dung-va-quan-ly-rui-ro-tin-dung-cua-cac-ngan-hang-thuong- mai-tai-t.html (truy cập ngày 04/10/2013)
13. WWW.Tailieuontap.Com 14. WWW.Tapchitaichinh.vn 15. WWW.Tapchicongsan.org.vn 16. WWW.Dancukiengiang.org.vn 17. WWW.kiengiang.gov.vn.
18. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân Hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Giao Thộng Vận Tải
19. Nguyễn Duệ cùng cộng sự (2001), Quản Trị Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê
20. Hồ Diệu (2003), Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê
21. Phan Thị Bích Nguyệt (2006), Đầu Tư Tài Chính, Nhà xuất bản Thống kê 22. Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2004), Sổ Tay
Tín Dụng
23. Báo Cáo Thường Niên, Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thông
Việt Nam
24. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QD-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hang 25. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về
việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hang của tổ chức tín dụng.
26. Quốc Hội nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ
Khảo sát rủi ro tín dụng tại SacomBank
Đối tượng phỏng vấn: Chuyên viên khách hàng cá nhân, Chuyên viên khách
hàng doanh nghiêp, chuyên viên tái thẩm định, chuyên viên quản lý chứng từ, tác nghiệp tín dụng, những người đang cơng tác tại SacomBank và các tổ chức tín dụng khác liên quan đến lĩnh vực tín dụng.
Phương pháp khảo sát: Gởi bảng câu hỏi trực tiếp cho nhân viên trong chi
nhánh và qua Email đến các đồng nghiêp ở chi nhánh khác trong ngân hàng, nhờ bạn quen biết trong ngân hàng gởi email nhờ trả lời thông qua mối quen biết gián tiếp.
Số lượng bảng câu hỏi gởi đi: Trên 300 bảng
Số lượng bảng câu hỏi thu về: 207 bảng (Có 10 bảng trả lời không hợp lệ - loại bỏ)
Hạn chế:
Việc khảo sát dựa trên các ý kiến, quan điểm của những người được phỏng vấn. Các ý kiến đưa ra là ý cá nhân của các cán bộ đang cơng tác trong lĩnh vực tín dụng tại SacomBank và tại các ngân hàng khác. Chưa phân biệt được trọng số ở những người có kinh nghiệm lâu năm và người ít kinh nghiệm trong cơng tác tín dụng, mà đánh đồng các câu trả lời.
Hạn chế về thời gian, chi phí, kỹ thuật thiết lập bảng câu hỏi, xử lý chưa tốt. Nên thông tin thu được có thể chưa đại diện được cho tổng thể mẫu.
Bảng câu hỏi khảo sát tại SacomBank
Xin chào anh/chị! Tôi là học viên trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đang làm đề tài về Rủi Ro Tín Dụng tại SacomBank – CN Kiên Giang. Xin Anh/chị dành một vài phút để hoàn thành bản câu hỏi dưới đây, sự đóng góp
của anh/chị rất quan trọng trong kết quả nghiên cứu của tôi.
1. Theo anh/chị trong một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, đâu là rủi ro đáng quan tâm nhất?
Rủi ro lãi suất do lãi suất biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng Rủi ro tín dụng do cho vay khơng thu hồi được vốn, nợ quá hạn
Rủi ro thanh khoản do Ngân hàng không đáp ứng được khoản phải trả khi đến hạn thanh toán.
Rủi ro hoạt động do cách thức điều hành hoạt động của ngân hàng yếu kém
Rủi ro khác:……………………….
2. Khi thẩm định khách hàng vay, anh/chị đánh giá yếu tố nào sau đây quan trọng nhất?
Nguồn thu nhập để trả nợ
Tài sản đảm bảo cho khoản vay. Phương án kinh doanh.
Chỗ quen biết, uy tín người vay.
Lịch sử vay trong sạch (thông tin từ CIC)
3. Theo anh/chị nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng phát sinh từ phía ngân hàng? (Chỉ chọn đáp án đúng nhất)
Lỏng lẻo trong cơng tác kiểm tốn nội bộ ngân hàng
Hạn chế trong công tác thẩm định khách hàng và phê duyệt cho vay Thiếu giám sát và quản lý khoản vay sau khi thực hiện giải ngân cho khách hàng
Trình độ chun mơn nghiệp vụ và đạo dức của cán bộ tín dụng cịn hạn chế
Áp lực chỉ tiêu doanh số lợi nhuận dẫn đến chưa thực sự quan tâm đến chất lượng tín dụng
4. Theo anh/chị nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ phía khách
hàng dẫn đến rủi ro tín dụng?
Tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng yếu kém Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích vay vốn ban đầu Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, thiếu kinh nghiệm Khách hàng có chủ ý gian lận trong vay vốn
Nguyên nhân khác
5. Theo anh/chị nguyên nhân khách quan nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng?
Nguyên nhân bất khả kháng từ thời tiết, thiên tai Hệ thống thông tin quản lý cịn bất cập
Mơi trường kinh tế không ổn định, biến động kinh tế theo chiều hướng bất lợi
Cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước Nguyên nhân khác
6. Theo/anh chị “Tuân thủ nghiêm ngặt q trình cho vay, ngày càng hồn thiện
chính sách tín dụng” sẽ hạn chế được rủi ro?
Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý
Bình thường Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
7. Theo anh/chị “Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tồn hệ thống” sẽ hạn chế được rủi ro?
Hồn tồn khơng đồng ý Không đồng ý
Bình thường Đồng ý
Hồn tồn đồng ý
8. Theo anh/chị “giảm thiểu rủi ro đạo đức nghề nghiệp” bằng cách nâng cao
chất lượng cán bộ tín dụng trong việc đào tạo tìm kiếm và có chính sách đãi ngộ nhân sự thích hợp sẽ hạn chế được rủi ro?
Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý
Bình thường Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
9. Theo anh/chị ngân hàng nên thành lập công ty thẩm định giá tài sản riêng hoạt
động độc lập sẽ hạn chế được rủi ro?
Hồn tồn khơng đồng ý Không đồng ý
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
10. Theo anh/chị “Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo xu hướng
kinh tế, có định hướng phát triển sản phẩm phù hợp” sẽ hạn chế được rủi ro?
Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý
Bình thường Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý