gây nuôi động vật rừng tại Tây Ninh
Tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc tuân thủ các quy định gây nuôi động vật rừng ở các hộ dân Tây Ninh thơng qua phân tích thống kê mơ tả như sau:
5.1.1. Học vấn
Về biến trình độ học vấn của chủ hộ nuôi ĐVR, nghiên cứu cho kết quả chủ yếu các hộ gây nuôi động vật rừng trên địa bàn có học vấn lớp 9/12 hoặc 12/12, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất với 46% tương đương 57 hộ (qua phụ lục 4.1). Trong chương 2, số mẫu cần nghiên cứu là 210 hộ, tuy nhiên do một số phiếu điều tra, các hộ nuôi cung cấp thông tin khơng đảm bảo để xử lý nên chỉ có 124 phiếu (khoảng 60%) sử dụng được.
5.1.2. Số năm kinh nghiệm
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa số các hộ ni có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên trong ngành chăn nuôi động vật hoang dã (thể hiện qua phụ lục 4.2), chiếm 49% tổng số hộ được khảo sát. Chứng tỏ ngành chăn nuôi động vật hoang dã tại địa phương phát triển sớm và đem lại sự phát triển bền vững cho hộ nuôi.
5.1.3. Các hướng dẫn gây nuôi động vật hoang dã
Tỷ lệ các hộ được học hay được hướng dẫn về cách gây nuôi động vật hoang dã và các quy định liên quan ở mức cao, trên 80% (phụ lục 4.3). Chứng tỏ mức độ tuyên truyền, phổ biến về cách gây nuôi động vật hoang dã và các quy định liên quan mạnh mẽ, điều đó có tác động trực tiếp tới mức độ tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi động vật rừng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
5.1.4. Thông tin tiếp cận phương pháp gây nuôi
Theo kết quả nghiên cứu thì hiện tại chủ yếu các phương pháp, kinh nghiệm mà hộ ni có được là tham khảo ý kiến đồng nghiệp, tự tìm tịi, khám phá (phụ lục 4.4) . Việc sai lệch thơng tin có thể xảy ra trong quá trình tiếp nhận, truyền miệng về các quy định trong công tác quản lý gây nuôi ĐVR. Để khắc phục, hạn chế mức độ sai lệch thông tin. Cán bộ địa phương cần tạo ra những kênh thông tin chính thức, các đợt tập huấn cần được tăng cường trong công tác hướng dẫn gây nuôi ĐVR tại địa phương cũng như tăng cường tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh địa phương, lòng ghép trong các cuộc họp dân,…. Ngồi ra, khảo sát cịn chỉ ra rằng có tới hơn 33% số hộ ni tìm đến các nguồn thơng tin chính thức, đây là cũng là chìa khóa then chốt cho việc tăng cường tuyên truyền các quy định về quản lý gây nuôi ĐVR thông qua các kênh gián tiếp. Phụ lục 4.5 thể hiện cách thức, xu hướng tìm kiếm thơng tin của các hộ nuôi ĐVR trên địa bàn khi gặp thắc mắc cần giải đáp. Kết quả thu được có tới 64,5% hộ ni tìm kiếm sự tư vấn từ đồng nghiệp. Trong khi đó,việc chủ động liên hệ với cán bộ kiểm lâm, cơ quan chức năng chỉ chiếm 4 phần trăm. Rõ ràng khoảng cách từ các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng và hộ ni cịn khá lớn. Để nâng cao mức độ tuân thủ các quy định đối với các hộ gây nuôi ĐVR, khoản cách này cần được thu hẹp lại.
5.1.5. Thu nhập
Theo kết quả nghiên cứu, Rắn và cá sấu là 2 lồi động vật hoang dã được ni nhiều nhất trên địa bàn với trên 80% hộ nuôi (phụ lục 4.6). Ngược lại ngành chăn ni nhím và rùa chiếm tỷ lệ thấp hơn với chỉ 25 hộ ni. Như vậy có thể dễ dàng nhận ra rằng, Rắn và Cá Sấu là các lồi trọng tâm trong ngành chăn ni ĐVR tại địa bàn khảo sát. Các công tác triển khai, hướng dẫn cũng như hỗ trợ hộ nuôi về cách thức, quy định văn bản cũng nên tập trung nhiều hơn cho 2 lồi này. Cịn đối với Nhím, theo khảo sát cho thấy, trước đây người dân có xu hướng ni rất nhiều bởi điều kiện chăm sóc và thức ăn rất dễ dàng, có thể tận dụng các loại rau, củ quả tự trồng (củ mì, rau muống, bầu, bí,…). Tuy nhiên, đầu ra sản phẩm rất thấp bởi nhu cầu của
thị trường đối với loài này khơng cao, do đó sản phẩm đầu ra hầu như bế tắc và người dân hạn chế mở rộng mơ hình ni đối với lồi này
Xét về thu nhập kinh tế : (thể hiện qua phụ lục 4.7) khoảng 50% hộ nuôi được khảo sát xem nguồn thu nhập từ gây nuôi ĐVHD là nguồn thu nhập chính. Mang lại nguồn lợi rất lớn cho gia đình với 37/124 hộ có nguồn thu nhập từ 90 đến 150 triệu và 29 hộ có nguồn thu nhập lớn hơn 150 triệu. Rõ ràng, ngành chăn nuôi ĐVR mang lại nguồn thu nhập hàng năm lớn, tạo ra nguồn thu nhập kinh tế cũng như góp phần giải quyết việc làm cho địa phương. Ngồi ra, bảng phân tích cịn chỉ ra rằng, ngành chăn nuôi ĐVR cũng tạo ra một nguồn thu nhập phụ cho hộ gia đình ngồi thu nhập chính là từ trồng trọt, làm cơng….
Xét về quy mô hộ nuôi, chủ yếu các hộ nuôi động ĐVR từ 50 cá thể cá sấu trở lên, trong khi các loài động vật hoang dã khác dường như chưa được sự quan tâm tại địa phương (qua phụ lục 4.8 và 4.9). Đặc biệt, trong nghành chăn nuôi động vật hoang dã với các lồi như nhím, rắn, rùa, sự phân hóa thể hiện rất rõ trong các hộ ni. Rất ít hộ ni với quy mô vừa và nhỏ.
5.1.6. Thất thoát
Tỷ lệ thất thoát trong gây nuôi động vật hoang dã chủ yếu từ 0 đến 5 phần trăm (Thể hiện trong qua phụ lục 4.10 và 4.11). Chứng tỏ công tác chăn nuôi được đầu tư đúng mức, đem lại lợi nhuận lâu dài cho hộ nuôi cũng như chứng minh một phần khí hậu, thổ nhưỡng địa phương rất phù hợp cho sự phát triển ngành chăn nuôi động vật hoang dã.
Khảo sát còn cho thấy (qua phụ lục 4.12) phần lớn các hộ nuôi sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên tại địa phương. Thực tế phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi cho thấy các hộ chăn nuôi động vật hoang dã mua các chế phẩm, phụ phẩm từ chợ địa phương (đầu cá, ruột cá, phế phẩm từ cá,...) để phục vụ chăn nuôi động vật hoang dã. Điều này góp phần tăng tỷ suất lợi nhuận cũng như thu nhập hộ nuôi trong ngành. Tuy nhiên
cho việc phát triển lâu dài, ồn định và bền vững ngành, cũng như môi trường tự nhiên địa phương.
5.1.7. Chi phí gây ni
Qua khảo sát sự phân bố chi phí trong ngành chăn ni động vật hoang dã tại địa phương (thể hiện qua phụ lục 4.13). Theo các chủ hộ ni, chi phí thức ăn, chi phí đầu tư chuồng trại chăn nuôi chiếm phần lớn chi phí. Trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nhằm tăng năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sâu về các đề tài giảm chi phí thức ăn trong chăn ni, hỗ trợ người dân địa phương trong việc nâng cao thu nhập kính tế, giảm chi phí.
5.1.8. Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi
Theo luật định, các hộ chăn nuôi động vật hoang dã tại địa phương cần đăng ký với cơ quan kiểm lâm sở tại về giấy phép gây nuôi động vật hoang dã. Khảo sát cho thấy khoảng 76% có giấy phép (thể hiện qua phụ lục 4.14)
Trong đó, các hộ gây ni động vật hoang dã với quy mơ lớn thì việc đăng ký giấy phép hành nghề gây nuôi tại địa phương thực hiện 100% trong khi đối với các hộ xem việc nuôi động vật hoang dã là nguồn thu nhập phụ thì việc đăng ký chưa tồn diện, có 29 trên 124 hộ không đăng ký (phụ lục 4.15). Cơ quan chức năng địa phương cần tăng cường công tác giám sát, kiểm ra nhằm có các biện pháp kịp thời, cũng như quản lý tốt hơn các hộ chăn nuôi động vật hoang dã tại địa phương.
Mức độ khai báo của chủ hộ ni về tình hình gây ni động vật hoang dã hiện tại với cơ quan chức năng cũng chưa được thực hiện tốt (qua phụ lục 4.16). Có thể thấy rằng, việc quản lý quy mô các hộ chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn đối với cán bộ kiểm lâm đia phương cịn nhiều khó khăn với 23% hộ khơng khai báo tăng giảm đàn. Bởi theo quy định thì các hộ khơng có giấy chứng nhận đăng ký trại ni thì khơng thể xác nhận nguồn gốc cũng như cấp số theo dõi tăng giảm đàn, bởi đây là những hộ nuôi bất hợp pháp. Tuy nhiên đối với các hộ có giấy chứng nhận đăng
ký trại nuôi tại địa phương, việc đăng ký tăng giảm đàn, thủ tục vận chuyển được thực hiện nghiêm túc với khoảng 70% hộ nuôi (phụ lục 4.16). Đây là một tính hiệu cho thấy ngành chăn nuôi động vật hoang dã tại địa phương đang được kiểm soát tốt.