Các bước nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của một số ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 75 - 79)

Bƣớc Dạng Phƣơng Pháp Kỹ thuật

1 Ban đầu Định tính Số thành viên: 20 thành viên. 2 Chính thức Định lượng

Phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi

N = 160 xử lý số liệu.

(Nguồn: Theo hoạt động nghiên cứu của tác giả)

Bảng câu hỏi Nghiên cứu định lượng được thiết kế với nội dung sau:

- Phần 1: là những câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu. - Phần 2: là những câu hỏi nhằm mục đích để đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ đồng ý với các phát biểu của tác giả về ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM.

2.3.3.2. Xác định số mẫu cần thiết

Theo Hair & ctg (1998), để phân tích nhân tố khám phá (EFA) với ít nhất 5 quan sát trên 1 biến. Nghiên cứu có 26 biến độc lập vậy cỡ mẫu là 130. Để phân tích được chính xác chọn cỡ mẫu nghiên cứu sẽ là 160.

2.3.3.3. Tiến hành điều tra

Quá trình điều tra sau khi thiết kế bảng câu hỏi và lựa chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, có thể tiếp cận đối tượng nghiên cứu là các nhân viên làm

65

việc trong ngân hàng, các nhà quản lý cấp trung tại một số NHTM Việt Nam tại địa bàn TPHCM. Thực hiện nghiên cứu chuyên gia bằng biện pháp phỏng vấn trực tiếp tại một số NHTM Việt Nam như ACB, Sacombank, Eximbank...hoặc gởi mail, gọi điện thoại trực tiếp cho đối tượng được phỏng vấn. Mục tiêu của hoạt động điều tra thu thập số liệu sơ cấp là nhằm thu thập đầy đủ, tồn diện, khách quan và chính xác các thơng tin về nhận định của điều tra lấy mẫu thuận tiện, có thể tiếp cận đối tượng nghiên cứu là các nhân viên làm việc trong ngân hàng, các nhà quản lý cấp trung của một số NHTM Việt Nam tại địa bàn TPHCM về yếu tố tác động đến rủi ro hoạt động của một số NHTM Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Q trình điều tra được tiến hành vào tháng 7 năm 2014. Nội dung khảo sát được tiến hành thông qua bảng câu hỏi ở Phụ lục 1.

2.3.4 Kết quả khảo sát 2.3.4.1 Phân tích mơ tả 2.3.4.1 Phân tích mơ tả

Thực hiện khảo sát với số lượng phiếu phát ra là 160 phiếu, số lượng thu về là 150 phiếu > 130 phiếu chiếm tỷ lệ 93.8%, đạt yêu cầu về số lượng mẫu đảm bảo độ tin cậy dữ liệu. Để đạt được tỷ lệ này tác giả đã tiến hành khảo sát trực tiếp từng cá nhân là những nhân viên ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, HDBank, DongABank có mối quan hệ quen biết với tác giả và những đồng nghiệp của họ.

Theo Phụ lục 2.1 cho thấy tỷ lệ nam và nữ của các đối tượng khảo sát là gần

tương đương nhau với nam là 59.3% và nữ là 40.7%. Tuy nhiên, nhân viên là nam giới có phần cao hơn, điều này cho thấy nam giới là có xu thế làm việc trong lĩnh vực ngân hàng nhiều hơn nữ giới.

Về độ tuổi của đối tượng khảo sát chiếm nhiều nhất với 67.3% là tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi; tiếp đến là tuổi từ 40 đến dưới 60 tuổi có 41 đối tượng chiếm 27.3% số người trả lời trong Phụ lục 2.2; các lứa tuổi còn lại là 5.4%. Điều này cho thấy

66

các nhân viên làm việc trong ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của các NHTM Việt Nam tại địa bàn TPHCM chủ yếu từ độ tuổi 20 đến 60. Vì thế, để hoạch định chính sách của các ngân hàng nhằm giảm rủi ro trong hoạt động cần chú trọng đến đối tượng nằm trong độ tuổi này.

Về trình độ: trên đại học có 6 cá nhân, chiếm 4% số trả lời; trình độ đại học có 96 cá nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là 64.0% số người trả lời, cao đẳng là 28 cá nhân chiếm 18.7% số đối tượng, trung cấp là 20 cá nhân chiếm 13.3% số người trả lời được thể hiện trong Phụ lục 2.3. Trình độ đại học có số lượng lớn nhất cho thấy

chất lượng về nhân sự trong các NHTM này được quan tâm chú ý cao để có thể giảm bớt rủi ro bởi nguyên nhân này. Và với câu hỏi khảo sát vị trí cơng tác của các đối tượng cho kết quả tại Phụ lục 2.4, vị trí Quản lý có 31.3% số người trả lời;

Chuyên gia chiếm 27.5% số người trả lời; và cuối cùng là Nhân viên chiếm 40.7%

số người trả lời.

Theo thống kê mô tả giá trị các biến trong Phụ lục 2.5 cho thấy cho thấy giá trị trung bình là 3.86, rất gần so với mức 4 là mức lựa chọn Đồng ý. Điều này cho thấy

Yếu tố con người được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao đến RRHĐ tại các

NHTM Việt Nam. Tương tự với các biến của Yếu tố hệ thống trong Phụ lục 2.6 cho thấy giá trị trung bình là 3.67, các biến của Yếu tố bên ngoài trong Phụ lục 2.7 với giá trị trung bình 3.96 của, các biến của Yếu tố pháp luật trong Phụ lục 2.8 cũng

với giá trị trung bình 3.96 đều rất gần so với mức 4 là mức lựa chọn Đồng ý. Nên điều này cho thấy cả Yếu tố hệ thống, Yếu tố bên ngoài, Yếu tố pháp luật đều được

đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao đến RRHĐ tại một số NHTM tại TP.HCM 2.3.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha.

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho loại bỏ biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hơp (Corrected Item-Total Correlation) lớn

67

hơn 0.3 và hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Tác giả sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra độ tin cậy của từng nhân tố bao gồm 4 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc.

Kiểm định nhân tố Yếu tố con người: Bao gồm 7 biến được mã hóa trong phần mềm SPSS V16 là CN1, CN2,…CN7. Kết quả được thu được như Phụ lục 2.9.

Nhìn vào Phụ lục 2.9 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố con người là 0.679> 0.6 nên thang đo đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 nên các biến đạt yêu cầu về độ tin cậy của dữ liệu.

Tiếp theo, kiểm định tương tự với nhân tố Yếu tố hệ thống: Bao gồm 8 biến được mã hóa như Phụ lục 2.10, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.843, Yếu tố bên ngoài với 6 biến được mã hóa trong Phụ lục 2.11, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.842, Yếu

tố pháp luật với 5 biến được mã hóa trong Phụ lục 2.12, hệ số Cronbach’s Alpha là

0.679 đều lớn hơn 0.6 nên thang đo đều đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, hầu hết các biến quan sát của các yếu tố đều có hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 nên các biến của các yếu tố đều đạt yêu cầu về độ tin cậy của dữ liệu.

Cuối cùng, kiểm định nhân tố phụ thuộc Phát biểu về đánh giá rủi ro: Bao gồm 4 biến được mã hóa trong Phụ lục 2.13 thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố

Phát biểu về đánh giá rủi ro là 0.679 > 0.6 nên thang đo đạt tiêu chuẩn và các biến

cũng đạt yêu cầu về độ tin cậy của dữ liệu.

Qua bước kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu cho thấy rằng tất cả các biến đều đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu, thỏa mãn yêu cầu về dữ liệu được đặt ra. Dùng các dữ liệu này cho các bước tiếp theo là hoàn toàn hợp lý.

2.3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.

Sau khi kiểm tra độ tin cậy, mơ hình nghiên cứu có 4 nhóm định lượng với 26 yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến RRHĐ của các NHTM Việt Nam trên địa bàn

68

TP.HCM được đưa vào phân tích nhân tố để thu nhỏ và tóm tắc dữ liệu. Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được bảng kết quả ở Bảng 2.7. Dựa vào bảng này cho thấy hệ số KMO là 0,887 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H0 trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của một số ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)