6. Cấu trúc của luận văn
2.2 Thực trạng khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam
2.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng, cho biết ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản.
Năm 2008, ngành ngân hàng Việt Nam một mặt phải đối phó với các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu, một mặt chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính phủ. ROA trung bình của các NHTMCP giảm xuống cịn 1,22%. Trong đó, LPB có ROA cao nhất, đạt 5,95% và VietCapitalbank có ROA thấp nhất, đạt 0,15%, theo sau đó là NamAbank với ROA đạt 0,17%.
Bảng 2.3: ROA trung bình của các NHTMCP Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Bước sang năm 2009, nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tình hình diễn biến khả quan hơn. Với những nỗ lực trong điều hành chính sách tiền
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
ROA trung bình
tệ của NHNN, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã góp phần làm cho khả năng sinh lợi trung bình của tồn khối NHTMCP Việt Nam tăng nhẹ lên mức 1,39%. Trong đó, MDB có ROA cao nhất, đạt 3,95% và NamAbank có ROA thấp nhất với mức 0,51%.
Năm 2010 là một năm đầy khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới khi các nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu năm 2008 – 2009. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán giảm điểm, bên cạnh đó là những biến động bất thường về giá vàng, giá USD trong nước tại một số thời điểm đã tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, áp lực tăng vốn điều lệ theo hạn cuối quy định tại Nghị định 141 đã làm cho vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng tăng quá nhanh, nhiều ngân hàng buộc phải tăng vốn tới gấp 3 lần làm cho hiệu quả sử dụng vốn chưa cao đã dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. ROA trung bình của hệ thống NHTMCP trong năm 2010 giảm xuống mức 1,24%.
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 là giai đoạn hệ thống NHTMCP đối mặt với tình trạng chất lượng của các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng nóng tín dụng những năm trước đó. Thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường tài chính trì trệ gây khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên làm cho chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng, dẫn đến khả năng sinh lợi của ngân hàng sụt giảm. Năm 2013, ROA trung bình giảm đến mức 0,8%.
2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tương tự với chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng biến động theo tình hình kinh tế qua các năm.
Năm 2008, ROE giảm xuống mức 8,8%. Trong đó, ROE cao nhất trong năm 2008 thuộc về ACB (28,46%) và Techcombank (20,89%). Bước sang năm 2009,
nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực, ROE trung bình trong năm 2009 cũng tăng nhẹ so với năm 2008, đạt 11,97% và năm 2010 đạt 12,26%.