Kết quả phân tích hồi quy của Mơ hình 1– ROA và các yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 67 - 69)

b. Nhóm biến độc lập bên ngồi ngân hàng

3.2 Kết quả của mơ hình và thảo luận kết quả

3.2.2.1 Kết quả phân tích hồi quy của Mơ hình 1– ROA và các yếu

ảnh hƣởng

Kết quả phân tích hồi quy của Mơ hình 1 và các nhân tố ảnh hưởng đến ROA được trình bày trong Phụ lục 7.

Kết quả phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính đã diễn tả mối quan hệ giữa ROA và 11 biến độc lập. Phương trình hồi quy tuyến tính là:

ROA = - 4,418 + 0,349*SIZE + 6,134*CA + 1,041*DP + 0,376*LOAN + 0,272*LQD - 10,566*NPL - 10,271*LLP+ 0,027*INF + 0,185*RGDP + 0,013*MC + 0,032*RI

Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của các biến NPL và LLP là âm, điều này có nghĩa là ROA có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ xấu và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hệ số Sig. của biến LLP (0,334) lớn hơn 0,05 nên mối quan hệ giữa ROA và LLP khơng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, hệ số Sig. của biến NPL (0,014) nhỏ hơn 0,05 nên mối tương quan nghịch giữa ROA và NPL có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%. Điều này phù hợp với dự đoán của tác giả khi đánh giá về ảnh hưởng của nợ xấu đối với tỷ suất sinh lời trên tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Chi phí phát sinh nợ xấu là rất lớn, vì vậy khi nợ xấu tăng, chi phí tăng cao ngồi dự kiến và những chi phí này làm giảm đáng kể, thậm chí gây lỗ cho các ngân hàng hay làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Các biến còn lại là SIZE, CA, DP, LOAN, LQD, INF, RGDP, MC, và RI đều có mối tương quan thuận với biến ROA. Mặc dù hệ số tương quan giữa các biến LOAN, LQD, INF, RGDP, MC, và RI với ROA đều khơng có ý nghĩa thống kê do hệ số Sig. lớn hơn 0,05 (hệ số Sig. của các biến này lần lượt là 0,535; 0,745; 0,444;

0,101; 0,176 và 0,620) nhưng dấu của hệ số hồi quy là dương chứng tỏ mối quan hệ

giữa các biến này với ROA là phù hợp với dự đoán của tác giả. Hệ số Sig. của biến DP (0,055) nhỏ hơn 0,1 nên mối quan hệ giữa DP và ROA là có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 90%. Trong khi đó, hệ số Sig. của các biến SIZE và CA là nhỏ hơn 0,05 nên mối quan hệ giữa các biến này với ROA là có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%.

Chỉ số thống kê R-Squared cho thấy mơ hình đã giải thích được 26,8% biến động của ROA. Chỉ số R-Squared điều chỉnh là chỉ số phù hợp hơn để so sánh mơ hình với các giá trị khác nhau của biến độc lập, cụ thể là 22,3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)