.Tổng hợp các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô việt nam trong ngắn hạn (Trang 29 - 36)

Tác giả các

nghiên cứu Mơ hình Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển

Olivier Blanchard và Roberto Perotti

(2002)

VAR ba biến - Khi tăng chi tiêu chính phủ thì sản lượng tăng và khi tăng thuế thì sản lượng giảm. - Sau cú sốc chi tiêu, trong khi tiêu dùng cá nhân tăng lên thì đầu tư tư nhân lại giảm xuống một mức đáng kể, cả xuất khẩu và nhập khẩu cũng giảm.

Perotti (2004) VAR năm biến Tác động của chính sách tài khóa đối với GDP có xu hướng nhỏ hơn và yếu hơn đáng kể theo thời gian, chi tiêu chính phủ tác động tích cực đến lãi suất.

Galí và các cộng sự (2006)

VAR bốn biến GDP, tiêu dùng và việc làm gia tăng để đáp ứng với một cú sốc tăng chi tiêu công.

Fata và Mihov (2001)

VAR năm biến Sự gia tăng trong chi tiêu dẫn đến sự gia tăng liên tục trong tiêu dùng tư nhân và đầu tư nhà ở, tăng tiền lương sản xuất và tăng tổng số việc làm tư nhân, lãi suất thực luôn phản ứng

tích cực và đáng kể. Dario Caldara và Christophe Kamps (2008) phương pháp đệ quy, Blanchard- Perotti, giới hạn dấu hiệu và nghiên cứu tình huống

Chi tiêu chính phủ tăng thì GDP thực, tiêu dùng cá nhân và tiền lương thực tế đều tăng một cách đáng kể, tuy nhiên, việc làm không phản ứng. Giordano và các cộng sự (2005); Biau và Girard (2005); De Castro (2006); Perotti (2005); Heppke-Falk và cộng sự (2006)

Mơ hình VAR - Tác động của cú sốc chi tiêu trong ngắn hạn là rộng, làm cho tiêu dùng cá nhân tăng.

- Cú sốc của thuế rịng có tác động khơng đáng kể trên phần lớn các biến số kinh tế vĩ mơ. - Đối với các chính sách tài khóa mở rộng, lạm phát và lãi suất phản ứng tăng. Và cuối cùng là khơng có kết luận về tác động lên đầu tư tư nhân. António Afonso và Ricardo M. Sousa (2010) SVAR kiểu Bayes

- Cú sốc chi tiêu chính phủ tác động tiêu cực trên GDP; làm giảm tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân; làm tăng mức giá liên tục.

- Cú sốc thuế có tác động tiêu cực đến GDP, tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân, phản ứng xuất hiện với độ trễ khoảng bốn quý.

Nghiên cứu thực nghiệm ở các nước có nền kinh tế mới nổi

Cerda và các cộng sự (2005)

VAR ba biến Một cú sốc chi phí (thuế) tăng đã có một tác động tiêu cực (và biên tế) trên sản lượng trong quý đầu tiên và sau đó hiệu ứng mất đi.

Stikova (2006) SVAR ba biến và SVAR năm

biến

Tác động của hiệu ứng mở rộng chi tiêu (và giảm thuế) đã có các thơng số kỹ thuật không đáng kể và những ảnh hưởng đối với giá cả và lãi suất là không thuyết phục.

Restrepo và Rincón (2006)

SVAR ba biến - Đối với Chile, sự gia tăng trong doanh thu thuế (chi tiêu) có tác dụng tạm thời tiêu cực (tích cực) đối với GDP.

- Đối với Colombia, cú sốc thuế khơng có tác động đến GDP và ảnh hưởng của một cú sốc chi tiêu hầu như không đáng kể.

Ignacio Lozano và Karen Rodríguez ( 2011) Var đệ quy (có tham khảo thêm kết quả của SVAR)

- Đối với cú sốc tăng chi tiêu chính phủ: GDP phản ứng tăng trong ngắn hạn, lạm phát và lãi suất danh nghĩa cũng phản ứng tăng đáng kể, tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân cũng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Trong đó, GDP và đầu tư tư nhân phản ứng mạnh với một cú sốc đầu tư công, phản ứng với cú sốc chi tiêu công là yếu và khơng có ý nghĩa.

- Tác động của một cú sốc thuế rịng tăng là khơng đáng kể.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở chọn mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu của đề tài sẽ dựa trên mơ hình nghiên cứu của Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011). Do ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này sử dụng các phương pháp định lượng, sử dụng mơ hình VAR nên chưa có một mơ hình chuẩn cho việc nghiên cứu. Vì vậy, đề tài sẽ sử dụng mơ hình nghiên cứu ở nước có nền kinh tế mới nổi như Colombia làm nền tảng cho nghiên cứu của mình.

3.2. Mơ hình nghiên cứu 3.2.1. Mơ hình cơ sở

Nghiên cứu này áp dụng mơ hình cơ sở được Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011) sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các cú sốc chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mơ tại Colombia, đây là một mơ hình VAR đệ quy năm biến với phân rã Cholesky, trong đó, các biến bao gồm: dữ liệu hàng quý về GDP thực (yt), chi tiêu chính phủ (gt), doanh thu thuế (tt), lạm phát (cpit) được đo

bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lãi suất cho vay theo quý (rt). Kết hợp phương pháp tiếp cận của Blanchard-Perotti (2002) đồng thời kết hợp với phương pháp tiếp cận đệ quy đã được Caldara và Kamps sử dụng trong nghiên cứu năm 2008, tác giả đã xây dựng được một mơ hình VAR đệ quy như sau:

Thứ tự được đề xuất bởi những tác giả trong bài nghiên cứu của Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011) đối với một mơ hình VAR đệ quy năm biến dựa trên phỏng đoán sau đây:

- Chi tiêu chính phủ được đặt đầu tiên (gt), do chi tiêu chính phủ là cú sốc cho các biến khác trong hệ thống và không chịu tác động của các biến khác trong mơ hình.

- GDP thực được đặt thứ hai (yt), có nghĩa là nó khơng chịu tác động thuế, lạm phát và lãi suất nhưng lại bị ảnh hưởng bởi những cú sốc chi tiêu chính phủ.

- Lạm phát là biến thứ ba trong thứ tự (cpit) có nghĩa là lạm phát không chịu tác động của thuế và lãi suất nhưng lại bị ảnh hưởng bởi những cú sốc chi tiêu chính phủ và GDP thực.

- Doanh thu thuế là vị trí thứ tư (tt), có nghĩa là nó khơng chịu tác động của lãi suất nhưng lại bị ảnh hưởng bởi chi tiêu chính phủ, GDP thực và các cú sốc lạm phát.

- Lãi suất là cuối cùng (rt) bởi vì các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng nó bị ảnh hưởng bởi tất cả những cú sốc của các biến khác trong mơ hình.

Ngồi ra, các tác giả Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011) cịn sử dụng mơ hình VAR 6 biến phát triển dựa vào mơ hình cơ sở trên bằng cách lần lượt thêm các biến tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân và tỷ lệ thất nghiệp vào mơ hình để phân tích thêm việc tác động của chính sách tài khóa đến các biến vĩ mơ trên.

3.2.2. Mơ hình VAR đệ quy

Mơ hình VAR được giới thiệu đầu tiên bởi Sims (1980), so với các mơ hình truyền thống trước đó thì các biến được chia thành biến nội sinh và biến ngoại sinh. Tuy nhiên theo Sims thì tất cả các biến trong mơ hình đều được xem là biến nội sinh, điều này là phù hợp khi đánh giá tác động của các biến vĩ mô.

trong mơ hình mà cịn chịu ảnh hưởng bởi biến trễ của chính nó. Mơ hình VAR về cấu trúc là gồm hệ phương trình, là một mơ hình động của một biến số thời gian. Mơ hình VAR của 2 biến Y1, Y2 với độ trễ p được viết như sau:

Trong đó: Y1t và Y2t là chuỗi dừng và là biến nội sinh, ε1t và ε2t là các sai số phần dư.

Bernanke và Mihov (1998) là các nhà kinh tế đầu tiên đề xuất ra mơ hình VAR đệ quy bởi theo họ mơ hình này được xây dựng sao cho các phần dư không tương quan với các phần dư trong phương trình hồi quy trước đó. Phương pháp phân rã Cholesky được sử dụng trong mơ hình này.

Tuy nhiên phương pháp phân rã Cholesky lại phụ thuộc vào việc sắp xếp thứ tự các biến theo Sarno và Thornton (2004). Cụ thể:

- Các biến sắp xếp theo một thứ tự giả định, khi đó biến đứng trước được giả định sẽ gây ra tác động cho những biến ở sau nó, trong khi các biến sau khơng gây ra tác động tới biến đứng trước nó mà chỉ chịu tác động của các biến trễ của chính nó.

- Với thứ tự sắp xếp khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Do vậy đề tài thực hiện thống nhất cách sắp xếp thứ tự các biến theo Ignacio Lozano và Karen Rodríguez (2011).

3.3. Cơ sở dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu của bài nghiên cứu cịn gặp nhiều khó khăn, ngun nhân là do việc công bố các dữ liệu về ngân sách quốc gia và việc thống kê các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam chưa được phổ biến, liên tục và công khai trên mạng thông tin điện tử. Đối với các số liệu về ngân sách, Chính phủ chỉ thực hiện công bố công khai từ năm 2006, tuy nhiên phần lớn là các số liệu dự toán ngân sách hàng năm; đồng thời, đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ thì Tổng Cục thống kê Việt Nam đã thực hiện thống kê và công khai trên trang thông tin điện tử, nhưng các dữ liệu này không liên tục, kỳ thống kê của từng loại dữ liệu là khác nhau và chỉ được công bố dưới dạng tháng hoặc năm. Vì vậy, trong bài viết này ta thống nhất sử dụng nguồn dữ liệu được công bố trên trang thông tin điện tử của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF từ năm 1996 đến năm 2014.

Một số biến không được công bố với số liệu hàng quý, do vậy, số liệu được sử dụng trong bài viết này đa số được thu thập từ nguồn dữ liệu của IMF thống kê theo hàng năm sau đó dùng chương trình Eview 6.0 để thực hiện chuyển đổi sang số liệu hàng quý, cụ thể:

- Dữ liệu của các biến như chi tiêu chính phủ, GDP thực, doanh thu thuế, tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân, tỷ lệ thất nghiệp được thu thập từ dữ liệu hàng năm của Việt Nam do IMF công bố và được thực hiện chuyển đổi qua chương trình Eview để có được dữ liệu hàng q.

- Dữ liệu của biến lạm phát (thể hiện bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) và biến lãi suất cho vay theo quý được lấy từ bộ dữ liệu của IMF.

3.3.1. Mô tả biến

Trong phần này đề tài sẽ trình bày cách đo lường các biến nghiên cứu, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô việt nam trong ngắn hạn (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)