CHƢƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực
2.2.2. Các kết quả tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái thực của các
các nghiên cứu trƣớc đây
Paul và Adrian (1985) nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tỷ giá hối đoái cho 7 nƣớc lớn Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada đã cho thấy đồng đô la Mỹ giảm giá 4% khi cắt giảm 50 tỷ đô thâm hụt ngân sách năm.
Theo nghiên cứu của Calvo (1997), phân tích mơ hình hai nhân tố các yếu tố xác định tỷ giá hối đoái thực trong nền kinh tế mở, giá linh hoạt đã cho thấy một cú sốc trong cung tiền dẫn đến sự suy giảm tạm thời trong tỷ giá hối đoái thực. Tuy nhiên, trong dài hạn nó lại quay lại mức cân bằng.
Ofair Razin và Susan (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự mất cân bằng của tỷ giá hối đoái thực và tăng trƣởng sản lƣợng đã xây dựng một chỉ số mất cân bằng tỷ giá hối đoái thực cho cỡ mẫu lớn đối với các quốc gia đã phát triển và đang phát triển. Chỉ số này đƣợc mở rộng dựa trên việc mở rộng mơ hình IS-LM cho nền kinh tế mở. Kết quả cho thấy có mối quan hệ phi tuyến giữa chỉ số mất cân bằng và tăng trƣởng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao (không quá cao) dẫn đến đồng nội tệ bị đánh giá thấp nghĩa là tỷ giá thực tăng lên và ngƣợc lại.
Chen và Rogo (2003) sử dụng phân tích chuỗi dữ liệu thời gian cho thấy giá cả hàng hóa có tác động dƣơng đến tỷ giá hối đoái thực cho các nƣớc Canada, Australia, New-Zealand.
Karine và Miguel (2006) nghiên cứu tác động của lãi suất của Mỹ đến tỷ giá hối đối thực cho các quốc gia Đơng Nam Á cho thấy đồng nội tệ của quốc gia Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc mất giá khi có cú sốc trong lãi suất của Mỹ cho giai đoạn từ 1980- 2001.
Morten, Stephanie và Martín (2007) sử dụng mơ hình SVAR cho dữ liệu bảng của bốn quốc gia cơng nghiệp hóa đã cho thấy chi tiêu chính phủ tăng sẽ làm tăng sản lƣợng, tiêu dùng cá nhân, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, và giảm giá trị nội tệ.
Viktoria Hnatkovska, Amartya Lahiri, Carlos A. Vegh (2008) dựa trên ba giả thuyết: thứ nhất, lãi suất trong nƣớc cao hơn làm tăng nhu cầu gửi tiền, do đó làm tăng cầu tiền và làm cho đồng nội tệ bị định giá cao. Thứ hai, lãi suất cao hơn làm tăng gánh nặng tài chính của chính phủ, và có thể làm lạm phát tăng cao hơn dự kiến và do đó làm giảm giá trị đồng nội tệ. Thứ ba, lãi suất tăng cao làm cho gánh nặng nợ mà doanh nghiệp trong nền kinh tế đi vay để tài trợ sản xuất tăng lên, dẫn đến sản lƣợng của nền kinh tế giảm và do đó nội tệ có xu hƣớng mất giá. Sử dụng mơ hình Var cho chuỗi dữ liệu của 6 nƣớc đang phát triển: Brazil, Hàn Quốc, Thái Lan, Mexico, Peru, Philipines.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái phản ứng với cú sốc trong lãi suất tùy thuộc vào mức độ gia tăng của lãi suất.
Kim và Roubini (2009), nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa (cú sốc trong thâm hụt ngân sách chính phủ) lên tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực trong chế độ tỷ giá hối đối linh hoạt tại Mỹ. Dựa trên mơ hình VAR, kết qủa nghiên cứu cho thấy khi cú sốc trong chính sách tài khóa mở rộng hay cú sốc trong thâm hụt ngân sách sẽ cải thiện tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực giảm xuống.
Hilde (2009) sử dụng dữ liệu của 4 nền kinh tế mở, đã tìm thấy chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ có tác động mạnh đến tỷ giá hối đoái, cụ thể là làm tăng tỷ giá hối đoái. Tác động lớn nhất xuất hiện trong quý 1 và quý 2.
Juha Tervala (2011) dựa trên giả thuyết ngân hàng trung ƣơng sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu sản lƣơng lệch khỏi mức sản lƣơng tiềm năng hay nếu lạm phát lệch khỏi lạm phát mục tiêu. Kết quả cho thấy, một sự gia tăng cung tiền dẫn đến sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái trong dài hạn.
V. Bodart, B. Candelon and J-F. Carpantier (2011) sử dụng dữ liệu bảng cho 33 quốc gia đang phát triển chuyên xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu, cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối thực, giá cả hàng hóa và các đặc điểm về cấu trúc cho các quốc gia đang phát triển đã cho thấy giá cả hàng hóa thế giới cao hơn có quan hệ với sự đánh giá cao trong tỷ giá hối đoái thực. Nghiên cứu cũng đã cho thấy độ lớn của biến động tỷ giá hối đoái thực chịu tác động của bốn nhân tố cấu trúc bao gồm: chế độ tỷ giá hối đoái, độ mở kinh tế, mức độ đa dạng hóa hàng xuất khẩu và loại giá cả của hàng hóa xuất khẩu. Độ biến động sẽ nhỏ hơn khi cơ chế tỷ giá là thả nổi, độ mở thƣơng mại cao, và hàng hóa xuất khẩu đa dạng.
V. Bodart, B. Candelon and J-F. Carpantier (2011) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực với giá cả tại các quốc gia chuyên sản xuất hàng xuất khẩu tại
68 quốc gia trong vòng 21 năm từ 1988 đến 2008. Kết quả cho thấy giá cả của các mặt hàng chủ đạo có tác động cung chiều đến tỷ giá hối đối thực khi thị phần xuất khẩu của hàng hóa chủ đạo chiếm ít nhất 20% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của nƣớc đó.
Zeno Enders, Gernot J. Müller, Almuth Scholl (2011) nghiên cứu tác động của cú sốc tài khóa và cơng nghệ đến tỷ giá hối đoái thực tại Mỹ, sử dụng phƣơng pháp tự hồi quy vector VAR cho thấy tỷ giá hối đoái thực bị định giá thấp nghĩa là giảm giá trị đồng nội tệ khi có cú sốc trong chi tiêu chính phủ, và định giá cao khi có cú sốc trong thay đổi cơng nghệ.
Hafedh Bouakez, Aurélien Eyquem (2012) sử dụng mơ hình SVAR cho nền kinh tế mở nhỏ đã đề xuất một mơ hình lý thuyết về chi tiêu chính phủ, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái thực cho nền kinh tế mở nhỏ với ba giả định chính: thị trƣờng tài chính quốc tế hồn hảo và khơng hoàn hảo, giá cả cứng nhắc, và chính sách tiền tệ khơng q chặt để chống lạm phát. Kết quả cho thấy, dự gia tăng bất ngờ trong chi tiêu chính phủ làm cho phần bù lãi suất giảm, dẫn đến đồng nội tệ giảm giá trị thực.
Amir Kia (2013) đã xây dựng mơ hình các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực cho tỷ giá hối đối thực song phƣơng giữa đồng đơ la Canada và đô la Mỹ trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả cho thấy, trong dài hạn tỷ giá hối đoái thực là hàm của thu nhập thực, cung tiền thực, chỉ số giá, lãi suất thực, chi tiêu chính phủ thực, thâm hụt ngân sách trên GDP, Nợ trên GDP, Nợ tài trợ nƣớc ngoài trên GDP, Lãi suất của Mỹ, Nợ tài trợ bên ngoài của Mỹ trên GDP, thâm hụt ngân sách trên GDP của Mỹ và đƣợc duy trì trong dài hạn. Trong đó, trong dài hạn cung tiền thực, chi tiêu chính phủ, nợ chính phủ trên GDP, giá cả, nợ tài trợ nƣớc ngồi của Mỹ trên GDP là có tác động âm và có ý nghĩa thống kê đến tỷ giá hối đối thực, cịn lại thu nhập thực, thâm hụt ngân sách trên GDP, nợ chín phủ Mỹ trên GDP có tác động dƣơng đến tỷ giá hối đối thực. Trong ngắn hạn không có biến tài khóa nào tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ giá hối đoái thực.
Bảng 2.2: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái thực
Tác giả Năm Nƣớc áp dụng Nhân tố Chiều tác động
Paul và Adrian 1985 7 nền kinh tế lớn Thâm hụt ngân
sách Nghịch chiều
Calvo 1987 Nền kinh tế mở
nhỏ Cung tiền Nghịch chiều
Ofair Razin và Susan 1997
Nền kinh tế phát triền và đang phát triển Tăng trƣởng sản lƣợng (thu nhập) Nghịch chiều
Chen và Rogo 2003 New Zealand,
Canada, Australia Giá cả Cùng chiều
Karine và Miguel 2006 Các nƣớc Đông
Nam Á Lãi suất Mỹ Nghịch chiều
Morten, Stephanie và Martín 2007 Bốn quốc gia Cơng nghiệp Chi tiêu chính phủ Nghịch chiều Viktoria Hnatkovska, Amartya Lahiri, Carlos A. Vegh 2008 Sáu nƣớc đang phát triển: Brazil, Hàn Quốc, Thái Lan, Mexico, Peru, Philipines Lãi suất Cả cùng chiều và nghịch chiều
Kim và Roubini 2009 Mỹ Thâm hụt ngân
sách Nghịch chiều
Hilde 2009 Bốn nền kinh tế
mở
Chính sách
tiền tệ Nghịch chiều
V. Bodart, B. Candelon and J-F.
Carpantier
2011
33 quốc gia chuyên xuất khẩu
mặt hàng thiết yếu
Giá cả hàng
hóa thế giới Nghịch chiều
V. Bodart, B. Candelon and J-F. Carpantier 2011 68 quốc gia chuyên sản xuất hàng xuất khẩu Giá cả Cùng chiều
Zeno Enders, Gernot J. Müller, Almuth Scholl 2011 Mỹ Cú sốc tài khóa Nghịch chiều Hafedh Bouakez, Aurélien Eyquem 2012 Nền kinh tế mở nhỏ Chi tiêu chính phủ Nghịch chiều
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tóm lại, đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố xác định tỷ giá hối đối thực nhƣng chƣa có một mơ hình lý thuyết hoàn chỉnh về các nhân tố xác định tỷ giá hối đoái thực trong dài hạn. Tất cả chỉ dừng lại ở việc sử dụng hoặc biến tài khóa, hoặc biến tiền tệ nhƣ là các nhân tố xác định tỷ giá hối đối thực. Do đó, luận văn này sẽ dựa trên nghiên cứu của tác giả Amir Kia (2013), bởi vì: Ơng đã phát triển một mơ hình tỷ giá hối đối thực bao gồm tác động của các biến tài khóa và biến tiền tệ có liên quan. Luận văn sẽ tiến hành kiểm định mơ hình dựa trên chuỗi dữ liệu của Việt Nam. Theo hiểu biết của tác giả, một mơ hình nhƣ vậy chƣa đƣợc tiến hành tại Việt Nam. Có thể nói đây là đóng góp đầu tiên của bài nghiên cứu.
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Amir Kia
Nhân tố Tác động kỳ vọng Kết quả thực nghiệm
Cung tiền thực (-) (-)
Chi tiêu chính phủ thực (-) (-)
Thu nhập thực (+) (+)
Chỉ số giá tiêu dùng (-) (-)
Tổng nợ nƣớc ngồi của chính phủ trên
GDP (-) (+)
Nợ chính phủ trên GDP (-) (-)
Thâm hụt ngân sách trên GDP (-) (+)
Lãi suất Canada (-) (-)
Nợ công của Mỹ trên GDP của Mỹ (-) (+)
Tổng nợ nƣớc ngồi của chính phủ Mỹ
trên GDP Mỹ (-) (-)
Lãi suất Mỹ (-) (-)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Dấu tác động kỳ vọng này đƣợc dựa trên quá trình xây dựng mơ hình của Amir Kia, chi tiết sẽ đƣợc trình bày trong phần mơ hình tại mục 3.1 Chƣơng 3 (phƣơng trình 8). Kỳ vọng này sẽ đƣợc tác giả sử dụng cho kỳ vọng tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam.
Phần tiếp theo mơ tả các mơ hình đƣợc sử dụng và sau đó là phần trình bày về dữ liệu và kết quả ƣớc tính trong dài hạn. Phần 4 báo cáo mơ hình động lực ngắn hạn, phân tích các tác động trong ngắn hạn, kèm theo đó là phân tích hàm phản ứng đẩy IRF và cuối cùng là nhận xét kết luận.