Khiết Hải Đại Sư đã tìm một phương pháp để dung hợp các truyền thống Phật giáo bằng cách đưa ra chủ thuyết “ Ngũ thời thuyết giáo” Thời nào Đức thế Tôn thuyết Lăng Nghiêm, thời nào Đức Thế Tôn thuyết A-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Trang 32 - 36)

- Abhidhamma Pitaka (Chú giải Tạng Diệu pháp): gồm 7 bài luận về

4 Khiết Hải Đại Sư đã tìm một phương pháp để dung hợp các truyền thống Phật giáo bằng cách đưa ra chủ thuyết “ Ngũ thời thuyết giáo” Thời nào Đức thế Tôn thuyết Lăng Nghiêm, thời nào Đức Thế Tôn thuyết A-

thuyết “ Ngũ thời thuyết giáo”. Thời nào Đức thế Tôn thuyết Lăng Nghiêm, thời nào Đức Thế Tôn thuyết A- hàm, Pháp Hoa, Bát nhã….Nhưng đó là một cơng trình rất guợng gạo. xem “Thất tịnh qua bài kinh trạm xe” của Thượng toạ Thích Giác Đẳng ở lớp thiền học online, trang web www.Dieuphap.com

khái niệm mà chỉ có một vị Tam tạng Pháp sư mới có khả năng làm việc đó”. [21]

Là một phần trong kết tập kinh tạng Kikàya, TTĐL được xem là bộ

sách rất quý trong kho tàng văn học Phật giáo nói riêng và văn học thế giới nói chung. Theo Thanh tịnh đạo luận tốt yếu, nó là bộ sách không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học đã được dịch sang tiếng Việt, như là bộ Bách khoa tồn thư của Phật giáo, có thể sánh ngang với bộ Đại tỳ bà sa luận của Thượng toạ hữu bộ [57, tr242]. Vì vậy, tuy là bộ luận của Thượng toạ bộ nhưng TTĐL được nhiều Phật tử chú trọng, vượt qua cả sự phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Nhà Phật học danh tiếng châu Âu Edward Conze có lần nói rằng, nếu ơng chỉ được mang theo một quyển sách ra một hịn đảo hoang vắng thì đó là quyển Thanh Tịnh Đạo [57, tr242].

Nhà Phật học Ái Ðức Hoa cũng nhận xét: “Thanh Tịnh Ðạo Luận là một tác phẩm kinh điển vĩ đại nhất về phương diện tâm linh của nhân loại. Tính chất trọng yếu của nó có thể xem như một mơ hình văn học tiêu biểu để cho các nhà học giả quốc tế dùng làm cơ sở” [57, tr242]. Cịn Gray thì đánh giá bằng những nhận định như sau: “Giả như ông không viết được bất kỳ điều gì khác, ngun chỉ tác phẩm này thơi cũng đã đủ khiến cho danh tiếng của ơng trở thành bất tử”.[38, tr104]

Dù cịn có những hạn chế mang tính lịch sử cụ thể, song với ý nghĩa và lượng tri thức phong phú và sâu sắc như vậy, TTĐL (Visuddhimagga) không chỉ được đưa vào Ðại tạng kinh thuộc phái Nam tông, quyển 62-64,

mà cịn là giáo trình học tập của tín đồ Phật giáo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các nhà nghiên cứu Phật học, TTĐL là nguồn tư liệu vơ giá để tìm hiểu kho tàng tri thức đồ sộ và mênh mông trong giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ.

Với những nội dung được trình bày trong tác phẩm, TTĐL đóng góp

to lớn cho Phật giáo nói chung và Phật giáo Tiểu thừa nói riêng, truyền tải phương pháp và giáo lý Phật giáo gốc tới đơng đảo tín đồ, chúng sinh. Về mặt triết học, tác phẩm khơng chỉ lưu giữ mà cịn là nền tảng lý luận cho sự phát triển tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thuỷ và cả Tiểu thừa (theo nghĩa Theravada). Điều này hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng khi Phật giáo đang có những biến đổi to lớn trên tồn cầu. Tác phẩm chính là sự khẳng định tư tưởng của Phật giáo gốc cho sự nghiên cứu cả về Tiểu thừa và Đại thừa cũng như các môn phái, chi phái của Phật giáo về sau.

***

Giáo lý Phật giáo nguyên thủy tập hợp tất cả nhưng lời Phật thuyết giảng, khi Phật giáo chưa có sự phân chia thành bộ phái. Đó là giáo lý tốt đẹp, mang tính nhân văn và biện chứng sâu sắc, thể hiện mục đích cao cả của Đức Phật là giải thoát chúng sinh ra khỏi nỗi khổ của cuộc đời. Cho đến nay, tuy đã có nhiều thay đổi về hình thức và giáo lý song tinh thần của đức Phật vẫn được các bộ phái lưu giữ trong các bộ kinh, bộ luận nguyên thủy, điển hình là tác phẩm TTĐL do luận sư Buddhaghosa trước tác.

Buddhaghosa là luận sư xuất sắc của Thượng Tọa bộ phái, ông sinh vào khoảng thế kỷ V SCN tại Ấn Độ. Ơng đã có cơng lao to lớn trong việc chú giải, gìn giữ và phát triển kinh điển Pali cũng như phát triển Phật giáo Tích Lan. TTĐL là một bộ luận vĩ đại được ơng sáng tác trong thời gian ở Tích Lan. Tác phẩm được xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của Thượng Tọa bộ phái (Phật giáo Nam tông), là hệ thống giáo lý của Phật giáo nguyên thủy được khái quát một cách hệ thống, dễ thực hành cùng với giá trị đạo đức nhân văn hướng nội thiết thực, với hầu hết các vấn

đề về vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thức luận bao gồm cả những tiến bộ và hạn chế của Phật giáo Nguyên thủy trong tính lịch sử cụ thể của nó, kèm theo những minh họa cụ thể cho giáo lý của đức Phật cùng những lời bình luận, chú giải sâu sắc. Vì vậy tuy có những hạn chế song TTĐL vẫn có vai trị to lớn đối với việc bảo tồn Phật giáo nguyên thủy.Và tuy là bộ luận

của Thượng tọa bộ song tác phẩm vẫn được các phật tử cả Tiểu thừa và Đại thừa chú trọng, vượt qua sự phân biệt bộ phái, là nguồn tài liệu quý báu cho các Phật tử cũng như giới Phật học khi nghiên cứu tư tưởng Phật giáo nói chung và Phật giáo nguyên thủy nói riêng.

Để hiểu rõ hơn về Phật giáo nguyên thuỷ, chương II sẽ đi vào khảo sát một số vấn đề triết học Phật giáo trong TTĐL.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)