Nhân sinh quan trong Thanh Tịnh Đạo Luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Trang 61 - 78)

, 5 thủ uẩn 6 nội xứ ngoại xứ; trong 5 căn 5 lực có tuệ căn 11 tuệ lực

A lahán quả: Người tu hành đã đạt được Thánh đạo, giải thoát Sdd, tr 19.

2.3. Nhân sinh quan trong Thanh Tịnh Đạo Luận

Nội dung nổi bật của giáo lý Phật giáo chính là triết lý nhân sinh. Đặc biệt triết lý nhân sinh không tách rời vũ trụ luận, nhận thức luận. Xuất phát từ quan điểm bản thể của thế giới là Không, Phật giáo coi con người là một chỉnh thể vũ trụ, bản chất con người là vơ ngã, song vì nhầm lẫn cho

rằng hữu ngã nên khổ, và Phật giáo tìm con đường cứu chúng sinh ra khỏi nỗi khổ. Triết lý nhân sinh tốt đẹp và độc đáo ấy được thể hiện qua các quan điểm về Ngũ uẩn, Tứ Thánh đế, bát chánh đạo...Trong tác phẩm

TTĐL, Buddhagosha đã trình bày lại những khái niệm về nhân sinh với

những ví dụ minh họa sinh động, làm nổi bật triết lý đạo đức nhân sinh tốt đẹp của Phật giáo Nguyên thuỷ.

Theo triết lý Phật giáo nguyên thủy, con người cũng do nhân duyên kết hợp bởi Danh và Sắc, hay Ngũ uẩn (tức là tập hợp năm yếu tố: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức). Trong Ngũ uẩn, Sắc thuộc vật chất; còn Thọ, Tưởng,

Hành, Thức thuộc về tinh thần. Nói cách khác, cái gọi là Ta/ ngã chỉ là sự kết hợp tạm thời của Ngũ Uẩn, Ngũ uẩn tan lại trở về với Không/vô. Phật giáo coi sự kết hợp tạm thời đó là giả hợp. Cái tơi thể xác (sắc) là sự kết hợp nhân duyên của Tứ đại. Cái tôi tinh thần (danh) là sự kết hợp nhân duyên của các yếu tố tinh thần (Ngũ căn- năm giác quan) quan hệ tương tác với ngũ cảnh (âm thanh, mùi vi, mầu sắc, hình thể) tạo nên ý thức và hành động (nghiệp- thân, khẩu,ý của mỗi người). Vậy con người cũng do nhân duyên mà hợp nên thể xác và tinh thần, đủ nhân duyên thì sống, hết nhân duyên thì chết. Sống chết chỉ là giả hợp tan của Ngũ uẩn, của danh - sắc [71]. Trong TTĐL,

Buddhaghosa chỉ rõ rằng Ngũ uẩn tạo nên danh và sắc, song trong bản thân

mỗi người danh - sắc khơng tồn tại độc lập mà có mối quan hệ biện chứng với nhau: trong thân 5 uẩn, danh sắc sinh khởi lệ thuộc vào nhau, phần này làm chỗ tựa và củng cố cho phần kia, và khi một phần rơi xuống do cái chết, thì phần kia cũng sụp đổ. Y cứ vào sắc mà tâm sinh, y cứ vào tâm, mà sắc sinh. “Ví như một khoảng khơng gian, được bao bọc bằng gỗ, dây, cỏ, đất sét, thì có ra danh từ nhà, cũng thế, khi một khoảng khơng gian được vây kín bằng xương, gân, thịt da, thì có ra danh từ Sắc”. Hay ví như 2 cụm lau tựa vào

nhau, cụm này làm chỗ tựa vững chắc cho cụm kia, và khi cụm nầy đổ thì cụm kia đổ. [28, tr966], đồng thời Buddhaghosa cũng khẳng định: “Như vậy, con người cũng như vạn vật chỉ là tứ đại mà thôi, chứ không phải là một chúng sinh, khơng có tự ngã”, hay “Một tỳ kheo khi qn sát thân này, dù đặt thế nào, sử dụng thế nào cũng chỉ gồm bốn đại, trong thân này, đây là địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại” [28, tr605]. “Khi phân tích được như vậy thì dễ thấu hiểu được tính khơng của các pháp, đoạn trừ được cái tưởng của

chúng sinh về tự ngã, dứt bỏ được sợ hãi, yêu ghét.” [57, tr127]

Cùng với quan niệm về ngũ uẩn, Buddhaghosa cịn giải thích quan niệm về căn, xứ và giới, để cho thấy ngồi Danh sắc khơng có một cái gì có thể gọi là Ngã, hay con người, chư thiên hay phạm thiên... Ở chương XV, từ định nghĩa về xứ và giới: Xứ có nghĩa là trú xứ, chỗ gặp gỡ, chỗ xuất phát, là

nguyên nhân… Xứ gồm 12 loại, trong 12 xứ có cả danh và sắc, ý xứ là một

phần của pháp thuộc về danh, còn lại những cái khác đều là sắc … Giới là một danh từ dùng để chỉ cái khơng có linh hồn hay tự ngã. Ðức Phật vì muốn đoạn trừ sự chấp ngã sai lầm của chúng sinh, tưởng rằng có một cái ngã bền chắc, thường hằng, nên mới nói đến 18 giới [28, tr822,tr824-825,827-828], TTĐL

phân tích sự liên kết nghiệp quả từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai và chứng minh thuyết “Thập nhị nhân duyên”

Thập nhị nhân duyên là một sự hệ thống hóa tồn bộ đời người theo góc nhìn kết hợp thuyết ln hồi với thuyết khổ, đi từ nguồn gốc của sự đau khổ và tới mục đích thốt khỏi mọi đau khổ của cuộc sống. Lý Nhân duyên có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với mục đích giải thốt, đó là bí mật, là chân lý của cuộc đời. Chúng sinh nhận thức được lẽ nhân duyên (nhân quả) là nhận thức được bản chất của khổ, tuệ tri được lẽ sinh tử ở đời, và do đó làm chủ được vạn pháp cũng như bản thân mình. Từ đó Budhaghosa vận dụng nhân

dun của đức Phật để giải thích Thập nhị nhân duyên (các nguyên nhân, chuỗi nguyên nhân gây ra khổ đau của con người): Vậy trong vòng nhân quả của đời người, nguyên nhân đầu tiên của Khổ là “Vô minh duyên (làm điều kiện) cho hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già chết, sầu bi khổ ưu não; như vậy có sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này” [28, tr873]. Do sự đoạn diệt, ly khai vơ minh một cách hồn tồn, nên Hành diệt. Do hành diệt, nên Thức diệt. Do thức diệt, nên Danh sắc diệt. Do danh sắc diệt, nên Sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt, nên Xúc diệt. Do xúc diệt, nên Thọ diệt. Do thọ diệt, nên Ái diệt. Do ái diệt, nên Thủ diệt. Do thủ diệt, nên Hữu diệt. Do hữu diệt, nên Sinh diệt. Do sinh diệt, nên Lão Tử, sầu, bi, khổ, ưu, não, đều diệt. Như vậy là đoạn diệt toàn bộ khổ uẩn.

Như vậy, TTĐL đã làm rõ được quan điểm của đức Phật về nguồn cội của Khổ và cách diệt nguồn cội đó. Tác phẩm này cũng giúp người đọc thấy được từ vơ minh đến lão tử là q trình theo đó sự sống phát sinh, tồn tại và tiếp diễn, nếu đảo ngược sẽ đi đến sự chấm dứt của một q trình. Dù giải thích mười hai nhân duyên theo chiều nào, triết lý phật giáo đều chỉ ra nguyên nhân căn bản của mọi đau khổ của chúng sinh là từ vô minh.

TTĐL đã tập hợp ra 24 nghĩa của chữ duyên trong giáo lý Phật, gồm

Nhân duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên, Vô gián duyên, Ðẳng vô gián duyên, Câu sinh duyên, Hỗ tương duyên, Y chỉ duyên, Thân y duyên, Tiền sinh duyên, Hậu sinh duyên, Tập hành duyên, Nghiệp duyên, Dị thục duyên, Thục duyên, Căn duyên, Thiền duyên, Ðạo duyên, Tương ưng duyên, Bất tương ưng duyên, Hữu duyên, Phi hữu duyên, Ly khứ duyên, Bất ly khứ duyên. Trong đó Nhân duyên là một từ căn bản, trong

triết lý nhân sinh của Phật giáo thì nó làm điều kiện gốc, là yếu tố nền tảng, nó giúp cho sự sinh khởi một yếu tố khác. Tập hợp này trong TTĐL cho

thấy trong quan điểm về duyên, Phật quan tâm đến hai yếu tố trọng yếu nhất, đó là vơ minh và dục. Có thể nói TTĐL đã cho chúng ta thấy ý nghĩa

to lớn, mang tính nhân văn sâu sắc của thuyết duyên sinh thể hiện trong nhân sinh quan Phật giáo. Từ Thập nhị nhân sinh duyên, Phật giáo đã vạch ra nguồn gốc nỗi khổ của con người và con đường giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ qua thuyết Tứ diệu đế (Catvary Arya Satya).

Tứ diệu đế chính là cốt lõi tồn bộ quan niệm nhân sinh của Phật giáo, là chân lý đúng đắn để tất cả mọi người có thể tinh tấn trên con đường giải thoát như Kinh Pháp Cú khẳng định: “Chân lý cao thượng nhất là Tứ Đế” [7, tr61]. Chính vì vậy Tứ diệu đế còn gọi là Tứ thánh đế. Trong TTĐL nội dung, ý nghĩa của Tứ đế cũng như nội dung mỗi đế được Buddhaghosa trình bày khá tuần tự và cơ đọng. Vì sao gọi là Thánh đế, Theo TTĐL, cả 4 đế này được gọi là Thánh đế, vì chỉ có những bậc thánh mới thâm nhập được chúng, và cũng có nghĩa đó là bốn chân lý chân thật, khơng hư ảo [28, tr840-841]. Tứ thánh đế bao gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế, và đạo đế. Mỗi đế trong Thánh đế có ý nghĩa khác nhau: “Ý nghĩa của Khổ là bức bách, hữu vi, bốc cháy và biến đổi; tính chất của nó là chân thật, khơng hư ngụy, khơng thể khác. Nguồn gốc của khổ với ý nghĩa tích tập, căn ngun, trói buộc, chướng ngại. Diệt có nghĩa là thốt ly, tách rời, vơ vi, bất tử. Ðạo có nghĩa là lối ra, nguyên nhân,

thấy, ưu thắng”.[28, tr836]. Làm sáng tỏ ý nghĩa của bốn chân lý này, Buddhaghosa đưa ra ví dụ: Khổ ví như gánh nặng; Tập ví như sự mang gánh nặng; Diệt như gánh nặng được đặt xuống; Ðạo như phương tiện đặt gánh

nặng. Hoặc Khổ như chứng bệnh. Tập như nguyên nhân gây bệnh. Diệt như

sự hết bệnh; Ðạo như thuốc chữa bệnh. [28, tr865]. Từ sự khái quát đó,

Khổ đế. Đức Phật chủ trương cứu khổ, vì vậy diệt Khổ, giải thoát

con người là bước đường đầu tiên và cũng là mục đích cuối cùng trên đạo lộ hướng tới giải thoát, do đó cũng là nội dung trọng tâm, cơ bản trong giáo lý của đức Phật. Đức Phật nhiều lần tuyên bố “Chư tì kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ nói đến khổ và sự diệt khổ”[dẫn theo 26, tr50]. Bản chất đích thực của vạn vật là vô thường, bản chất vô thường của đời người là khổ. Chừng nào con người nhận thức được bản chất của đời người là vô thường, là khổ thì chúng sinh sẽ được giải thốt, thanh tịnh, Niết bàn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu được bản chất của khổ nên Buddhaghosa đặc biệt phân tích cặn kẽ về khái niệm này. Trong TTĐL viết:

“Nguyên nghĩa Pali của Khổ (Dukkha) gồm Du là xấu xa, ác độc, và Kham là trống rỗng. Thế nên, Khổ là “xấu”, “Vì nó là nơi thường lai vãng của

nhiều sự hiểm nguy, và nó trống rỗng, vì không trường cửu, không đẹp, khơng vui, khơng có tự ngã.” [28, tr840]. Phật giáo khái quát vạn vật trong thế giới, dù hữu tình hay vơ tình đều ở trạng thái khổ não, và có 12 điều khổ mà chúng sinh phải trải qua, đó là: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tăng hội, ngũ thủ uẩn. Theo TTĐL thì “Khổ là sự bức bách,

theo bốn ý nghĩa, là thiêu đốt, là khó, là căn đế của khổ, và ngược với lạc”[28, tr1065]. Từ đó TTĐL phân tích kỹ 12 loại khổ:

Sinh: Sanh là khổ, vì nó là cội nguồn cho khổ trong các đọa xứ; nào là nỗi khổ khi đầu thai, khi ở trong bào thai và khi sinh ra. Lúc đang sống, chúng sinh cũng phải chịu bao nhiêu nỗi khổ. Nếu ở địa ngục thì khổ vì bị lửa dữ thiêu đốt. Nếu ở lồi súc sinh thì phải chịu khổ vì bị đánh đập bằng roi, gậy, hoặc ăn nuốt lẫn nhau. Nếu sinh ngạ quỷ thì đau khổ vì đói khát bức bách. Nếu sinh vào a tu la thì đau khổ vì giá lạnh, tối tăm.

Già: là căn bản cho sự đau khổ thể xác và tâm hồn, khởi lên do nhiều duyên, như tứ chi nặng nề, các căn suy yếu, tuổi trẻ tan biến, sức lực phá sản, trí nhớ sút kém, bị người khi dễ v.v...

Chết: là sự chấm dứt mạng căn nơi một chúng sinh, có nhiều nguyên nhân, như chết do thọ mạng hết, do công đức tận, hoặc chết bất đắc kỳ tử, bị tai nạn đột ngột xảy ra.

Sầu: là sự nung nấu đốt cháy tâm can nơi người bị mất thân quyến, hay bị mất mát những gì mình u q.

Bi: là sự đau buồn do mất mát người thân, của cải v.v..., được biểu hiện bằng những hành vi cử chỉ người khác có thể thấy được.

Khổ: là sự khổ đau, bức bách của thân xác. Ưu: sự khổ sở về tâm.

Não: sự thiêu đốt tâm can.

Budhaghosa đưa ra ví dụ minh họa: Sầu như chảo dầu nấu trên bếp lửa riu riu. Bi như nấu trên bếp lửa mạnh. Não như những gì cịn lại trong chảo sau khi nấu, cịn tiếp tục cho đến khi chảo khơ.

Oán tăng hội: phải gặp gỡ những người và vật mình ốn ghét. Ái biệt ly: phải xa lìa những người, vật mà ta yêu mến.

Cầu bất đắc: sự mong cầu không toại ý.

Ngũ thủ uẩn: 5 uẩn là đối tượng của chấp thủ, như tấm bia thu hút những tên bắn, như ruồi nhặng bu trên thân con bò. [28, tr849-855]

12 nỗi khổ ấy với muôn vàn những biểu hiện khác nhau tạo thành một chuối đau khổ không dứt trong cuộc đời con người. Để làm rõ ý này trong quan điểm của đức Phật, TTĐL viết: “Theo chu trình trời gian đời người thì

sinh là cái khổ đầu tiên, già là khổ chặng giữa, chết là khổ chặng cuối. Khổ nung nấu tâm can, gọi là sầu. Khổ dưới hình thức than van khóc lóc, gọi là Bi. Cái khổ do thân tứ đại bị xáo trộn gọi là khổ. Nỗi khổ bức bách trong tâm hồn,

gọi là ưu. Khổ ngấm ngầm, chồng chất nhiều lớp gọi là não. Khổ do thất vọng, gọi là cầu bất đắc khổ. Chung quy, khi 5 uẩn bị chấp thủ, chính là khổ” [28, tr855]. Như vậy, đời người ngay từ khi mới sinh ra đến khi già chết đều là khổ, vậy nguyên nhân nỗi khổ là ở đâu, Buddhaghosa phân tích, chỉ rõ ở chân ly thứ hai - Tập đế.

Tập đế (Samudaya): Sam là liên kết; U chỉ sự khởi lên, Aya chỉ lý do.

Như vậy, Tập đế chỉ ra lý do sự khởi lên của khổ, khi phối hợp với những duyên còn lại [28, tr840]. Tập đế chỉ ra 12 nguyên nhân của khổ (thập nhị nhân duyên), trong đó ngun nhân sâu xa là vơ minh dẫn đến tham ái. Vì vơ minh con người không hiểu được do nhân duyên chi phối khiến chư hành vô thường, vạn pháp vô ngã, nên lầm tưởng rằng cái gì cũng của ta, trở nên chấp ngã, vị kỷ, trở nên tham lam (tham), giận dữ (sân), si mê (si).... Vơ minh, tham ái có sức mạnh to lớn, như dịng sơng cuồn cuộn chảy lôi cuốn mà người đời ít ai tránh khỏi, tạo ra nỗi khổ triền miên từ kiếp này sang kiếp khác “Khơng có lửa nào như lửa tham, khơng có ngục tù nào như lịng sân, khơng có lưới nào như vơ minh, khơng có dịng sơng nào như ái dục”[7, tr55]. Đức Phật chỉ ra nỗi khổ của con người song khơng dừng lại đó mà khẳng định phải diệt khổ. Muốn diệt khổ thì phải tìm ra nguyên nhân của nỗi khổ. Do vậy, Tập đế là nội dung quan trọng nhất trong Tứ đế. Đây là là một quan điểm tiến bộ của Phật giáo so với các tôn giáo cùng thời, được TTĐL khẳng định bằng ví dụ và sự so sánh cụ thể: “Như con sư tử chuyển sức mạnh tấn cơng người bắn nó chứ khơng hướng về mũi tên, cũng thế, đức Phật đề cập ngun nhân chứ khơng nói hậu quả. Trái lại, ngoại đạo thì như con chó bị ném cục đất, nó sẽ hướng đến cục đất thay vì tấn cơng người ném. Ngoại đạo chỉ dạy chấm dứt khổ bằng cách hành thân hoại thể, mà lại không lo chấm dứt những ô nhiễm của tự tâm”[28, tr856]. Như vậy muốn giải thoát khổ não, trước hết phải tận diệt

nguyên nhân của nỗi khổ. Đó cũng chính nội dung thứ ba trong Tứ Diệu đế.

Diệt đế (Nirodha): Ni chỉ sự vắng mặt; Rodha là nhà tù. Diệt đế được

định nghĩa là sự đoạn diệt, ly tham, không có tàn dư khát ái, là sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thốt khơng chấp trước. Diệt đế là giải thoát luận và cũng là lý tưởng luận của Phật giáo, nó là phương pháp diệt trừ nỗi khổ, giải thoát con người khỏi nghiệp chướng luân hồi. Trong kinh Chuyển Pháp Luân

cũng khẳng định: “Đây là chân lý cao thượng về sự diệt khổ. Đó là sự từ bỏ, sự thoát ly và sự tách rời khỏi tâm ái dục”. [14, tr613], TTĐL làm rõ Diệt đế là sự vắng mặt của mọi sinh thú, vì nơi đây khơng có sự bức não

của khổ được xem như nhà tù [28, tr840]. Nguyên nhân cuối cùng của khổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Buddhaghosa và một số tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thủy trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Trang 61 - 78)