- Abhidhamma Pitaka (Chú giải Tạng Diệu pháp): gồm 7 bài luận về
6 Theo „Thế giới quan Phật giáo‟ của Thượng tọa Mật Thể “Hành là sự chuyển biến của nghiệp thức” Còn theo một triết gia phương Tây thì “Hành là ý chí muốn sống” Xem Con Ðường thoát khổ, TKN, Trí Hả
theo một triết gia phương Tây thì “Hành là ý chí muốn sống”. Xem Con Ðường thốt khổ, TKN, Trí Hải dịch, ÐHVH, 1996, tr. 40
vào phạm vi các hành động. Hành bao gồm sắc tư, thọ tư, thức tư, là sự thể hiện, hình thành các pháp hữu vi. Cũng chính là nghiệp thiện, ác dẫn chúng sinh đi thọ thai và luân hồi sanh tử”[43, tr40]. Còn Budhaghosa khái quát về Hành trên cơ sở đạo đức: “Bất cứ cái gì có đặc tính tạo tác, gọi là Hành uẩn. Theo đặc tính thì Hành chỉ có một, nhưng theo loại thì có ba loại là: thiện, bất thiện và bất định. Khi tương ưng với thiện tâm thì hành ấy là thiện, tương ưng với bất thiện tâm là bất thiện và khi tương ưng với tâm bất định thì hành bất định”.[28, tr791]
Thức uẩn (vinnana-khandha) là khả năng ghi nhận trong ý thức sự
có mặt của các pháp qua 6 căn, là phản ứng khi có „căn‟ làm căn bản và „cảnh‟ làm đối tượng. Theo Phật giáo Nguyên thủy chỉ có 6 thức (nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân, ý thức), nhưng đến thời kỳ Ðại thừa, Duy Thức tông đưa thêm 2 thức nữa là Mạt na thức và A lại Da thức. Trong TTĐL
Buddhagosha chỉ đề cập đến 6 thức đầu theo quan điểm của Phật giáo Nguyên thủy. TTĐL khẳng định rằng Thức uẩn là duyên của 4 uẩn Sắc,
Thọ, Tưởng, Hành, đồng thời là trọng tâm của Ngũ uẩn. Buddhaghosa chỉ rõ Thức ở đây được hiểu là tâm hay ý. [28, tr775]
Như vậy Ngũ uẩn bao gồm cả các yếu tố vật chất và các yếu tố tinh
thần của con người. Từ sự phân tích Ngũ uẩn, Buddhaghosa đưa ra kết luận: “Bất cứ sắc nào, quá khứ, hiện tại hay vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay thù thắng, xa hay gần, tất cả sắc ấy là vô thường, là khổ, là vô ngã. Bất cứ thọ nào, bất cứ tưởng nào, bất cứ hành nào, và bất cứ thức nào, chúng cũng đều mang 3 đặc tính kể trên…”. [28, tr808]
Budhaghosa cịn giải thích thêm: “Nhưng sao đức Thế tơn nói chỉ có năm uẩn? Một là vì tất cả pháp hữu vi tương tự đều bao hàm trong đó. Hai
vì đó là giới hạn rộng nhất làm căn cứ cho sự chấp ngã và những gì thuộc ngã. Ba là vì chúng bao gồm tất cả những thứ nhóm khác. Khi nhiều loại pháp hữu vi được nhóm lại với nhau theo tính tương đồng, thì sắc lập thành một uẩn theo tính cách giống nhau ở khía cạnh vật chất, thọ hợp thành một uẩn do giống nhau về phương diện cảm thọ, các uẩn khác cũng vậy. Và đây là giới hạn cùng tột kể như căn cứ cho sự chấp ngã và ngã sở, tức năm uẩn. Vậy uẩn được nói là gồm năm, vì đó là giới hạn rộng nhất làm căn cứ cho sự chấp thủ bản ngã và những gì thuộc ngã. Lại nữa vì năm uẩn giới - định - tuệ giải thoát và giải thoát tri kiến nằm trong hành uẩn, nên năm uẩn này được kể là bao hàm các loại khác”. [28, tr818]
Khi phân tích Ngũ uẩn, Buddhaghosa đã chú ý giải thích sự khác nhau giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức qua các khái niệm cơ bản như uẩn và thủ uẩn. “Uẩn là được nói lên mà khơng phân biệt. Thủ uẩn
là nói để phân biệt những uẩn bị chấp thủ và còn lậu hoặc. Chẳng hạn, khi nói sắc thì đó chỉ là một pháp đơn thuần. Nhưng khi sắc đó làm đối tượng cho sự chấp thủ, thì nó được gọi là thủ uẩn. Thọ, tưởng, hành và thức cũng
thế, khi chúng khơng cịn lậu hoặc chi phối, thì chúng chỉ là những pháp đơn thuần. Nhưng khi chúng còn lậu hoặc và là cơ sở cho sự chấp thủ, thì chúng được gọi là thủ uẩn. Buddhaghosa cịn đưa ra ví dụ: Sắc thủ uẩn như cái phịng bệnh, vì nó là chỗ cư trú; Thọ thủ uẩn ví như cơn bệnh, vì nó
đem lại đau khổ; Tưởng thủ uẩn ví như sự kích thích của cơn bệnh, vì nó
làm sinh khởi cảm thọ tương ưng với tham; Hành thủ uẩn ví như dùng thứ
thuốc khơng thích hợp, vì nó là nguồn gốc phát sinh ra bệnh; Thức thủ uẩn
ví như người bệnh, vì nó khơng bao giờ thốt khỏi thọ và cơn bệnh” [28, tr816-817]. Những giải thích đó cho thấy là ngũ uẩn cấu tạo nên con người và vũ trụ, và chúng cũng chính là pháp hữu vi khơng thường hằng mà luôn
biến hoại và sinh diệt theo duyên. Vì khơng nhận ra điều này, mà con người mãi cho ngũ uẩn là thường hằng, thật có, nên nguyên nhân khổ đau bắt đầu từ nhận thức này. Vì vậy mà ngũ uẩn còn được gọi là năm thủ uẩn. Một khi thốt được mê lầm như vậy, thì sẽ “nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát và giải thoát tri kiến. Do vậy, vị hành giả biết được Ta đã giải thoát, sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, khơng cịn trở lại đời này nữa”[42]. Trong giáo lý, đức Phật coi trọng sự tự nhận thức, thức tỉnh của mỗi cá nhân trên con đường tới giải thốt. Vì vậy trong nhiều bộ kinh Đức Phật đã đề cập đến trình độ nhận thức của con người về vạn hữu. Như trong Cương yếu của các pháp căn bản (Trung Bộ kinh) Đức Phật đã chỉ ra rằng mỗi người có căn cơ, trình độ nhận thức khác nhau thì có nhận thức và hành vi khác nhau. Do vậy, nguyên nhân của cái nhìn sai lệch, khơng thấy được chân tướng của vạn vật là do tư duy hữu ngã, tư duy ngã tưởng của con người. Vì quá đề cao cái tơi mà chúng sinh bị đắm chìm trong vơ minh. Đây là ngun nhân chính tạo nên các hành vi bất thiện và từ đó tạo nghiệp. Một khi con người có được cái nhìn vơ thường, vơ ngã, khơng cịn xem các hiện hữu là ta, của ta, hay khơng coi trọng sự có mặt trong ta/ngã hoặc ta/ngã có mặt trong các hiện hữu, thì mới có thể thấy rõ dun khởi của vạn hữu như là sự thật. Ở đây nhận thức luận không tách rời nhân sinh luận. [Tham khảo 26, tr34-36]. TTĐL còn cho thấy rằng, Đức Phật nhấn mạnh đến vai trò, tầm quan trọng của nhận thức trong quá trình tu tập. Việc tu dưỡng, rèn luyện nhận thức (trí) bước đầu là vơ cùng quan trọng mà mỗi cá nhân phải không ngừng nỗ lực thực hiện trên đường tu học. “Con đường” hữu hiệu nhất để diệt trừ khổ đau, giải thoát bằng việc thực hành một đời sống đạo đức kết hợp tu thân, dưỡng tâm dựa trên cơ sở
của Giới- Định- Tuệ. Trên con đường đó, rèn luyện nhận thức (Trí) là khâu đầu tiên để có được q trình tu dưỡng tự giác nhằm đạt tới giải thốt. Chỉ có trí tuệ mới có cơng năng đoạn trừ các bất thiện pháp, các lậu hoặc7, các kiết sử8, các tùy miên9
. Trong 37 pháp trợ đạo, pháp mơn nào cũng có trí tuệ. Trong Bốn niệm xứ, có quán pháp trên các pháp đối với 5 triền cái10
, 5 thủ uẩn, 6 nội xứ ngoại xứ; trong 5 căn, 5 lực, có tuệ căn11, tuệ lực12