Vai trò và nội dung của giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành phát triển nhân cách đối với thế hệ trẻ hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 71)

thành phát triển nhân cách đối với thế hệ trẻ hiện nay

1.2.2.1. Vai trò của giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ

Đảng ta đã chỉ rõ: “…chúng ta đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh trong xã hội, trước hết trong các tổ chức Đảng và bộ máy nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình. Phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, đạo đức, lối sống - lĩnh vực then chốt trong đời sống văn hóa của dân tộc” [14, tr.14-15]. Trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, phần nhiều cán bộ đảng viên vẫn giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin yêu. Bên cạnh đó, một bộ phận khơng nhỏ (nhất là những đảng viên có chức có quyền) thiếu tu dưỡng bản thân, đã suy thoái về phẩm chất đạo đức và lối sống, làm xói mon lịng tin của dân, gây bất bình trong xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến chất về đạo đức, tha hóa nhân cách là chúng ta “chưa chú ý đúng mức đến vấn đề giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ đảng viên” hoặc xem nhẹ, lơ là giáo dục đạo đức, có chăng chỉ mang tính hình thức, nội

dung sơ sài, xa rời thực tế; vì thế mà giáo dục trở nên kém thuyết phục, kém hiệu quả; hoặc, coi nhẹ việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức chỉ cần thiết đối với lớp trẻ, với quần chúng. Để ngăn chặn được tình trạng suy thối, tiêu cực trong đời sống xã hội phải tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng trong các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), mỗi người trong cương vị cơng tác của mình phải tự giác, chủ động tu dưỡng bản thân, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, cần, kiệm liêm chính mới tránh được sự tha hóa biến dạng nhân cách.

Vai trị của giáo dục đạo đức cách mạng trong việc hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, giáo dục đạo đức mới góp phần hình thành thế giới quan,

nhân sinh quan.

Thế giới quan là quan điểm về thế giới nói chung, về cơ sở của sự tồn tại về mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, về những định hướng giá trị cơ bản... được hình thành.

Những thay đổi trong vị thế xã hội, trình độ phát triển của tư duy lý luận và hơn nữa một khối lượng trị thức lớn mang tính phương pháp luận về các quy luật của tự nhiên, xã hội mà thanh niên tiếp thu được trong nhà trường đã giúp họ thấy được các mối liên hệ giữa các trí thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới. Nhờ đó thanh niên bắt đầu biết liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chung về thế giới cho riêng mình. Đối với thanh niên biểu tượng chung về thế giới có một ý nghĩa nhân cách rất rộng, nó gắn liền với nhu cầu tìm kiếm một chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội, tìm kiếm một hướng đi, một nghề nghiệp, một dự định cho cuộc sống của họ.

Để chuẩn bị bước vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có

hiệu quả, về việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa... Để giải đáp các câu hỏi này, khả năng nhận thức, đánh giá cũng như khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân rất khác nhau, thể hiện đặc biệt rõ khoảng cách giữa sự phát triển tự phát và sự phát triển có hướng dẫn của giáo dục với nghĩa rộng của khái niệm này. Ở nước ta hiện nay khi mà các giá trị xã hội có nhiều biến động, khơng ít thanh niên chưa xác định được ý nghĩa của cuộc sống, khơng có định hướng nghề nghiệp rõ nét và do đó cũng khơng thể lập được cho bản thân một kế hoạch sống cụ thề. Hiện tượng này tồn tại khơng phải đơn thuần do trình độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi thành niên chưa chín muồi, mà quan trọng hơn là do những khiếm khuyết trong giáo dục ở nhà trường, gia đình và trong xã hội (thông qua các ấn phẩm sách báo, văn hóa, nghệ thuật...). Sự hướng dẫn, giảng giải, giúp đỡ bằng các biện pháp cụ thể, phù hợp của các thế hệ đi trước sự giúp thanh niên đạt đến "miền phát triển gần" mà L.X. Vưgốtxki đã phát hiện ra.

Một trong các khía cạnh quan trọng của q trình hình thành thế giới quan ở lứa tuổi thanh niên là trình độ phát triển ý thức đạo đức. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng thế giới quan về lĩnh vực đạo đức bắt đầu hình thành ở con người' từ tuổi thiếu niên. Các em thiếu niên biết đánh giá phân loại hành vi của bản thân và của người khác theo các phạm trù đạo đức khác nhau, có khả năng đưa ra những chính kiến tương đối khái quát của riêng mình về các vấn đề đạo đức... Song sang tuổi thanh niên ý thức đạo đức đã phát triển lên một bậc cao hơn cả về mặt nhận thức tình cảm và hành vi. Về mặt nhận thức thanh thiên khơng chỉ có khả nặng giải thích một cách rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệ thống nhất định thể hiện một trình độ khát quát cao hơn mà ở họ cịn xuất hiện một cách có ý thức nhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Ở khía cạnh tình cảm các chuẩn mực đạo đức đã có được những ý nghĩa riêng tư đối với thanh niên, nhờ đó các hành vi tương ứng với các chuẩn

mực đạo đức nhất định có thể khơi dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt. Nói cách khác ở lứa tuổi thanh niên niềm tin, đạo đức đã bắt đầu hình thành. Sự hình thành niềm tin đạo đức biến thanh niên từ chỗ là người chấp nhận, phục tùng các chuẩn mực đạo đức trở thành chủ thể tích cực của chúng. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong việc tìm kiếm hình mẫu lý tưởng. Học sinh nhỏ tuổi tiếp nhận hình mẫu lý tưởng xuất phát từ tình cảm khâm phục một con người cụ thể và khi đó hình mẫu lý tưởng sẽ chi phối hành vi đạo đức của các em. Như vậy ở một mức độ nhất định có thể coi hình mẫu lý tưởng là nguồn gốc hình thành ý thức đạo đức của học sinh nhỏ tuổi. Tình hình khác hẳn đối với học sinh cấp III. Các em học sinh cấp III tìm kiếm hình mẫu lý tưởng một cách có ý thức… Hình ảnh một con người cụ thể chỉ là phương tiện để các em gửi gắn những nguyên tắc, những biểu tượng đạo đức mà các em tiếp nhận.

Thứ hai, giáo dục đạo đức mới góp phần tích cực vào quá trình xây

dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân trong nhân cách mới của thế hệ trẻ. Khi bàn về bản chất con người, C. Mác đã chỉ rõ: “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” [44, tr.11].

Như vậy, C. Mác đã khẳng định: Các quan hệ xã hội tham gia vào sự hình thành bản chất con người, cũng như vai trị của thực tiễn và hoạt động thực tiễn đối với sự bộc lộ những sức mạnh bản chất con người. Nhân cách của con người được hiểu một cách toàn diện bao gồm cả đức và tài, năng lực thể chất và năng lực tinh thần, đó là sự thống nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội trong mỗi cá nhân con người, cụ thể là thái độ ứng xử của con người trong mối quan hệ nhiều chiều với xã hội hiện thực khách quan. Trong đó phẩm chất đạo đức mới được coi là một bộ phận đặc biệt, là nét đặc trưng cơ bản của nhân cách, còn tài là các năng lực thích ứng với xã hội của con người.

Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hơ ̣i địi hỏi phải có con người với tư cách là nguồn nhân lực, động lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là con người phát triển tồn diện:

có cả tri thức khoa học, được đào tạo về chuyên mơn nghiệp vụ, có năng lực sang tạo trong tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa ho ̣c công nghê ̣ hiện đại cùng với những phẩm chất đạo đức cần thiết.

Chủ tịch Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” [60, tr.310].

Nhân cách thế hệ trẻ được hình thành và phát triển trong học tập, lao động và rèn luyện. Thông qua các hình thức hoạt động mà thế hệ trẻ nhận thức được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Động cơ thúc đẩy cá nhân hoạt động là lợi ích của chính họ. Nhưng những lợi ích cá nhân được thực hiện một cách chân chính mới là động lực phát triển nhân cách cá nhân. Ngược lại, nếu lợi ích cá nhân được thực hiện bằng cách chà đạp làm tổn hại đến lợi ích của người khác sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách.

Trong giai đoạn hiện nay, những tác động mạnh mẽ của những điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự tác động của cơ chế thị trường đã cho ta thấy: Nếu con người chưa thực sự trưởng thành về phẩm chất đạo đức, ý thức pháp luật, sự giác ngộ về nghĩa vụ và nhiệm thì nói chung và thế hệ trẻ nói riêng chưa thể trở thành một nhân cách phát triển và hoàn thiện. Do vậy, giáo dục đạo đức, rèn luyện những phẩm chất đạo đức là điều kiện, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách cho họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đạo đức là sức mạnh, có đạo đức thì mới có sức mạnh, nhờ đó người cách mạng mới đi được xa”.

Giáo dục đạo đức mới chính là con đường, là cách thức cơ bản và chủ yếu để hình thành nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ. Khi đó, nhân cách đạo đức phát triển sẽ là “chất men” kích thích sự phát triển của trí tuệ, của tư duy sang tạo và năng lực thực tiễn của nhân cách. Vì vậy, để hình thành phát triển nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, trước hết, chúng ta cần phải giáo dục những phẩm chất đạo đức (nhu cầu, tình cảm, niềm tin, trí thức, lý tưởng, năng lực đạo đức…). Việc giáo dục nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ thể hiện và thực

hiện trong hoạt động học tập, ứng xử, các quan hệ chủ đạo như: quan hệ thầy trị, tình bạn, tình u…

Chúng ta đều biết tình cảm đạo đức chính là động lực của hành vi đạo đức, nó là một đặc trưng hết sức bản chất của con người, của nhân cách đạo đức, nó được biểu hiện ra như là những phản ứng có điều kiện của tình cảm con người đối với những hiện tượng đạo đức.

Giáo dục đạo đức mới góp phần to lớn trong việc truyền các quan niệm đạo đức của thế hệ trẻ từ tự phát sang tự giác, bị động sang chủ động. Thông qua giáo dục đạo đức, những tiêu chí về đạo đức giúp thế hệ trẻ hiểu được về những chuẩn mực, nguyên tắc, quy tắc đạo đức, các quy định về hành vi ứng xử của họ với những người xung quanh, với cộng đồng. Nếu thiếu những tri thức này thế hệ trẻ sẽ không nhận thức được đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là thiện, đâu là ác… và hành động của họ rất dễ dẫn đến sai lầm. Như vậy, giáo dục đạo đức mới cho thế hệ trẻ, chuyển những hiểu biết về những nguyên tắc, cái chuẩn mực xã hội thành nhu cầu, tình cảm đạo đức để họ tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức khắc phục sự lệch chuẩn của giá trị nhân cách, quan điểm đạo đức lạc hậu, chống lại các hiện tượng phi đạo đức. Các giá trị đạo đức khi biến thành lý tưởng, khi được nội tâm hóa trong nhân cách sẽ tạo ra cơ chế phòng ngừa cao đối với các phản giá trị đạo đức. Khi đó chúng tham gia vào các hoạt động của nhân cách cũng như là các chuẩn mực đinh hướng cho hành vi cũng như cho sự nhận thức và đánh giá giá trị nhân cách đạo đức. Nhờ đó, thế hệ trẻ có khả năng độc lập ứng xử trước các tình huống cụ thể, phù hợp với chuẩn mực xã hội và miễn dich đối với các chuẩn mực xa lạ, các phản giá trị đạo đức.

Giáo dục đạo đức mới góp phần tích cực vào việc truyền lại cho thế hệ trẻ những giá trị đạo đức mà các thế hệ trước đó tạo ra, trên cơ sở đó giúp cho họ nhân ra giá trị của các giá trị đạo đức, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc

sống mang tính nhân bản, nhân ái, nhân văn sâu sắc, góp phần to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội.

Thứ ba, giáo dục đạo đức mới góp phần hình thành những phẩm chất ý

chí, tính kỷ luật, cung cách ứng xử trong nhân cách thế hệ trẻ.

Vị thế xã hội của lứa tuổi thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó. Một mặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng. Trong các quan hệ đó người lớn, kể cả thầy cơ giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người "chuẩn bị thành người lớn và địi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình”. Mặt khác, khác với học sinh lớp dưới, học sinh cuối cấp II và học sinh cấp III đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội… Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội...

Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh. Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát thanh niên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới. Với họ điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ khống phải là loại vấn đề nào được giải quyết. Học sinh cấp III đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải bài tập. Họ có xu hướng đánh giá cao các bạn thơng minh và những thầy cơ có phương pháp giảng dạy

tích cực, tơn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gị ép, máy móc trong phương pháp sư phạm.

Trên cơ sở các điều kiện khách chủ quan nêu trên tự ý thức phát triển. Nghiên cứu khả năng đánh giá con người của thanh niên nhiều nhà tâm lý học nhận thấy rằng khi đánh giá con người nếu như thiếu niên thường nêu lên những đặc điểm mang tính nhất thời liên quan đến những hoàn cảnh cụ thể trong các mối quan hệ với bố mẹ hoặc thầy cơ giáo, thì thanh niên chú ý nhiều hơn đến những phẩm chất nhân cách có tính bền vững như các đặc điểm trí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)