cách thế hệ trẻ
1.1.2.1. Thế hệ trẻ, nhân cách thế hệ trẻ
Thế hệ trẻ là một khái niệm có nội hàm rộng, chỉ một lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứa tuổi khác nhau (tất cả những con người từ khi mới lọt lòng cho đến 30 tuổi đều có thể coi là thuộc thế hệ trẻ). Với giới hạn, mục đích, nhiệm vụ của đề tài, luận văn chủ yếu tập trung đề cập thế hệ trẻ ở nhóm thanh niên (những người ở độ tuổi từ 16 đến 30).
Là một tầng lớp xã hội, thế hệ trẻ (thanh niên) trước hết mang những đặc điểm chung của con người. Tuy nhiên đây là những con người phát triển
mạnh mẽ nhất, thậm chí có những bước “đột phá”, “nhảy vọt” trên tất cả các phương diện so với các giai đoạn khác của một đời người. Trên cơ sở sự tăng trưởng mạnh và tiến tới sự hoàn thiện về mặt thể chất: cơ bắp, chiều cao, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, bộ óc phát triển mạnh, các đặc điểm sinh lý người phát triển và chín muồi. Đồng thời sự phát triển về trí tuệ, sự phát triển về nhân cách cũng diễn ra mạnh mẽ. Ở lứa tuổi này, người ta có khả năng tiếp thu một cách nhanh nhất trí tuệ nhân loại, khả năng tiếp cận, phân tích, đánh giá sự kiện, khả năng chịu ảnh hưởng các giá trị, chuẩn mực, lối sống cũng trở nên nhạy bén hơn nhiều.
Thanh niên là đội dự bị trí thức trong tương lai. Vì vậy, họ mang trong mình những đặc điểm của tầng lớp trí thức như: Có khả năng lĩnh hội và sáng tạo tri thức khoa học - kỹ thuật - công nghệ, khả năng nhạy cảm với những vấn đề chính trị, xã hội… Họ có thể trở thành lực lượng xung kích của một giai cấp này hay một giai cấp khác. Họ là nhóm xã hội dễ tiếp thu tư tưởng mới (kể cả tích cực lẫn tiêu cực). Bác Hồ đã từng dạy: “Óc những người trẻ tuổi trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ”. Vì vậy, các lực lượng xã hội khác nhau, các đảng phái khác nhau đều tìm cách lơi kéo thanh niên, mong muốn sự ủng hộ từ phía họ cho các hoạt động của mình.
Đại bộ phận thế hệ trẻ chưa có “vị trí thực” trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội và chưa có vị trí thực trong xã hội. Bởi lẽ, họ chưa có một nghề nghiệp ổn định, chưa có một vị trí riêng của mình trong q trình sản xuất của nền sản xuất xã hội. Hoạt động chủ yếu của họ là học tập và bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học, nắm vững một lĩnh vực tri thức nghề nghiệp nhất định để sau này.
Từ những đặc điểm trên, thanh niên trở thành lực lượng xã hội có đặc điểm tâm lý xã hội hết sức đặc thù: họ luôn luôn mong muốn tự khẳng định mình, thích cái mới, cái lạ, ưa tìm tịi khám phá, sáng tạo giàu trí tưởng tượng,
giàu ước mơ, thích tham gia các hoạt động xã hội, có nhu cầu cao về tình bạn, tình u nam nữ… Vì thế, họ là những người có sức mạnh và tiềm năng to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi trổi, thanh niên có những hạn chế khơng nhỏ. Họ có tinh thần đổi mới mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm nhưng cũng dễ phiêu lưu mạo hiểm, liều lĩnh, tự do “vơ chính phủ”, từ đó dẫn đến dễ thất bại, đổ vỡ. Họ giàu ước mơ, lạc quan, nhưng cũng bồng bột, chủ quan, thiếu kinh nghiệm. Họ nhạy cảm, dễ tiếp thu cái hay, cái tốt nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi cái xấu, cái tiêu cực, dễ rơi vào “cạm bẫy”.
Vì vậy, việc quan tâm, chăm lo đầu tư cho thanh niên phát triển toàn diện vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm của tồn xã hội, trước hết là các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đồn thể cần có kế hoạch cụ thể thiết thực trên nhiều lĩnh vực để nâng cao đạo đức, thể lực, trí lực và vật lực cho thanh niên. Riêng các tổ chức của Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần có chương trình giáo dục chính trị, tư tưởng sâu rộng cho thanh niên, học sinh, sinh viên nhận thức đúng tình hình đất nước và trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc và nhân dân; tham gia tích cực giải quyết những vấn đề liên quan đến đời sống, học tập và đào tạo nhân lực, bồ dưỡng nhân tài là thanh niên; đồng thời có kế hoạch xây dựng, củng cố tổ chức Đồn vững mạnh từ cơ sở để đủ sức thu hút thanh niên tự nguyện tham gia các phong trào chung của xã hội và của Đồn. Có như vậy, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay mới đủ sức khoẻ và trí tuệ vượt qua khó khăn, thách thức, cùng nhân dân xây dựng đất nước, làm cho Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có vị trí xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, sánh vai cùng các cường quốc trong thế kỷ XXI.
1.1.2.2. Vai trò thế hệ trẻ, nhân cách ở thế hệ trẻ
Khi nói về vai trị của thanh niên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin đã khẳng định: tương lai của giai cấp cơng nhân và do đó tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên.
C.Mác đã nhận định, thanh niên, là lực lượng hùng hậu có khả năng cách mạng to lớn và luôn hướng tới lý tưởng của mọi thời đại. C.Mac nói: “Đảng của chúng ta là đảng của tương lai mà tương lai thuộc về thanh niên. Chúng ta còn là đảng của những người đổi mới, vì sự nghiệp đổi mới mà thanh niên ln ham thích, chúng ta là đảng của cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân chống lại những gì mục nát, mà thanh niên bao giờ cũng đi đầu trong cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân ấy” [86, tr.118]. Cùng với quan điểm đó, Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng: chính thế hệ trẻ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng, “họ là đạo quân xung kích của giai cấp vô sản quốc tế và đội hộ bị của Đảng” [43, tr.121]. Lênin đánh giá rất cao tiềm năng sáng tạo của thanh niên, Người cho rằng: “thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng” [41, tr.67].
Tiếp nối quan điểm đúng đắn của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac- Lenin, chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã rất chú ý đến thanh niên và đề cao vai trò của thế hệ trẻ. Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết nguyên đán năm 1946 Người đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [53, tr.167]. Người cũng khẳng định:”nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [54, tr.375]. Theo Người thanh niên, học sinh là lực lượng đơng đảo, có tri thức, có sức khỏe, có khả năng tiếp thu khoa học cơng nghệ tiên tiến, là lực lượng xung kích trong đấu tranh cách mạng, hăng hái xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Có thể thấy, vị trí, vai trị của thế hệ trẻ đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Để phát huy được vai trị quan trọng đó đòi hỏi Đảng phải tổ chức lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trong đó vấn đề giáo dục đạo đức mới cho thế hệ trẻ được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Quán triệt chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tương Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, học sinh. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV (khóa VII) của Đảng ta đã khẳng định: Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người… Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; cơng tác thanh niên là vấn đề sống cịn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Tại Đại hội tồn quốc lần VIII, sau khi nói về đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ngun Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh đã khảng định: “...cơng việc đó là của toàn xã hội nhưng trước hết là của thanh niên, vì thanh niên có vị trí đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc...”
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần VII (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 25 - NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã khảng định: thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế hệ trẻ đã khơng ngừng phấn đấu vươn lên trong mọi hồn cảnh, ở thời kỳ nào
của lịch sử họ cũng luôn tiên phong đi đầu trong các phong trào cách mạng với khẩu hiêu “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc, thế hệ trẻ đã tạm gác ước mơ học tập, lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Vì tiếng gọi của Tổ quốc họ đã sẵn sàng hy sinh, trọn đời cống hiến cho non sông đất nước. Các phong trào thanh niên “ba sẵn sàng” và khẩu hiệu “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ” đã được thế hệ trẻ hưởng ứng nhiệt tình.
- Nhân cách của thế hệ trẻ (thanh niên) Việt Nam hiện nay.
Mỗi cá nhân đều có sự thể hiện nhân cách đặc trưng phù hợp với vị thế xã hội của mình tùy địa vị xã hội khác nhau mà thể hiện nhân cách khác nhau. Nhân cách của thế hệ trẻ (thanh niên) là tổng hợp cụ thể của nhân cách, là hình thức biểu hiện tính người ở một lực lượng xã hội đặc thù. Có thể hiểu nhân cách ở thanh niên là tổng thể những phẩm chất đạo đức, năng lực thể chất và tinh thần được hiểu một cách lịch sử - cụ thể, quy định giá trị và những hành vi xã hội của thanh niên được thể hiện, thực hiện trong lao động, học tập, hoạt động giao tiếp, hoạt động xã hội của cá nhân mỗi thanh niên. Nhân cách ở thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, ngồi những đặc điểm chung của nhân cách, thì cịn có những biểu hiện riêng về phẩm chất và năng lực như:
Thứ nhất, thanh niên hiện nay năng động, sáng tạo và sống thực tế hơn:
so với các thế hệ thanh niên trước đổi mới, thanh niên hiện nay có tính thực tế hơn nhiều. Tính thực tế được biểu hiện đầu tiên trong việc lựa chọn ngành, nghề để theo. Họ tập trung nhất vào những ngành nghề có thể xin việc được ngay sau khi được đào tạo vì xã hội đang cần, những ngành nghề có thu nhập cao, chỉ số ít, chọn nghề theo mơ ước. Ngồi tính thực tế, thanh niên hiện nay rất năng động.
Thứ hai, thanh niên hiện nay đề cao vai trò cá nhân, cá tính: Kinh tế thị
ở thanh niên Việt Nam hiện nay. Thanh niên hiện nay có ý thức cao việc khẳng định vị trí của mình trước trước xã hội bằng cách trau dồi tri thức chuyên môn. Đồng thời, họ thể hiện rõ vai trị cá nhân, lợi ích cá nhân trong hành động. Lợi ích chung và sự quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh dường như bị lấn át bởi việc thực hiện lợi ích riêng, nhu cầu cá nhân ở một bộ phận thanh niên.
1.1.2.3. Những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ
- Một là, về đặc điểm tâm lý lứa tuổi: Thế hệ trẻ là một khái niệm rộng chỉ lực lượng xã hội đông đảo ở nhiều lứa tuổi nhưng luận văn chủ yếu nghiên cứu ở nhóm từ 16 đến 30 tuổi. Thế hệ trẻ nước ta, nếu tính cả thanh thiếu niên và nhi đồng chiếm tới khoảng hai phần ba dân cư. Hiện nay, thanh niên Việt Nam chiếm hơn 57% lao động xã hội và gần 29% dân số. Do đó, nguồn lực thanh niên giữ vị trí quan trọng và có vai trị đặc biệt trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta đã chỉ rõ: sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong Di chúc thiêng liêng của Người: “Việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là vô cùng quan trọng và cần thiết”.
Đặc điểm của tuổi trẻ là giàu nhiệt tình, năng động, giàu sinh lực ham hiểu biết và khám phá cái mới, tiềm tàng năng lực sáng tạo, coi trọng lẽ phải và sự công bằng, tâm hồn dễ xúc động và nhạy cảm, say sưa trong hành động nhưng lại thiếu kinh nghiệm và tri thức về cuộc sống để hành động. Trong đời sống cá thể của mình, sự trưởng thành các phẩm chất xã hội của thanh niên
chậm hơn so với sự phát triển về mặt sinh vật của họ. Những nét tính cách
vững. Điều đó cho thấy lứa tuổi thanh niên rất cần tới những tác động giáo dục của xã hội và đối tượng xã hội đặc thù này, xét về bản chất là dễ giáo dục, dễ cảm hóa, dễ thuyết phục, nhất là những tác động tinh tế của văn hóa.
Mặt khác, sự bồng bột, xốc nổi và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong ứng xử, làm cho tuổi trẻ rất dễ dao động trong sự lựa chọn giá trị, chuẩn mực và nhu cầu. Trước những tác động tiêu cực, họ thường dễ bị tập nhiễm cái xấu, cái xa lạ với bản chất văn hóa đạo đức của con người một cách không tự giác.
Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan.
Trong số các điều kiện khách quan, vị thế xã hội của chủ thể có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Những thay đổi vì thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầu phát triển mới. Trình độ phát triển của các chức năng tâm lý trong giai đoạn trước cũng như trong giai đoạn hiện thời sẽ là điều kiện chủ quan đảm bảo cho những nhu cầu phát triển mới nảy sinh trở thành hiện thực. Như vậy quá trình phát triển tâm lý con người là một quá trình liên tục. Nói cách khác mỗi giai đoạn phát triển vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là việc phân đoạn q trình phát triển tâm lý người chỉ có ý nghĩa tương đối. Khơng có gì đáng ngạc nhiên khi cùng một độ tuổi, ví dụ độ tuổi 14 - 15 có người gọi là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên, có tác giả