Đạo đức mới, giáo dục đạo đức mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 51)

1.2.1.1. Đạo đức mới.

Khái niệm đạo đức và đạo đức mới

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử lồi người và ngày càng đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển, tiến bộ của xã hơi. Vì vậy, trong suốt q trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề đạo đức luôn được xã hội quan tâm, đặc biệt là các nhà triết học.

Cho đến hiện nay bàn về đạo đức có nhiều hệ thống lý thuyết tiêu biểu, tiếp cận đạo đức theo khuynh hướng khác nhau.

Một là, khuynh hướng tiếp nhận đạo đức của chủ nghĩa duy tâm khách

quan và của các nhà thần học. Các nhà triết học duy tâm khách quan Platôn và Hêghen lấy “ý niệm” hoặc “ý niệm tuyệt đối” để lý giải nguồn gốc và bản chất đạo đức. Cịn các nhà thần học cho đạo đức có nguồn gốc từ thần thánh, con người và xã hội chẳng qua chỉ là những hình thái biểu hiện cụ thể khác của đấng thần linh và những chuẩn mực đạo đức do thần thánh tạo ra để giáo dục con người.

Hai là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy tâm chủ

quan. Họ coi đạo đức như năng lực “tiên nhiên” của lý trí con người. Ý chí đạo đức hay “thiện ý” theo cách gọi của I.Kantơ: là một năng lực có tính nhất thành, bất biến, có trước kinh nghiệm, nghĩa là có trước và độc lập với những hoạt động mang tính xã hội của con người.

Ba là, các khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa duy vật trước

Mác. Họ đã nhìn thấy đạo đức trong quan hệ của con người, nhưng con người chỉ là một thực thể trừu tượng, bất biến, con người nhân bản, nghĩa là con người ở bên ngoài lịch sử, đứng trên giai cấp, dân tộc và thời đại. Tiêu biểu

Bốn là, khuynh hướng tiếp cận đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Khác với cách tiếp cận của chủ nghĩa duy tâm khách quan, chủ quan và duy vật tầm thường, C.Mác và Ph.Ăngghen dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã xây dựng một học thuyết đạo đức có tính cách mạng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định đạo đức gắn với phương thức sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội “Xét đến cùng mọi học thuyết đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ” [46, tr.137]. Như vậy, các hiện tượng đạo đức ở các thời đại khác nhau nó có tính chất khác nhau, trong xã hội có giai cấp thì đạo đức có tinh gai cấp. Cho nên, không thể coi đạo đức là nhất thành, bất biến, vĩnh viễn, như lý thuyết của một số nhà đạo đức trước kia đề ra.

Theo quan niệm của chủ nghĩa Má c-Lênin đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức giống mọi hình thức khác là phản ánh tồn tại xã hội của con người. Tiếp tục phát triển quan niệm đạo đức nói trên, G.Bandzeladze cho rắng: “Đạo đức là hệ thống các chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện, tự giác của những con người trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội nói chung. Bản chất đạo đức là sự quan tâm tự giác của những con người đến lợi ích của nhau, đến lợi ích xã hội” [21, tr.104]. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác nhau về đạo đức. Để có một sự thống nhất cao về khái niệm đạo đức, là vấn đề rất khó. Ở đây, chúng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng:

“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện với niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [28, tr.8]. Đạo đức là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi con người. Đạo đức đánh giá hành vi con người theo chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành khái niệm về thiện ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa.

Đạo đức là một hệ thống các giá trị. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ thì hệ thống ấy có tính tích cực, có tính nhân đạo. Ngược lại, nếu hệ thống giá trị đạo đức không phù hợp với sự phát triển, tiến bộ thì hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động, phản nhân đạo

Khái niệm đạo đức mới

Sự vận động phát triển của xã hội lồi người là một q trình “lịch sử - tự nhiên” từ thấp đến cao, thông qua sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Phù hợp với mỗi hình thái kinh tế - xã hội cụ thể có một kiểu đạo đức tương ứng.

Hình thức sơ khai của các quan hệ đạo đức đã xuất hiện rất sớm, trong xã hội Cộng sản nguyên thủy. Lúc đó, đạo đức được biểu hiện thông qua các hành vi giao tiếp, ứng xử trong các điều cấm kỵ như: không được lấy phần của nhau, không được đàn áp nhau, không được nói dối. Do điều kiện kinh tế, sinh hoạt cịn ở trình độ lạc hậu, đạo đức bị lẫn lộn vào tập quán, phong tục, tín ngưỡng, lễ nghi tơn giáo. Các quy ước, định chế có tác dụng điều chỉnh hành vi con người mang ý nghĩa, giá trị đạo đức.

Cùng với sự vận động phát triển với nền sản xuất xã hội, mối quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng và phong phú hơn. Xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội đầu tiên có sự phân chia giai cấp và đạo đức mang tính giai cấp: Đạo đức chủ nơ và đạo đức nô lệ. Đặc điểm lớn của đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ là thừa nhận phẩm chất cao quý và uy quyền tuyệt đối của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô, những kẻ đặc quyền, đặc lợi, tự cho phép mình là thượng lưu, là tầng lớp quý tộc, và chỉ họ mới là người có đạo đức. Cịn nơ lệ, họ đề cao phẩm chất người lao động và quyền tự do, bình đẳng của con người, giai cấp nơ lệ hiểu rõ được giá trị đích thực của lao động, của những tình cảm nảy sinh phát triển từ trong quá trình lao động. Họ coi lao động là nguồn gốc, là cơ sở của đạo đức, là niềm tin hạnh phúc lớn lao của con người. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ đã thể hiện xung đột của hai

loại hình đạo đức trái ngược nhau, điều đó phản ánh điều kiện kinh tế và lợi ích giai cấp trong xã hội đó. Tuy nhiên, đạo đức của giai cấp chủ nô - giai cấp thống trị xã hội đóng vai trị chi phối, thống trị đời sống đạo đức lúc bấy giờ.

Xã hội phong kiến ra đời thay thế cho xã hội chiếm hữu nô lệ, phương thức sản xuất phong kiến được xác lập, kéo theo những thay đổi lớn trong đời sống xã hội, trong đó có đời sống đạo đức. Xã hội phong kiến phần nào đã cho con người lao động giải thốt khỏi kiếp nơ lệ, nhưng đồng thời lại trói buộc con người vào những thiết chế xã hội khắc nghiệt và xuất hiện kiểu bóc lột mới - kiểu bóc lột phong kiến. Giai cấp địa chủ phong kiến ln trói buộc con người vào những luật lệ hà khắc, xơ cứng, tạo ra sự đối kháng về mặt đạo đức trong xã hội. Đó là sự phụ thuộc, phục tùng những đấng bề trên, phụ thuộc và phục tùng vương quyền, thần quyền.

Quần chúng nhân dân lao động, những người được coi là tầng lớp dưới của xã hội, xuất phát từ địa vị kinh tế - xã hội, từ lợi ích của mình đã tạo ra những chuẩn mực đạo đức riêng phù hợp với đời sống của họ. Bản chất đạo đức của nhân dân lao động vẫn là tình thương yêu đối với con người, với nội dung ứng xử chủ yếu là cơng bằng, bình đẳng, tương thân, tương ái đối với mọi người.

Chế độ tư bản thay thế chế độ phong kiến là một bước tiến trên con đường phát triển của lịch sử xã hội, vì nó đập tan xiềng xích của chế độ nơng nơ, xóa bỏ tình trạng cát cứ của phong kiến, mở ra những quan hệ kinh tế mới. Sự thay thế quan hệ sản xuất phong kiến bằng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đẫn đến sự biến đổi của cả hệ thống đạo đức xã hội. quan hệ hàng hóa - tiền tệ thâm nhập vào tất cả đời sống xã hội, phá tan những sợi dây đạo đức trói buộc con người. Ở chế độ tư bản chủ nghĩa, cá nhân được giải phóng khỏi sự ràng buộc bởi quan hệ đắng cấp khắc nghiệt, ý thức con người đã bắt đầu thích nghi với những nguyên tắc của nền kinh tế thì trường đang thâm nhập vào các quan hệ đạo đức. Khi mới ra đời, đạo đức tư sản là một bước

tiến bộ lớn. Nó đấu tranh xóa bỏ quan hệ chật hẹp đẳng cấp, giải phóng cá nhân khỏi mọi áp bức của xã hội phong kiến.

Nhưng trong quá trình phát triển của mình với những quan điểm “duy

lợi”, “vị kỉ” và định hướng giá trị chung là sự giàu có, tiện nghi coi đó là

những giá trị cao nhất. Điều này, đã làm cho chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển đến cực điểm trở nên phản nhân đạo, đưa ra sự giàu có của cá nhân làm nguyên tắc quyết định mọi quan hệ đạo đức trong xã hội. Chủ nghĩa tư bản làm nảy sinh ra một lớp người sống xa hoa trên sự đau khổ của người khác, nhân cách con người ngày càng bị tha hóa. Về vấn đề này, Các Mác viết:

Mọi sự giường như chất chứa mâu thuẫn, chúng ta cho rằng máy móc có một sức mạnh kỳ diệu rút ngắn lao động của con người, làm cho lao động sản xuất dồi dào hơn, nhưng nó đem lại cho con người nạn đói và sự kiệt quệ. Những nguồn của cải mới, từ trước đến nay chưa từng có, do một phép lạ nào kỳ quặc và khó hiểu biến thành ngọn nguồn của sự nghèo khổ. Chiến thắng của kỹ thuật dường như được mua bằng giá trị của sự xa đọa về đạo đức. Người ta có cảm tưởng rằng nhân loại cáng chinh phục được bao nhiêu thì con người càng trở thành nơ lệ của người khác hoặc trở thành nơ lệ của sự đê tiện của chính mình bấy nhiêu [45, tr.10]. Những mâu thuẫn trong đạo đức của xã hội tư bản cần phải được khắc phục, được xóa bỏ bởi sự ra đời của một nền đạo đức tiến bộ hơn. C.Mác - Ph.Ăngghen đã dự báo cho sự xuất hiện nền đạo đức mới với tính cách là biểu hiện về mặt đạo đức của xã hội mới, xã hội Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa.

Sự hình thành đạo đức mới trên cơ sở của đạo đức vô sản gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vơ sản và do đó giải phóng nhân loại ra khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng. Đây là cuộc cách mạng mà giai cấp bóc lột về cơ bản bị xóa bỏ, người dân lao động từng bước được giải phóng về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Cùng với thắng lợi của cách mạng vô sản và thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đạo đức mới được hình thành và phát triển

trên mảnh đất hiện thực. Đạo đức mới là thành quả tiến bộ của đạo đức xã hội lồi người, đây là đạo đức có tình người thực sự là đạo đức của nhân dân lao động. Tính tự giác của q trình hình thành và phát triển của đạo đức mới, đòi hỏi phải nắm được quy luật vận động và phát triển của xã hội, đặc biệt ở các nước đang xây đựng chủ nghĩa xã hội.

Đạo đức cộng sản chủ nghĩa (đạo đức mới) là đạo đức của giai cấp vơ sản cách mạng, phản ánh những lợi ích căn bản của giai cấp vơ sản trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất cơng đem lại hạnh phúc chân chính cho con người. Cho nên, đạo

đức của những người vô sản là tiến bộ và trở thành một thực tế lịch sử, mang nộ dung nhân đạo cả về mặt thực tiễn và về mặt nhận thức. Tư tưởng nhân đạo cốt lõi trong đạo đức cộng sản là: Tất cả vì con người, tơn trọng con

người, thương yêu con người, giải phóng con người, tạo mọi điều kiện để con người được tự do và tồn diện trong mối quan hệ hài hịa giữa cá nhân và tâp thể. Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cộng sản là một quá trình lâu dài, phức tạp mang tính tự giác.

Trong q trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, đứng trên lập trường duy vật lịch sử Lênin đã chỉ ra cuộc đấu tranh giai cấp sẽ còn tiếp tục sau khi nhân dân lao động giành được chính quyền từ tay bọn thống trị. Vì vậy, nhiệm vị của người cách mạng là làm cho tất cả mọi lợi ích phải phục tùng cuộc đấu tranh đó và Lênin khẳng định: “Đạo đức, đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn áp bức bóc lột và góp phần đồn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới” [41, tr.369]. Như vậy, tính chất và nội dung của đạo đức mới, đạo đức cộng sản bị quy định bởi yêu cầu của sự nghiệp xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa.

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và lý luận đạo đức nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại

cho chúng ta một di sản tinh thần vơ cùng q giá, trong đó có tư tưởng đạo đức của Người.

Hồ Chí Minh coi đạo đức mới, đạo đức cách mạng là “gốc” là “nền tảng” của người cách mạng: “Cũng như sơng có nguồn thì mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [56, tr.252-253]. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Tức là phải có nhưng người có đạo đức xã hội chủ nghĩa” [59, tr.186]. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng khơng phải là đạo đức chủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng của các cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng của dân tộc và loài người” [56, tr.252]. Đạo đức mới là đạo đức chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng gải phóng dân tộc, vì sự nghiệp tiến bộ của nhân loại, vì tự do, hạnh phúc của mỗi người. Mục đích cuối cùng của nó là giải phóng triệt để con người, trước hết là giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động thốt khỏi mọi áp bức, bất công trong xã hội. Do vậy, đạo đức mới là đạo đức trong hành động cải tạo xã hội, khẳng định phẩm chất cao quý của người lao động trong sự nghiệp đấu tranh tự giải phóng mình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là sự kế thừa đạo đức của dân tộc và đạo đức nhân loại. Người đã thể hiện một thái độ cách mạng khoa học đối với các hệ thống đạo đức cũ. Trên cơ sở nắm vững phép biện chứng duy vật và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người đã biết “gạn đục khơi trong” kế thừa những yếu tố tích cực, hợp lý của các hệ thống đạo đức trước góp phần hình thành nên lý luận về đạo đức mới ở Việt nam. Nội dung đạo đức mới được thể hiện ở: Chủ nghĩa tập thể, lao động cần cù, sáng tạo, ý thức học tập rèn luyện vươn lên, chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghãi quốc tế và chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa… Từ những nội dung cơ bản đó, tùy thuộc vào yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức mới với sự hình thành, phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)