:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước bến tre (Trang 30)

Chương 2 đã trình bày và giới thiệu về các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các mơ hình nghiên cứu có liên quan . Chương này sẽ đề xuất mơ hình nghiên cứu , phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh, đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đề ra.

3.1MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Từ cơ sở lý thuyết về TTKDTM và điều kiện thực tế của KBNN Bến Tre , đồng thời dựa vào cơ sở lý thuyết của mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM), Mơ hình hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), Lý thuyết phổ biến sự đổi mới và kết hợp với kết quả các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước đây về hoạt động TTKDTM tại các ngân hàng, tác giả đề xuất mơ hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN Bến Tre với ba nhóm nhân tố: Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - pháp lý; Nhân tố thuộc về khách hàng; Nhân tố thuộc về Kho bạc. Cụ thểnhư sau:

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Từ mô hình nghiên cứu như hình 3.1 nêu trên, tác giả đưa ra các giả thuyếtnhư sau: H8+ H7+ H6+ H5+ H4- H3+ H2+ Nhân tố thuộc về môi trường

kinh tế - pháp lý Yếu tố kinh tế Hạ tầng cơng nghệ

Thói quen sử dụng Nhận thức sự hữu ích Yếu tố pháp lý

Trang bị cơng nghệ Kho bạc Nhận thức sự dễ sử dụng

Nhận thức của cán bộ Kho bạc Nhân tố thuộc về Kho bạc TTKDTM qua KBNN H1+ Nhân tố thuộc về khách hàng (đơn vị sử dụng NSNN)

Yếu tố pháp lý (YTPL):Hành lang pháp lý về lĩnh vực thanh tốn nói chung và TTKDTM qua KBNN nói riêng có tác động rất lớn đến việc tổ chức thực hiện TTKDTM trong nền kinh tế và qua KBNN.

Nếu có một khn khở pháp lý về TTKDTM chặt chẽ và phù hợp với thực tế thì sẽ khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng hình thức TTKDTM nhiều hơn. Ngược lại, nếu khn khở pháp lý chưa chặt chẽ, không phù hợp với thực tế thì hoạt động TTKDTM vẫn cịn gặp phải nhiều khó khăn, khơng khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế tham gia TTKDTM. Chẳng hạn, từ năm 2005, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua, tạo hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp lý dưới Luật để cụ thể hóa nội dung trên liên quan đến lĩnh vực thanh tốn vẫn cịn những điểm phải tiếp tục được ban hành để có thể phù hợp với thơng lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng. Có như vậy mới khuyến khích việc tăng cường TTKDTM

Đối với khu vực cơng, hiện này vẫn chưa có một khn khở pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh để bắt buộc thực hiện TTKDTM trong khu vực công (Lê Thị Mến, 2015).

Giả thuyết H1: Nếu độ chặt chẽ, phù hợp của yếu tố pháp lý quy định về TTKDTM tăng (giảm) thì hoạt động TTKDTM qua KBNN cũng tăng (giảm) theo.

Yếu tố kinh tế (YTKT):Trong điều kiện Việt Nam, việc phát triển kinh tế

không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố dẫn đến số lượng ngân hàng và chất lượng dịch vụ thanh tốn phục cho các tở chức, cá nhân cũng có sự chênh lệch rỗ rệt, dịng tiền thanh toán nhỏ lẻ đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai TTKDTM (Lê Thế Giới và Lê Văn Huy, 2006).

Qua thu thập thông tin từ hoạt động nghiệp vụ của KBNN Bến Tre cho thấy nội dung thanh toán cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ cho đơn vị sử dụng NSNN chiếm tỷ trọng tương khá lớn trong doanh số thanh tốn. Tuy nhiên, hiện nay cịn rất nhiều đơn vị sử dụng NSNN thanh toán bằng tiền mặt đối với các khoản chi này, họ cho rằng đơn vị bán hàng khơng có TK tại NH, buộc phải thanh tốn bằng tiền mặt. Việc các đơn vị bán hàng thường khơng có TK tại NH theo tác giả là do:(i)

Các đơn vị bán hàng đa phần chủ yếu kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ; mức độ giao dịch thanh tốn khơng lớn; (ii) Kinh tế chưa phát triển nên chưa thu hút nhiều NH về địa bàn hoạt động;

Nếu kinh tế Bến Tre phát triển như các tỉnh, thành lớn như TP.HCM, Long An, Bình Dương, … thì sẽ có nhiều NH hoạt động hơn, quy mơ mua bán hàng hóa của nhà cung cấp lớn hơn; mức độ giao dịch, giá trị thanh tốn lớn hơn. Khi đó việc mở và sử dụng TK tại NH của các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ phở biến hơn, vì vậy mà TTKDTM qua KB thuận lợi hơn. Do đó tác giả cho rằng yếu tố kinh tế có tác động đến TTKDTM qua KB.

Giả thuyết H2:Nếu yếu tố kinh tế có tác động thuận lợi đến khả năng tiếp nhận phương tiện TTKDTM thì hoạt động TTKDTM qua KBNN sẽ tăng và ngược lại.

Hạ tầng công nghệ (HTCN):Công nghệ thơng tin giúp cho việc thanh tốn tiếp cận không hạn chế về mặt không gian và thời gian. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động thanh toán làm cho thời gian thanh toán nhanh hơn; giúp công việc thanh toán trở nên gọn nhẹ hơn so với dùng ti ền mặt hoặc bằng thư, tránh được nhiều rủi ro khi thanh toán bằng các phương pháp cổ điển ; làm tăng vòng quay vốn lên rất nhiều, giúp cho các chu kỳ sản xuất đượ c thực hiện nhanh hơn, hàng hoá sản xuất ra nhiều hơn ; về lâu dài sẽ giảm chi phí cho hoạt động thanh toán , đặc biệt là vấn đề nhân lực . Do đó việc đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ, các giải pháp phần mềm của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn việc tăng cường TTKDTM (Lê Thế Giới và Lê Văn Huy, 2006).

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy kênh thanh toán bù trừ điện tử qua ngân hàng nhà nước của KBNN Bến Tre thì thanh tốn lương cho những người hưởng lương từ NSNN và các khoản thanh toán cá nhân qua tài khoản thẻ (ATM) là một trong những nội dung thanh tốn chủ yếu. Trong khi hiện nay cịn nhều đơn vị chưa chấp nhận trả lương qua tài khoản thẻ vì số lượng máy ATM của ngân hàng trên địa bàn cịn ít, nhất là ở địa bàn huyện, thậm chí mỗi huyện chỉ có một vài máy ATM, người lao động, giáo viên ở các xã xa phải mất nữa ngày để đến Trung tâm huyện rút lương (chưa kể máy ATM bị hỏng, đang bảo trì, …). Nếu các ngân hàngthương mại đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, cho ra nhiều dịch vụ thanh toán, lắp đặt nhiều máy POS, ATM, … nhất là ở địa bàn huyện thì việc thanh toán các khoản này qua tài

khoản thẻ đạt tỷ lệ cao hơn. Vì vậy, tác giả cho rằng hạ tầng cơng nghệ, dịch vụ thanh tốn của ngân hàng có tác động đến việc tăng cường TTKDTM qua Kho bạc.

Giả thuyết H3: Nếu hạ tầng công nghệ, dịch vụ thanh tốn của NH phát triển phong phú thì hoạt động TTKDTM qua KBNN sẽ tăng và ngược lại.

Thói quen sử dụng (TQSD):Tiền mặt trở thành một cơng cụ thanh tốn khơng hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, tiêu huỷ, vận chuyển, bảo quản, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước phải chịu, trong khi đó tiền mặt có điểm ưu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vơ danh, thủ tục đơn giản, Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một cơng cụ rất được ưa chuộng trong thanh tốn và từ lâu đã trở thành tâm lý, thói quen khó thay đởi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen của chủ thể thanh tốn có ảnh hưởng rất lớn việc tăng cường TTKDTM (Lê Thị Biếc Linh, 2010), thói quen này sẽ cản trở rất lớn đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN.

Giả thuyết H4: thói quen sử dụng tiền mặt của chủ thể thanh tốn lớn thì hoạt động TTKDTM qua KBNN sẽ giảm và ngược lại.

Nhận thức sự hữu ích (NTSHI):Việc TTKDTM sẽ mang đến những lợi ích thiết thực cho các tở chức, cá nhân có giao dịch với KBNN đó là các khoản thanh toán được thực hiện nhanh chóng, an tồn và tiện lợi; qua đó góp phần sử dụng quỹ NSNN có hiệu quả, tăng cường lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, thực hiện chính sách quản lý vĩ mơn của Nhà nước. Một yếu tố quan trọng giúp cho việc nhận thức lợi ích của TTKDTM là trình độ của người tham gia vào hệ thống thanh toán (Lê Thị Mến, 2015).

Giả thuyết H5: Nếu chủ thể thanh tốn có nhận thức cao (thấp) về sự hữu ích của TTKDTM thì hoạt động TTKDTM qua KBNN sẽ tăng (giảm).

Nhận thức dễ sử dụng (NTDSD):Quy trình thủ tục thanh tốn ảnh hưởng rất lớn đến việc thanh toán bằng tiền mặt hay TTKDTM. Quy trình, thủ tục thanh tốn bằng tiền mặt qua KBNN hiện nay có thể nói là đơn giản, nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đơn vị, trong khi đó quy trình thủ tục và biểu mẫu TTKDTM chậm đởi mới, khó khăn trong cơng tác chuẩn hóa thơng tin dữ liệu trao đởi giữa các bên tham gia thanh tốn (Lê Thị Mến, 2015 ). Trong quá trình giao dịch, nếu quy trình,

thủ tục TTKDTM của KBNN là đơn giản, nhanh gọn, dễ thực hiện thì chủ thể thanh tốn dễ dàng chấp nhận phương thức thanh toán này.

Giả thuyết H6: Nếu nhận thức sự dễ sử dụng khi sử dụng phương thức TTKDTM tăng (giảm) thì hoạt động TTKDTM qua KBNN sẽ tăng (giảm).

Trang bị công nghệ Kho bạc (CNKB):KBNN là một trung gian thanh toán, phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, nhất là cho khu vực công; do vậy việc trang bị công nghệ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế là hết sức quan trọng, giúp cho việc xử lý công việc được nhanh hơn. Việc trang bị công nghệ phải đảm bảo kết nối và tích hợp tốt với các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế sẽ giúp cho công tác TTKDTM phát triển. Ngược lại nếu trang bị cơng nghệ khơng phù hợp, khả năng tích hợp được với các hệ thống thanh toán khác của nền kinh tế cũng làm giảm khối lượng TTKDTM qua KBNN.

Trong những năm qua, KBNN đã có nhiều cố gắng trong việc trang bị công nghệ, với hàng loạt các ứng dụng tin học được xây dựng phục vụ các nhiệm vụ của KBNN, các hệ thống thiết bị hiện đại được trang bị cùng với số lượng đông đảo nhân viên được học tập trang bị những kiến thức về công nghệ thông tin đã đem l ại kết quả rõ rệt.

Tuy nhiên, việc ứng dụng và trang bị cơng nghệ của KBNN vẫn cịn một số hạn chế, nhất là việc kết nối với hệ thống thanh toán điện tử của các Ngân hàng như: thanh toán điện tử song phương, thanh toán đa phương, thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng nên chưa đáp ứng được yêu cầu về TTKDTM (Lê Thị Mến, 2015). Do đó, theo tác giả yếu tố cơng nghệ phục vụ cho thanh tốn của Kho bạc cần phải được xem xét.

Giả thuyết H7: Nếu cơng nghệ phục vụ thanh tốn của kho bạc càng phù hợp (không phù hợp) với các phương thức TTKDTM của ngân hàng thì hoạt động TTKDTM qua KBNN sẽ tăng (giảm).

Nhận thức của cán bộ kho bạc (CBKB):Cơng tác TTKDTM có thực hiện tốt hay khơng, ngồi việc thực hiện các quy định của nhà nước, của ngành và tâm lý của khách hàng thì vấn đề nhận thức của cán bộ KBNN cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện cơng tác này. Nếu lãnh đạo và cơng chức KBNN có nhận thức đúng về

việc tăng cường công tác TTKDTM qua KBNN, thể hiện ở chỗ tuân thủ nghiêm túc các quy định về TTKDTM, cán bộ cơng chức trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm sốt chi không xuê xoa với các đơn vị giao dịch trong việc thanh toán bằng tiền mặt theo nhu cầu của đơn vị. Trong q trình thực hiện kiểm sốt thanh tốn của KBNN, nếu cán bộ kho bạc tuân thủ nghiêm túc các quy định về TTKDTM, hướng dẫn cụ thể rõ ràng và bắt buộc các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện thì TTKDTM sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Giả thuyết H8: Nếu Cán bộ kho bạc tuân thủ nghiêm túc (khơng nghiêm túc) các quy định về TTKDTM thì hoạt động TTKDTM qua KBNN sẽ tăng (giảm).

3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong hình 3.2, trước tiên tác giả thực hiện tổng hợp thông tin và phỏng vấn chuyên gia (cán bộ làm công tác thanh toán , kiểm soát chi NSNN tại KBNN Bến Tre; Kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN) để có cái nhìn tởng quan về tình hình thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN Bến Tre , cũng như việc quản lý , sử dụng NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn ,

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu liên quan Mơ hình nghiên cứu và thang

đo sơ bộ

- Phỏng vấn thử (n=15) - Tham thảo ý kiến chuyên gia KBNN

- Điều chỉnh thang đo Bảng câu hỏi hoàn chỉnh

Nghiên cứu định lượng (n=240)

Phân tích Crobach’s Alpha

Phân tích nhân tố EFA (phân tích nhân tố khám phá)

Phân tích hồi quy bội Đánh giá – Kết quả Nghiên cứu định tính

từ đó xác định vấn đề cần nghiên cứu. Tiếp theo là nghiên cứu các mơ hình lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu thực hiện trước đây có liên quan đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng nói chung và thanh toán khơng dùng tiền mặt qua KBNN nói riêng để xây dựng mơ hình nghiên cứu (khung phân tích). Dựa trên cơ sở mơ hình nghiên cứu , tác giả xây dựng bảng câu hỏi để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bên ngoài kho bạc và các nhân tố thuộc bên trong kho bạc đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN Bến Tre.

Nghiên cứu sẽ được thực hiện qua hai bước, đó là : nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức dùng phương pháp định lượng.

3.3NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, trong đó thơng tin được thu thập ở dạng định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận và diễn dịch (Nguyễn Đình Thọ, 2007). Kết quả của nghiên cứu định tính là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Thông tin trong quá trình thảo luận với đối tượng nghiên cứu sẽ được tổng hợp và là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo.

Để nghiên cứu định tính, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trướcvà nghiên cứu tài liệu để xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. Dựa trên bảngcâu hỏi sơ bộ, tác giả tiến hành trực tiếp phỏng vấn sâu 05 cán bộ kho bạc trực tiếp kiểm soát thanh toán chi NSNN và 10 Kế toán trưởng của các đơn vị sử dụng NSNN có giao dịch thanh t oán qua KBNN Bến Tre (khách hàng của KBNN Bến Tre). Đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia Kho bạc là những Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo KBNN tỉnh, Lãnh đạo KBNN huyện trực tiếp phụ trách lĩnh vực kiểm soát, thanh toán chi NSNN để điều chỉnh các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN. Nội dung thảo luận với các chuyên gia xoay quanh những thuận lợi và rào cản ảnh hưởng đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN Bến Tre, các nội dung phỏng vấn được tác giả nghi nhanh, tóm tắt trong Phụ lục 1. Bảng câu hỏi sơ bộ được trình bày ở Phụ lục 2. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp và điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ, bảng câu hỏi chính thứcđược hình thành và trình bày ở Phụ lục 3.

Thiết kế thang do:

Thang đo của đề tài được dựa vào lý thuyết để xây dựng, đồng thời dựa vào sự tổng hợp từ kết quả phỏng vấn, tham khảo ý chuyên gia và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước, sau đó sẽ tiến hành loại bỏ các yếu tố không phù hợp và bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước bến tre (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)