Các biến kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đối với hiệu quả đầu tư (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Cách đo lường các biến

3.3.4 Các biến kiểm soát

Sau khi ước lượng các biến chính cho mơ hình nghiên cứu, tác giả tính tốn thêm các biến kiểm sốt để tăng thêm tính vững của mơ hình. Kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu này đưa vào 11 biến kiểm soát. Bao gồm các biến Quy mô công ty (LnSales); Tuổi công ty (LnAge); Tài sản hữu hình (Tang); Độ lệch chuẩn của dòng tiền hoạt động kinh doanh (StdCFO); Độ lệch chuẩn của doanh thu (StdSales), Cơ hội tăng trưởng (Qtobin), Sức mạnh tài chính (Z), Trung bình của dịng tiền hoạt động kinh doanh (CFO_ATA), Chu kỳ kinh doanh (Opercycle), Biến giả lợi nhuận (Loss), Biến giả ngành (Industy dummies).

Các biến kiểm sốt được tính tốn như sau:

Quy mơ công ty (LnSales) được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng doanh thu. Biến này được kỳ vọng là có mối tương quan dương với hiệu quả đầu tư vì các cơng ty có quy mơ lớn thường ít phải đối mặt với tình trạng bất cân xứng thông tin hơn, do đã có thời gian dài thử nghiệm các chính sách đầu tư nên vấn đề đầu tư sẽ hiệu quả hơn (Diamond và Verrecchia, 1991 và Harris, 1994).

Tuổi công ty (LnAge) được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của số năm tính từ khi thành lập đến năm hiện tại. Biến này được kỳ vọng là có mối tương quan dương với hiệu quả đầu tư. Nghĩa là các cơng ty có số năm đi vào hoạt động càng dài thì càng đầu tư hiệu quả. Nguyên nhân là do các công ty chưa hoạt động lâu năm thì vấn đề bất cân xứng thông tin là luôn tồn tại, các nhà đầu tư triển vọng từ bên ngồi sẽ khó nắm bắt được thơng tin so với nội bộ cơng ty, do đó sẽ xảy ra vấn đề đầu tư không hiệu quả (Hassan, Saleh và Zaleha, 2013).

Tài sản hữu hình (Tang): được tính bằng tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. Các cơng ty càng có nhiều tài sản thì việc dùng tài sản làm đảm bảo để đi vay nợ sẽ dễ dàng hơn, do đó dễ dàng đạt được tài trợ bằng nợ vay và đem đi đầu tư. Điều này dẫn đến đầu tư thiếu hiệu quả ( Almeida và Campello, 2007). Như vậy biến Tang được kỳ vọng là có tương quan âm đối với hiệu quả đầu tư.

Độ lệch chuẩn của dòng tiền hoạt động kinh doanh (StdCFO) và độ lệch chuẩn của doanh thu (StdSales) được đo lường bằng độ lệch chuẩn của dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh và doanh thu bán hàng trong thời gian từ năm t-2 đến năm hiện hành. Hai biến này được kỳ vọng là có tương quan âm đến hiệu quả đầu tư vì các doanh nghiệp có dịng tiền và doanh thu ổn định sẽ có xu hướng tự khai báo thu nhập thấp hoặc cao hơn trong một năm cụ thể ( Chen, 2011). Điều này dẫn đến tình trạng minh bạch trong chất lượng báo cáo tài chính khơng được xác định có thể gây ra vấn đề đầu tư thiếu hiệu quả.

Cơ hội tăng trưởng (Qtobin) : được tính bằng tổng giá trị thị trường của vốn cổ phần và giá trị nợ chia cho tổng tài sản. Cơ hội tăng trưởng được kỳ vọng là có tương quan âm với hiệu quả đầu tư. Nguyên nhân là do trong thị trường vốn khơng hồn hảo và có tồn tại bất cân xứng thông tin, các cơng ty có mức độ rủi ro cao và cơ hội tăng trưởng lớn thì các nhà quản lý có thể chỉ quan tâm đến lợi ích của cổ đơng và sẽ bỏ qua các dự án có NPV dương bởi vì tỷ suất sinh lợi của dự án có thể được cộng

dồn vào nợ. Do đó các nhà quản lý thường có động cơ tham gia vào vấn đề đầu tư dưới mức (Myers, 1984).

Sức mạnh tài chính (Z): hệ số Altman’s Z-score(1968) đo lường sức mạnh tài chính của cơng ty. Chỉ số này được phát minh bởi giáo sư Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc trường Đại học NewYork, dựa vào việc nghiên cứu rất công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số này hiện nay được ứng dụng khá rộng rãi trong việc xác định sức khỏe tài chính cũng như kiểm sốt nguy cơ phá sản của công ty. Công thức tính tốn chỉ số Z như sau

Z = 0.012*X1+0.014*X2+0.033*X3+0.006*X4+0.999*X5 Trong đó

X1 : vốn luân chuyển/ tổng tài sản X2 : lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản X3 : EBIT/Tổng tài sản

X4: Giá trị thị trường của cổ phiếu/ giá trị sổ sách của tổng nợ X5: Doanh thu bán hàng/ Tổng tài sản

Các cơng ty có nền tài chính mạnh mẽ thường chú trọng xem xét các cơ hội đầu tư một cách kỹ càng nên đầu tư sẽ càng hiệu quả. (Biddle, 2009). Vì vậy biến Z được kỳ vọng có tác động tích cực đối với hiệu quả đầu tư.

Trung bình của dịng tiền từ hoạt động kinh doanh ( CFO_ATA) được tính bằng tỷ số dịng tiền từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản bình qn. Nếu một cơng ty có dịng tiền đến từ hoạt động kinh doanh thì khả năng xem xét đầu tư vào các dự án tồi là khơng tồn tại qua đó tránh được việc đầu tư quá mức. Do đó biến CFO_ATA được kỳ vọng có tương quan dương với hiệu quả đầu tư.

Chu kỳ kinh doanh ( Opercycle) được xác định bằng công thức : ( khoản phải thu bình quân/doanh thu thuần)*360+ (hàng tồn kho bình quân)/ giá vốn hàng bán)*360. Các cơng ty có chu kỳ kinh doanh dài hơn sẽ có xu hướng lập báo cáo thường xuyên, các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để tăng cường giám sát, qua đó các dự án đầu tư sẽ được xem xét chặt chẽ hơn, hiệu quả đầu tư cao hơn. Như vậy biến chu kỳ kinh doanh được kỳ vọng là tương quan dương với hiệu quả đầu tư.

Biến giả lợi nhuận (Loss) sẽ nhận giá trị bằng 1nếu lợi nhuận rịng của cơng ty âm và bằng 0 nếu lợi nhuận ròng dương.

Biến giả ngành ( Industry dummies) được sử dụng để xem xét hiệu quả đầu tư của từng ngành. Bài nghiên cứu này chia các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam làm ba nhóm ngành lớn là sản xuất, thương mại và các ngành dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đối với hiệu quả đầu tư (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)