Tư tưởng đạo đức thời kỳ Cổ đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng pháp (Trang 30 - 34)

1.3. Tiền đề tư tưởng – lý luận

1.3.1. Tư tưởng đạo đức thời kỳ Cổ đại

Không phải quá xa khi nói tới thời kỳ Cổ đại, vì triết học Khai sáng,

trong khi từ bỏ di sản Thiên Chúa giáo, đã tìm đến những di sản xa xưa hơn –

đến thời kỳ mở đầu của lịch sử tư tưởng châu Âu. Rõ ràng là triết học Khai

sáng đã chịu ảnh hưởng của trào lưu nhân văn Phục hưng ở lời kêu gọi quay

trở về với những giá trị cổ đại. D.Bouquet, trong tác phẩm Những nhà Khai sáng ở Pháp và châu Âu đã viết: “Triết học thời kỳ Khai sáng thực chất thừa

hưởng rất nhiều từ tác phẩm của những nhà triết học cổ đại, và những đại biểu nổi tiếng nhất của nó đều là những người có học vấn cao, có thể đọc những

sách tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh (…). Thời đại đó cho rằng những người Hy Lạp đã phát minh ra Lý tính” [58, tr.15].

Lịch sử phát triển của văn hóa châu Âu cho thấy ảnh hưởng rõ rệt và

xuyên suốt của văn hóa và tư tưởng Hy Lạp cổ đại. Ăngghen viết: “từ các

hình thức mn hình mn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này” [26, tr.491]. Quả thực triết học Hy Lạp “mn hình mn vẻ”, với một số lượng không nhỏ các triết gia vĩ đại và sự phong phú đến kinh ngạc của các chiều hướng tư tưởng. Mọi thời kỳ sau này của lịch sử tư tưởng phương Tây đều kế thừa và phát triển

một hoặc những khía cạnh nào đó trong di sản đặc sắc ấy, trong đó, “một hoặc những khía cạnh” thường được thể hiện ra ở những triết gia hoặc những

trường phái cụ thể.

Thời kỳ Khai sáng hay hẹp hơn là tư tưởng đạo đức Khai sáng đã nhận

những tác động gì từ tư tưởng đạo đức Cổ đại? Ta có thể nói đến ảnh hưởng

của Socrate và Épicure, mỗi tác giả này tác động theo những cách riêng biệt đến tư tưởng đạo đức Khai sáng Pháp.

Socrate (469-399 tr.CN)

Được thừa nhận rộng rãi là ông tổ của triết học phương Tây, triết gia

thực sự đầu tiên của triết học Hy Lạp Cổ đại, Socrate luôn luôn là nhân vật có sức thu hút lớn lao đối với những nhà tư tưởng hậu bối. Các nhà Khai sáng Pháp, trong thời kỳ căng thẳng của cuộc đấu tranh chống tư tưởng phong kiến và nói chung là mọi tư tưởng “tối tăm, không khai sáng”, chịu đựng những đàn áp của phía đối lập, đều đã tìm đến Socrate như một người dẫn đường.

Socrate là triết gia đầu tiên trong triết học Hy Lạp hướng nhận thức – tư duy vào việc nghiên cứu con người, nghiên cứu thế giới nội tâm của con người. Mặc dù “giữ nguyên phương thức khảo cứu con người như là cái đứng cùng hàng với những thực thể khác” [16, tr.191], nhưng chỉ riêng việc chuyển

đối tượng của tư duy triết học từ thế giới tự nhiên sang thế giới nội tâm con

người đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng. Nếu chúng ta thừa nhận rằng việc nghiên cứu bản tính con người là cốt lõi của việc tìm hiểu các vấn đề đạo đức, thì ta có thể thấy ảnh hưởng của bước chuyển mà Socrate đã thực hiện đối với tư tưởng của các nhà triết học sau ông lớn đến mức nào.

Khi nghiên cứu bản tính con người, Socrate đã nhấn mạnh đặc điểm

quan trọng nhất phân biệt con người với con vật là linh hồn (tâm hồn) của con người. Trong tâm hồn con người, theo Socrate, có dục vọng (phần dưới) và lý tính (phần trên). Con người chỉ có thể trở thành thiện khi lý tính chiến thắng

được dục vọng. Chính từ luận điểm này mà các nhà nghiên cứu cho rằng

Socrate là người khởi đầu cho đạo đức học duy lý chủ nghĩa. Ta nhớ rằng hầu như toàn bộ các nhà Khai sáng Pháp đều đứng trên lập trường duy lý. Tư

tưởng đạo đức của họ tương đồng với tư tưởng đạo đức của Socrate, chính là

ở đặc điểm này.

Cơng thức nổi tiếng của Socrate “Hãy tự biết mình!” – kết tinh của cả chủ nghĩa duy lý và quan điểm hướng nhận thức về thế giới nội tâm con

người, – đã được lý giải theo cách Khai sáng: “cần thiết phải thay đổi từ bên

trong, phải nhận thức lại mọi ý kiến, mọi cái bề ngoài của nhận thức, và mọi cái trên thực tế đã làm tê liệt nhận thức của chúng ta” [58, tr.16].

Épicure (341-270 tr.CN)

Épicure là nhà triết học hậu kỳ của thời kỳ Cổ đại. Ông theo quan điểm duy vật chủ nghĩa, tán thành và phát triển học thuyết của Démocrite về nguyên tử. Hệ thống triết học của ông gồm ba thành phần: triết học tự nhiên (vật lý học), học thuyết về nhận thức và đạo đức học (“etika”), trong đó đạo đức học là thành phần quan trọng nhất. Mác gọi Épicure là “nhà Khai sáng

chân chính, nhất quán của thời Cổ đại” [47, tr.39]. Thế mà tư tưởng của

người khởi xướng chủ nghĩa khoái lạc, chỉ ca ngợi sự thỏa mãn các nhu cầu tự nhiên. Thậm chí danh từ “chủ nghĩa khối lạc” theo ngơn ngữ phương Tây cũng bắt nguồn từ tên của ông (épicurisme). Trên thực tế, tư tưởng chủ đạo

của đạo đức học của Épicure là tư tưởng tự do với tư cách sự độc lập đối với cái bên ngoài. Hạnh phúc (mục đích của đạo đức học và của tồn bộ sự suy tư triết học) là sự hài lòng hợp lý – tức là sự thỏa mãn những nhu cầu mang tính tự nhiên và cần thiết (như đói thì được ăn, khát thì được uống) chứ khơng

phải là sự thỏa mãn mọi nhu cầu. Épicure quan niệm có ba loại nhu cầu: tự nhiên và cần thiết, tự nhiên và không cần thiết, không tự nhiên và không cần thiết, và việc thỏa mãn hai loại nhu cầu sau chỉ dẫn đến bất hạnh chứ không phải là hạnh phúc. Như vậy, quan điểm đạo đức học của Épicure khơng phải là khối lạc theo nghĩa thỏa mãn mọi dục vọng, mà ngược lại, lý tưởng đạo đức của ông là sự “kiềm chế thông thái”, thỏa mãn những nhu cầu tinh thần

hơn là vật chất, sống thanh thản và có được sự tự do nội tâm.

Tư tưởng của Épicure, sau thời kỳ Trung cổ, đã được các nhà nhân văn

Phục hưng tìm lại và đề cao. Rất nhiều đại biểu Phục hưng quan tâm và phát triển những tư tưởng của Épicure, đặc biệt là những tư tưởng về đạo đức.

Chính dưới ảnh hưởng của những sự kiện như vậy mà triết học Khai sáng

Pháp – vốn chịu tác động rất mạnh từ tư tưởng Phục hưng và phong trào nhân văn thời Phục hưng – đã tiếp thu di sản tư tưởng của Épicure.

Các nhà Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII bị thu hút bởi Épicure do những tương đồng rất lớn về tư tưởng. Họ cùng đề cao sự giáo dục (khai sáng), cùng coi giáo dục phải dựa trên cơ sở hiểu biết về tự nhiên – một tự nhiên không chịu tác động của cái siêu nhiên (quan điểm vô thần hoặc tự nhiên thần luận), và cùng đứng trên lập trường tự nhiên chủ nghĩa về mặt đạo đức cho dù cách diễn đạt dường như khác biệt. Và điểm giao thoa quan trọng giữa Épicure và các nhà Khai sáng Pháp là quan niệm của họ về tự do. Trong triết học của

Épicure, quan niệm về tự do bắt nguồn từ trong lĩnh vực triết học tự nhiên (từ vật lý học, nguyên tử luận của ơng), nhưng nó đã được áp dụng để luận chứng cho sự tự do của cá nhân trong học thuyết về hạnh phúc. Đối với các nhà Khai sáng, tự do là một chủ đề bao trùm không chỉ trong tư tưởng đạo đức mà còn trong rất nhiều vấn đề lý luận quan trọng khác. Bảo vệ tự do cá nhân (ở đây là cá nhân tư sản) trước tư tưởng ràng buộc của thần quyền và thế quyền phong kiến, các nhà Khai sáng đã tìm kiếm trong lịch sử những tư tưởng tương đồng và họ đã tìm thấy Épicure. Có thể thấy trong tư tưởng của Épicure có nhiều

yếu tố được các nhà Khai sáng rất đề cao. Vì vậy mà Épicure trở thành một

trong những nhà tư tưởng Cổ đại được xếp vào địa vị tiền bối của các nhà

Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng pháp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)