Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên tại các ngân hàng TMCP thành phố hồ chí minh (Trang 43)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.1. Phân tích Cronbach Alpha

4.2.1.1. Thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp

Kết quả Cronbach Alpha của các thành phần trong thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp được trình bày ở bảng 4.3 với kết quả cụ thể như sau:

Thành phần 1: Giao tiếp trong tổ chức: thành phần này có hệ số Cronbach

Alpha tương đối (0,7729) > 0,6 và tất cả các biến quan sát (GT1, GT2, GT3, GT4) đều có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3. Do đó, đây là một thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy và tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA.

Thành phần 2: Đào tạo và phát triển: Hệ số Cronbach Alpha của thành phần

này là 0,8440. Tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, đây là một thang đo có độ tin cậy tốt và tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA

Thành phần 3: Phần thƣởng và sự công nhận: thành phần này có hệ số Cronbach Alpha là 0,7896. Biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA và đây là một thang đo có độ tin cậy tốt.

Thành phần 4: Hiệu quả trong việc ra quyết định: có Cronbach Alpha

tương đối (0,7265). Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy nếu loại biến HQ1 sẽ dẫn đến Cronbach Alpha tăng lên 0,7769 > 0,7265. Do đó nên loại biến quan sát HQ1 ra khỏi thang đo. Ngoài ra, các biến quan sát (HQ2, HQ3, HQ4) có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, các biến quan sát (HQ2, HQ3, HQ4) thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA và đây là một thang đo có độ tin cậy tốt.

Thành phần 5: Chấp nhận rủi ro do sự sáng tạo và cải tiến: Hệ số

Cronbach Alpha của thành phần này cao (0,8308) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, đây là một thang đo có độ tin cậy tốt và tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA.

Thành phần 6: Định hƣớng về kế hoạch tƣơng lai: có hệ số Cronbach Alpha

cao (0,8349) và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 . Cho nên, đây là một thang đo có độ tin cậy tốt và tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA.

Thành phần 7: Làm việc nhóm: thành phần này có hệ số Cronbach Alpha

cao (0,7700) và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Thành phần 8: Sự cơng bằng và nhất qn trong các chính sách quản trị:

thành phần này có hệ số Cronbach Alpha rất cao (0,8805) và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Do đó, đây là một thang đo có độ tin cậy tốt và tất cả các biến quan sát trong thành phần này đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Như vậy, tất cả 8 thành phần có hệ số Cronbach Alpha tương đối cao (lớn hơn 0,6), cùng với 32 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 cho thấy tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA trong phần tiếp theo.

Bảng 4.2: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo của 8 khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến-tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Giao tiếp trong tổ chức (Alpha = 0.7729)

GT1 11.4352 3.4469 0.6344 0.6874

GT2 11.5185 3.4694 0.6051 0.7024

GT3 11.2407 3.6069 0.5160 0.7500

GT4 11.4722 3.6085 0.5484 0.7321

Đào tạo và phát triển (Alpha = 0.8440)

DT1 10.6713 5.3194 0.6079 0.8325

DT2 10.9491 4.8486 0.7149 0.7864

DT3 10.9537 5.1978 0.6871 0.7994

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến

Tƣơng quan biến-tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

Phần thưởng và sự công nhận (Alpha = 0.7896)

CN1 10.6019 4.3524 0.5244 0.7766

CN2 10.6898 4.5685 0.5703 0.7517

CN3 10.7870 3.8800 0.7064 0.6793

CN4 10.4630 4.3335 0.6003 0.7366

Hiệu quả trong việc ra quyết định (Alpha = 0.7265)

HQ1 10.8565 4.7840 0.3610 0.7769

HQ2 10.4167 4.6349 0.6360 0.6003

HQ3 10.5880 4.4852 0.5683 0.6334

HQ4 10.7361 5.1254 0.5611 0.6496

Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến (Alpha = 0.8308)

RR1 9.7083 5.6215 0.6581 0.7869

RR2 9.5833 5.5465 0.6678 0.7825

RR3 9.7222 4.9643 0.7087 0.7635

RR4 9.8611 5.7202 0.6052 0.8096

Định hướng về Kế hoạch tương lai (Alpha = 0.8349)

DH1 11.0370 4.1661 0.6335 0.8069 DH2 11.2176 4.2455 0.7065 0.7735 DH3 10.9537 3.9606 0.7103 0.7704 DH4 10.9722 4.6411 0.6194 0.8114 Làm việc nhóm (Alpha = 0.7700) LVN1 11.9537 3.6165 0.4929 0.7557 LVN2 11.9861 3.1300 0.6842 0.6514 LVN3 11.9861 3.3161 0.5782 0.7117 LVN4 12.0046 3.7163 0.5384 0.7324

Sự cơng bằng và nhất qn trong các chính sách quản trị (Alpha = 0.8805)

CB1 10.4630 5.8963 0.7526 0.8424

CB2 10.6806 6.0324 0.7513 0.8436

CB3 10.7685 6.0578 0.7168 0.8560

CB4 10.6296 5.4529 0.7513 0.8448

4.2.1.2. Thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức

Thang đo Sự cam kết gắn bó với tổ chức có hệ số tin cậy Cronbach Alpha tương đối cao (0,7829 > 0,6), hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát (CK1, CK2, CK3, CK4, CK6) lớn hơn 0,3, ngoại trừ biến quan sát CK5 (0,2838). Và nếu loại biến quan sát CK5, CK6 sẽ làm cho Cronbach Alpha tăng (theo Bảng 4.3). Do đó cần xem xét có nên loại biến quan sát CK5, CK6 ra khỏi thang đo này không.

Bài nghiên cứu thực hiện phân tích Cronbach Alpha một lần nữa với 4 biến quan sát (sau khi đã loại CK5, CK6 ra khỏi thang đo, chỉ còn lại CK1, CK2, CK3, CK4). Kết quả cho thấy Cronbach Alpha đã tăng lên 0,8083 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 (theo Bảng 4.4).

Như vậy, thang đo Sự cam kết gắn bó với tổ chức sẽ loại biến quan sát CK5, CK6 và được đo lường bởi 5 biến quan sát còn lại là CK1, CK2, CK3, CK4.

Bảng 4.3: Cronbach Alpha của thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức.

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến-tổng Cronbach Alpha nếu loại biến CK1 19.1250 9.4587 0.5248 0.7531 CK2 18.9815 7.9624 0.7796 0.6861 CK3 19.1157 8.4842 0.6579 0.7187 CK4 18.8519 8.9919 0.6359 0.7287 CK5 18.8889 10.0899 0.2838 0.8083 CK6 19.2500 8.7744 0.4080 0.7915 Alpha = 0.7829

Bảng 4.4: Cronbach Alpha của thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức sau khi loại 2 biến quan sát, còn lại 4 biến quan sát (CK1, CK2, CK3, CK4).

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phƣơng sai thang đo nếu

loại biến Tƣơng quan biến-tổng Cronbach Alpha nếu loại biến CK1 15.1713 7.3705 0.5474 0.7857 CK2 15.0278 6.0829 0.7963 0.7066 CK3 15.162 6.4155 0.7074 0.7362 CK4 14.8981 6.8733 0.6869 0.7481 Alpha = 0.8083

Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra của Tác giả.

4.2.2. Phân tích nhân tố - EFA

Sau khi đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha, thì các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được đưa vào để phân tích nhân tố EFA. Phân tích nhân tố được thực hiện theo phương Pháp rút trích Principal Components với phép quay Varimax được thực hiện nhằm nhận diện các nhân tố cho phân tích tiếp theo.

Điều kiện sử dụng phân tích nhân tố EFA:

- Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (từ 0,5 đến 1) thì phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Trị số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với bộ dữ liệu.

- Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Khi hệ số này nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.

- Xác định số lượng nhân tố dựa vào giá trị eigenvalue. Những nhân tố nào có Giá trị eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích với tổng phương sai trích lớn hơn 50%.

4.2.2.1. Phân tích nhân tố cho thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp

Tiến hành phân tích nhân tố tổ hợp 32 biến quan sát theo phương pháp rút trích Principal Components với phép quay Varimax. Các bước tiến hành phân tích được thực hiện như sau:

Bƣớc 1:

Phân tích nhân tố tổ hợp 32 biến quan sát. Kết quả thu được như sau:

Trong kiểm định KMO and Barlett’s Test, hệ số KMO là 0,876 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000. Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 (32 biến quan sát trong tổng thể là ma trận đồng nhất) hay nói cách khác 32 biến quan sát có mối tương quan với nhau và thỏa điều kiện trong phân tích nhân tố EFA.

Từ 8 thành phần của khía cạnh Văn hóa doanh nghiệp, Phân tích nhân tố EFA đã tổ hợp được 7 nhân tố với giá trị Eigenvalue là 1,084, phương sai trích là 66,555%. Tức là có 2 thành phần (Định hướng về kế hoạch tương lai (6) và Hiệu

quả trong việc ra quyết định (4)) được gộp vào chung trong 1 nhân tố.

Theo nhận định, việc gộp chung 2 thành phần Định hướng về kế hoạch tương

lai (6) và Hiệu quả trong việc ra quyết định (4) được xem là phù hợp vì việc ra

quyết định của ngày hôm nay một cách có hiệu quả sẽ là cơ sở để hoạch định chiến lược ngắn hạn hay dài hạn của ngân hàng và các định hướng kế hoạch cho tương lai. Hoặc chỉ những nhân viên nắm rõ được các tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của ngân hàng thì mới có thể có được những quyết định sáng suốt nhất nhằm mang lại nhiều lợi ích tốt nhất cho ngân hàng.

Bƣớc 2:

Phân tích nhân tố tổ hợp 31 biến quan sát cịn lại. Kết quả phân tích như sau: Hệ số KMO = 0,876 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 cho thấy 31 biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau. Do đó, thỏa điều kiện trong phân tích nhân tố.

Như vậy, với mức giá trị Eigenvalue là 1,075 (lớn hơn 1) và phương sai trích 67,501% (lớn hơn 50%), các hệ số tải nhân tố (factor loading) của các biên quan sát đều lớn hơn 0,5. Điều này cho thấy mơ hình đã phù hợp với 31 biến quan sát, được tổ hợp thành 7 nhân tố.

Như vậy, kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy, từ 8 khía cạnh của thang đo Văn hóa doanh nghiệp đã được nhóm lại thành 7 nhân tố với 31 biến quan sát. Trong đó, Thành phần 4 - “Hiệu quả trong việc ra quyết định” chỉ còn lại 3 biến

quan sát (HQ2, HQ3, HQ4) được nhóm chung với Thành phần 6 - “Định hướng về kế hoạch tương lai” với 4 biến quan sát (DH1, DH2, DH3, DH4).

Kết quả phân tích nhân tố thể hiện trong Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố -

Thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.

Từ kết quả phân tích nhân tố của thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp, 7 nhân tố hình thành được định danh theo Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố - Thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp. Nhân tố Biến 1 2 3 4 5 6 7 DH3 0.755 DH1 0.705 DH2 0.680 DH4 0.658 HQ2 0.589 HQ4 0.572 HQ3 0.571 DT4 0.778 DT1 0.708 DT2 0.692 DT3 0.641 CB1 0.793 CB3 0.688 CB2 0.668 CB4 0.605 RR4 0.830 RR2 0.778 RR3 0.688 RR1 0.659 GT3 0.754 GT1 0.752 GT2 0.693 GT4 0.641 LVN4 0.732 LVN2 0.701 LVN3 0.608 LVN1 0.523 CN3 0.718

Nhân tố Biến 1 2 3 4 5 6 7 CN1 0.644 CN4 0.632 CN2 0.504 Eigen Value 11.479 2.494 1.713 1.579 1.380 1.205 1.075 Phƣơng sai trích(%) 13.131 10.460 9.831 9.295 8.635 8.498 7.650 Cronbach Alpha 0.8723 0.844 0.880 0.830 8 0.7729 0.7700 0.789 6

Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra của Tác giả.

Bảng 4.6: Bảng thống kê số lượng biến quan sát cho 7 nhân tố mới được hình thành

STT Nhân tố Số lƣợng

biến quan sát Biến quan sát

1 Giao tiếp trong tổ chức 4 GT1, GT2, GT3, GT4

2 Đào tạo và phát triển 4 DT1, DT2, DT3, DT4

3 Phần thưởng và sự công nhận 4 CN1, CN2, CN3, CN4

4

Hiệu quả trong việc ra quyết định và Định hướng về kế hoạch tương lai 7 HQ2, HQ3, HQ4, DH1, DH2, DH3, DH4 5 Chấp nhận rủi ro do sự sáng tạo và cải tiến 4 RR1, RR2, RR3, RR4 6 Làm việc nhóm 4 LVN1, LVN2, LVN3, LVN4 7 Sự công bằng và nhất quán trong

các chính sách quản trị 4 CB1, CB2, CB3, CB4

Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra của Tác giả.

4.2.2.2. Thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức

Thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức bao gồm 4 biến quan sát (CK1, CK2, CK3, CK4). Sau khi đạt độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định lại mức độ hội tụ của biến quan sát. Kết quả phân tích như sau:

Với mức ý nghĩa Sig. là 0,000 và hệ số KMO là 0,76, thang đo rất thích hợp để phân tích nhân tố EFA. Đồng thời với Giá trị Eigenvalue = 2,856 và phương sai trích là 71,410% > 50% và tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5. Cho thấy có một nhân tố được tổ hợp từ các biến quan sát đã giải thích được 71,410% biến thiên của dữ liệu.

Như vậy, Thang đo Sự cam kết gắn bó với tổ chức đã được tổ hợp thành 1 nhân tố với 4 biến quan sát (CK1, CK2, CK3, CK4).

Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức.

STT Nhân tố Số lƣợng biến

quan sát Biến quan sát

1 Sự cam kết gắn bó với tổ chức 4 CK1, CK2, CK3, CK4

Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra của Tác giả.

4.3. Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

Kết quả phân tích trên cho thấy các khía cạnh của Văn hóa doanh nghiệp của được tổ hợp thành 7 nhân tố gồm: (1) Giao tiếp trong tổ chức, (2) Đào tạo và Phát triển, (3) Phần thưởng và Sự công nhận, (4) Hiệu quả trong việc ra quyết định và Định hướng về kế hoạch tương lai, (5) Chấp nhận rủi ro do bởi sáng tạo và cải tiến, (6) Làm việc nhóm, (7) Sự cơng bằng và nhất qn trong các chính sách quản trị.

Như vậy mơ hình ban đầu được điều chỉnh như Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu

hiệu chỉnh.

Hình 4.1: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Các giả thuyết nghiên cứu sau hiệu chỉnh nhƣ sau:

H1: Giao tiếp trong tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên;

H2: Sự đào tạo và phát triển có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên;

H3: Phần thưởng và sự cơng nhận có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên;

H4: Hiệu quả trong việc ra quyết định và định hướng về kế hoạch tương lai có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên;

H5: Chấp nhận rủi ro do bởi sáng tạo và cải tiến có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên;

Sự gắn bó với Tổ chức của nhân viên

(7). Sự cơng bằng, nhất quán trong CSQT (5). Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến

(6). Làm việc nhóm

(1). Giao tiếp trong tổ chức

(2). Đào tạo và phát triển

(3). Phần thưởng và sự công nhận

(4). Hiệu quả của việc ra quyết định & Định hướng và kế hoạch tương lai

H6: Làm việc nhóm có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên;

H7: Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên.

4.4. Kiểm định mơ hình

4.4.1. Phân tích tƣơng quan (hệ số tƣơng quan Pearson)

Hệ số tương quan Pearson (viết tắt là “r”) dùng để đo lường mối tương quan giữa các biến. Ma trận hệ số tương quan được thể hiện trong Bảng 4.8.

Bảng 4.8: Ma trận tương quan Pearson

F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 FF

F1 (Giao tiếp trong tổ chức) 1

F2 (Đào tạo và phát triển), 0.401

** 1

F3 (Phần thưởng và sự công nhận) 0.378

**

0.55 3** 1

F4 (Hiệu quả trong việc ra quyết

định và định hướng về kế hoạch tương lai) 0.398 ** 0.59 7** 0.55 0** 1 F5 (Chấp nhận rủi ro do sự sáng

tạo và cải tiến)

0.196 ** 0.44 8** 0.48 2** 0.53 4** 1 F6 (Làm việc nhóm) 0.459 ** 0.55 9** 0.52 7** 0.52 4** 0.29 5** 1 F7 (Sự công bằng và nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên tại các ngân hàng TMCP thành phố hồ chí minh (Trang 43)