CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 Mơ hình nghiên cứu
2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của HS
Nghiên cứu của Lapan, Gysbers & Sun (1997), và Luzzo & Pierce (1996) đã chỉ ra rằng những chương trình tư vấn được thực thi đầy đủ hơn dẫn đến những kết quả tốt hơn đối với HS, vì vậy các yếu tố của hệ thống phân phối ASCA (2005) được dùng làm chỉ báo để xác định các yếu tố ảnh hưởng.
Chương trình giáo dục
Theo ASCA (2005), chương trình giáo dục về tư vấn là những tài liệu, văn bản hướng dẫn về chương trình, được trình bày một cách tồn diện thông qua các lớp học và các hoạt động nhóm. Chương trình này có thể được phân phối đến mỗi HS qua nhiều cách khác nhau, bao gồm hướng dẫn trên lớp học, hoạt động nhóm, phát triển chương trình liên ngành, và hội thảo phụ huynh.
Tư vấn viên, phối hợp với các GV, tổ chức các hoạt động học tập này trong từng lớp học. Hoạt động nhóm nhằm đáp ứng với những nhu cầu và sở thích đã được xác định trước của HS, lúc này tư vấn viên hướng dẫn các nhóm bên ngồi lớp học, với nhiệm vụ lên kế hoạch và dẫn dắt các hoạt động đã được thiết kế để nâng cao kỹ năng và kiến thức của các HS tham gia. Đối với việc phát triển chương trình liên ngành, tổ tư vấn của trường và GV hợp tác để phát triển các bài thuyết trình đã được lên kế hoạch, qua đó nâng cao năng lực hướng nghiệp của mình.
Lapan, Gysbers, & Sun (1997) đã phát biểu những yếu tố của chương trình giáo dục về tư vấn bao gồm hình thức mà HS được tư vấn, lĩnh vực tư vấn viên đã giúp đỡ HS, thông tin về chương trình tư vấn được cơng bố rộng rãi, thông tin về nghề và thông tin về thị trường lao động được cung cấp đầy đủ. Nghiên cứu cho thấy chương trình giáo dục càng chi tiết, đầy đủ thì năng lực hướng nghiệp của HS càng cao.
Tương tự, nghiên cứu của ASCA (2003), phù hợp với nghiên cứu của Hughey, Gysbers, & Starr (1993), cũng cho thấy tại trường mà chương trình tư vấn được thực hiện tồn diện cho kết quả HS có năng lực hướng nghiệp tốt hơn. Các tác giả này dùng hình thức tư vấn hướng nghiệp, lĩnh vực tư vấn viên hoặc GV đã giúp đỡ, thơng tin về chương trình như là những thang đo chính.
Trương Thị Hoa (2014) đã bổ sung thêm thang đo về hình thức giáo dục hướng nghiệp được tổ chức trong trường, tương ứng với các con đường hướng nghiệp được mô tả trong Chỉ thị số 33/2003/CT-BGDĐT.
Như vậy, các nghiên cứu đều thống nhất Chương trình giáo dục thực thi đầy đủ có ảnh hưởng tích cực đến Năng lực hướng nghiệp của HS, được đo lường bởi 6 thang đo:
Bảng 2-2 Thang đo chương trình giáo dục
Ký hiệu Thang đo Tác giả
CT1 Những hình thức tư vấn nghề nghiệp trong
trường
Lapan, Gysbers, & Sun (1997) Hughey, Gysbers, & Starr (1993) ASCA (2003)
Trương Thị Hoa (2014)
CT2 Những lĩnh vực mà tư vấn viên/ GV đã giúp
trong năm học Lapan, Gysbers, & Sun (1997) Hughey, Gysbers, & Starr (1993)
ASCA (2003)
Trương Thị Hoa (2014)
CT3 Hình thức giáo dục hướng nghiệp được tổ
chức trong trường
Trương Thị Hoa (2014)
CT4 Thơng tin về chương trình hướng nghiệp và
hoạt động của tư vấn viên được công bố rộng rãi
Lapan, Gysbers, & Sun (1997) Hughey, Gysbers, & Starr (1993) ASCA (2003)
Trương Thị Hoa (2014)
CT5 Thông tin về nghề và đặc điểm của nghề được
cung cấp
Lapan, Gysbers, & Sun (1997) ASCA (2003)
Trương Thị Hoa (2014)
CT6 Thông tin về thị trường lao động được cung
cấp
Lapan, Gysbers, & Sun (1997) ASCA (2003)
Trương Thị Hoa (2014)
Lập kế hoạch cá nhân
Lập kế hoạch cá nhân là việc tư vấn viên trong trường, cùng với HS thường bám sát quá trình lập kế hoạch cá nhân bằng các phân tích, diễn giải và đánh giá thành quả học tập của HS và những dữ liệu khác; song song đó xác định điểm mạnh, điểm yếu trong học tập và làm việc để đạt được thành công trong việc xác lập mục tiêu; cuối cùng đánh giá và xem lại những khoá học, kế hoạch đã được lập ở các cấp học trước và tiếp tục thực hiện cho đến hết THPT. Kết quả của hoạt động lập kế hoạch cá nhân là danh mục kế hoạch riêng của từng HS cho từng mục tiêu, mục tiêu nghề nghiệp và các lựa chọn khả thi sau khi tốt nghiệp trung học ASCA (2005).
Vì thế có thể thấy hoạt động này liên quan thuần tuý đến việc phát triển năng lực học tập của HS, vốn là một trong ba mục tiêu chính của chương trình tư vấn mà ASCA đề xuất. Tuy nhiên điều này hầu như khơng có liên hệ trực tiếp với Năng lực hướng nghiệp đang được tìm hiểu, vì vậy những yếu tố của hoạt động này sẽ bị loại ra khỏi mơ hình nghiên cứu.
Dịch vụ đáp ứng
Dịch vụ đáp ứng là các dịch vụ hỗ trợ mỗi HS trong việc phát triển và trưởng thành trong học tập, nghề nghiệp và các lĩnh vực xã hội; giải quyết các vấn đề như áp lực, xung đột, mối quan hệ gia đình và bản sắc cá nhân (ASCA, 2005).
Mặc dù thống nhất với kết luận là trường học phát triển Dịch vụ đáp ứng càng mạnh sẽ giúp HS có Năng lực hướng nghiệp cao hơn, các nghiên cứu khác nhau đôi chút trong việc nhận diện dịch vụ này. Hughey, Gysbers, & Starr (1993) cho những yếu tố của dịch vụ là việc giải toả những khó khăn trong q trình chọn nghề và tìm thơng tin tài trợ tài chính, trong khi Lapan, Gysbers & Sun (1997) xác định thêm việc ra quyết định chọn nghề, và xác định mục tiêu và lập kế hoạch nghề nghiệp. ASCA (2003) sử dụng cả bốn yếu tố được nêu trên.
Tổng hợp lại, thực hiện Dịch vụ đáp ứng có ảnh hưởng tích cực đến Năng lực hướng nghiệp của HS, và được đo lường bởi 4 thang đo:
Bảng 2-3 Thang đo dịch vụ đáp ứng
Ký hiệu Thang đo Tác giả
DV1 Giải toả những khó khăn, lo lắng trong quá
trình chọn nghề
Hughey, Gysbers, & Starr (1993) ASCA (2003)
Trương Thị Hoa (2014)
DV2 Tìm thơng tin hỗ trợ tài chính Hughey, Gysbers, & Starr (1993)
ASCA (2003)
DV3 Ra quyết định chọn nghề phù hợp ASCA (2003)
Lapan, Gysbers & Sun (1997)
DV4 Xác định mục tiêu nghề nghiệp và lập kế
hoạch nghề nghiệp
ASCA (2003)
Lapan, Gysbers & Sun (1997)
Hỗ trợ hệ thống
Tư vấn viên trong trường cũng cần được hỗ trợ từ hệ thống trường học để có thể phân phối chương trình một cách tồn diện, phát triển năng lực chuyên môn và thu thập những tài
liệu mới, vì để chương trình thành cơng thì địi hỏi có những tư vấn viên có thơng tin và hiểu biết (ASCA, 2005).
Lapan, Gysber & Petroski (2003) đã chỉ ra rằng để giúp tư vấn viên nâng cao hiệu quả của chương trình tư vấn hướng dẫn thì cần những hỗ trợ từ những tổ chức chuyên nghiệp, sự tập huấn trong quá trình hoạt động, sự phối hợp của ban giám hiệu và đồng nghiệp, sự phát triển chuyên môn và sự tham gia của các thành phần khác trong cộng đồng. Đồng thời, Lapan & đtg (2003) cũng chỉ ra sự hợp tác của phụ huynh có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ tư vấn viên.
Trong bối cảnh Việt Nam, Trương Thị Hoa (2014) đã bổ sung vai trò của chuyên gia tư vấn nghề trong trường, cơ sở vật chất dành cho tư vấn hướng nghiệp và tài liệu dành cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp.
Các nghiên cứu đều ủng hộ quan hệ đồng biến của yếu tố Hỗ trợ hệ thống với Năng lực hướng nghiệp của HS. Như vậy, yếu tố Hỗ trợ hệ thống được đo lường bởi 7 thang đo:
Bảng 2-4 Thang đo hỗ trợ hệ thống
Ký hiệu Thang đo Tác giả
HT1 Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong trường Trương Thị Hoa (2014)
HT2 Sự hợp tác của cha mẹ với tư vấn viên Trương Thị Hoa (2014)
Lapan, Gysber & Petroski (2003)
HT3 Cơ sở vật chất dành cho tư vấn hướng nghiệp Trương Thị Hoa (2014)
HT4 Nhận thức của GV về tư vấn hướng nghiệp Trương Thị Hoa (2014)
Lapan, Gysber & Petroski (2003)
HT5 Khả năng, kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý
HS của tư vấn viên/ GV
Trương Thị Hoa (2014)
Lapan, Gysber & Petroski (2003)
HT6 Kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của tư vấn viên/
GV
Trương Thị Hoa (2014)
Lapan, Gysber & Petroski (2003)
HT7 Tài liệu cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp Trương Thị Hoa (2014)