CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7 Thảo luận kết quả
Từ thực tế thực hiện chương trình tư vấn hướng nghiệp được nêu trong mục 2.2, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với các chuyên gia để tìm hiểu các yếu tố.
(1) Về Lĩnh vực giúp đỡ
Cổng thông tin “Em chọn nghề gì” được giới thiệu để giúp HS tìm hiểu về nghề nghiệp, tuy nhiên trang web đã ngưng hoạt động ngay khi kết thúc tập huấn cho GV. Bên cạnh đó, GVCN và GV bộ mơn, những người trực tiếp thực hiện giáo dục hướng nghiệp, khơng có nhiều khơng gian để thực hiện tư vấn hướng nghiệp do bị bó hẹp về thời gian và áp lực về công việc. Đầu tiên là về thời lượng, quy định hướng nghiệp thực hiện mỗi tháng một tiết tại cả ba khối học, GV phải thực hiện trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm eo hẹp của mình dẫn
đến khơng thể truyền tải hết nội dung. Chương trình học phổ thơng rất nặng khiến cho các GV khó có thể tìm ra khoảng trống để lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào. Khối lượng công việc đồ sộ từ chuyên môn cho đến công việc bàn giấy khiến GV khó dành thời gian để đào sâu nghiên cứu về các chủ đề hướng nghiệp, sự thiếu thông tin và thiếu đào tạo bài bản khiến cho kỹ năng tư vấn nghề của GV hạn chế.
(2) Về Hỗ trợ hệ thống
Việc hỗ trợ từ các phía trong nhà trường cho tư vấn hướng nghiệp cịn rất hạn chế. Trước hết, GV cần nhận thức được tư vấn hướng nghiệp là một hoạt động quan trọng, giúp cho HS có thể định hình được tương lai nghề nghiệp của mình một cách rõ ràng, từ đó có những lựa chọn vững chắc để chuẩn bị bước vào cuộc sống. Bên cạnh đó, Trần Thị Dịu (2013) và Leung & Chen (2007, dẫn theo Leung, 2008) đã chứng minh vai trò quan trọng của gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp, vì vậy để giúp HS quyết định nghề nghiệp một cách dễ dàng, khơng gặp trở ngại hay phản đối từ nhiều phía khác nhau thì cần có sự phối hợp với phụ huynh HS trong q trình này. Thầy P.T (hiệu phó) cho biết “Một số phụ
huynh HS ln mong muốn con mình theo một nghề cụ thể hoặc vào một trường đại học nào đó mà chưa có sự đối thoại với con để có sự thống nhất. Bên cạnh đó vẫn cịn một số phụ huynh áp đặt trường phải thi với con mình mà khơng rõ năng lực, năng khiếu của con, và cũng xem việc hướng nghiệp chỉ dành cho khối 12.”
Ngoài ra, yếu tố cơ sở vật chất hỗ trợ cho tư vấn nghề trong trường cũng quan trọng. Bởi
vì phần lớn HS chưa được tiếp xúc nhiều với những nghề nghiệp trong thị trường lao động, cần có những tài liệu mơ tả, một hệ thống cơ sở dữ liệu về các cơng việc của một nghề, các vị trí có thể có trong nghề, cần có những chương trình, phần mềm mơ phỏng những nghề khác nhau trong thị trường để HS dễ hình dung, hoặc đối với các nghề thực hành thì cần có những phịng thực hành thí nghiệm để HS có thể bước đầu tiếp xúc với ngành nghề đó. Thực hiện tốt những điều này sẽ giúp HS có cái nhìn bao quát cũng như sâu sắc về các ngành nghề, giúp các em chọn lựa tốt hơn chứ không chỉ chọn theo trào lưu hoặc theo hiểu biết hạn hẹp như ồ ạt chọn ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng... gây mất cân đối trên thị trường lao động trong những năm vừa qua.
(3) Về Yếu tố chuyên môn
GV phụ trách hướng nghiệp bị hạn chế về năng lực chuyên môn, thiếu tài liệu và công cụ hỗ trợ, thiếu thông tin kịp thời, dẫn đến việc truyền đạt đến GVCN hạn chế. Cụ thể, cô T.L
(hiệu trưởng) và thầy N.T phản ánh, “GV hướng nghiệp thường là GV kiêm nhiệm, không
được đào tạo chuyên môn bài bản, mỗi năm chỉ được tập huấn tập trung vài buổi. Họ khơng có đầy đủ giáo trình cho các chủ đề, các cơng cụ xác định tính cách, thơng tin về nhu cầu của thị trường lao động...” Hệ quả là mỗi GVCN tư vấn một kiểu theo cách của
mình, khơng đồng bộ, thống nhất, thậm chí có thể khơng gắn liền với mục tiêu đã đặt ra.
(4) Về Chương trình hướng dẫn
Hàng năm, Sở GD&ĐT ban hành các chỉ thị hướng dẫn việc phối hợp giáo dục hướng nghiệp giữa các bên liên quan, cho năm 2014 là chỉ thị số 3166/GDĐT-TrH. Tuy nhiên mức độ thực hiện hướng nghiệp qua bốn con đường hướng nghiệp cịn rất hạn chế, trong đó hình thức hướng nghiệp phổ biến nhất là qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, qua các hoạt động ngoại khoá và qua các tiết giáo dục hướng nghiệp, với tỉ lệ tương ứng là 68%, 44% và 30% (Phụ lục 12.2). Hướng nghiệp tại trường chủ yếu tập trung vào tư vấn tuyển sinh (66%, Phụ lục 12.2) khi tổ chức các hội thảo toàn trường hoặc mời các trường đại học đến để giới thiệu, mà không chú trọng đến điều căn bản nhất là giúp HS có được những nhận thức đầy đủ về bản thân và các yếu tố bên ngoài tác động đến nghề nghiệp. Việc này dẫn đến HS hoàn toàn mù mờ về nhu cầu và sở thích của bản thân, về nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động dẫn đến việc chọn nghề miễn cưỡng theo hướng dẫn của gia đình, chọn nghề lệch lạc so với thị trường gây nên hiện tượng thất nghiệp tràn lan. Ngoài ra, việc thiếu định hướng và thiếu thông tin cũng dẫn đến thực trạng HS tập trung vào lựa chọn đại học, thay vì rất nhiều con đường khác để bước vào đời. Khảo sát đã cho thấy có đến 96% HS mong muốn học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, so với tỉ lệ rất khiêm tốn chọn học cao đẳng là 8% và chọn học trung cấp chuyên nghiệp là 5% (Phụ lục 12.1). Đây là một sự lãng phí về nguồn lực rất lớn cho bản thân các cá nhân HS nói riêng và tồn xã hội nói chung.
Tóm lại, Chương 4 đã mô tả thống kê các đặc trưng của HS tham gia khảo sát. Kiểm định
Cronbach Alpha cho thấy thang đo sử dụng trong phân tích nhân tố có độ tin cậy cao. Kết quả phân tích nhân tố đã làm nổi lên 4 nhóm yếu tố mới, và phân tích hồi quy đã khẳng định 4 yếu tố này có quan hệ đồng biến với năng lực hướng nghiệp của HS với mức ý nghĩa 10%, theo thứ tự từ mạnh đến yếu là nhóm yếu tố về Lĩnh vực giúp đỡ, về Hỗ trợ hệ thống, về Yếu tố chun mơn và về Chương trình hướng dẫn. Khơng có sự khác biệt về năng lực hướng nghiệp giữa nam sinh và nữ sinh, cũng như giữa HS trong các quận khác
nhau, tuy nhiên HS khối 12 có năng lực hướng nghiệp cao hơn HS các khối khác. Chương này cũng thảo luận sâu về thực trạng của bốn nhóm yếu tố này trong các trường THPT hiện nay.