Chính sách lãi suất điều hành của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến lạm phát tại việt nam (Trang 48 - 51)

Đơn vị tính: %

Lãi suất

Thời gian Lãi suất cơ bản Lãi suất

tái chiết khấu Lãi suất tái cấp vốn

Tháng 6/2008 14 13 15 Tháng 8.5 7.5 9.5 Tháng 7 5 7 Tháng 8 6 8 Tháng 8 6 8 á 9 7 9 Tháng 9 13 14 Tháng 9 13 15 Tháng 9 9 11 Tháng 9 7 9 Tháng    Tháng   

Hình 2.8: Chính sách lãi suất điều hành của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % 0 2 4 6 8 10 12 14 16 % /n ă m

Lãi suất cơ bản Lãi suất táichiết khấu Lãi suất tái cấp vốn

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

2.2.5 Giá dầu thế giới.

Giai đoạn 2008 -2013, giá dầu trên thế giới có nhiều biến động.

Đặc biệt là năm 2008, khi giá dầu biến động lớn chỉ trong một thời gian ngắn, khi đạt đỉnh cao 133,48 USD vào tháng 7, để rồi sau đó rớt xuống 42,04 USD/thùng, tương đương mức giảm hơn 70% trong vịng có 6 tháng. Ở giai đoạn này, giá dầu thế giới bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: hoạt động của giới đầu cơ dầu lửa; các nước thuộc khối OPEC từ chối các lời kêu gọi tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu; sự mất giá của đồng USD gián tiếp ảnh hưởng tới giá dầu (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED liên tục hạ lãi suất USD) – trong khi dầu được định giá bằng USD, tỷ giá USD càng thấp thì giá dầu càng cao và ngược lại; xung đột vũ trang và bất ổn chính trị tại một số khu vực trên thế giới - cụ thể, kỷ lục của giá dầu đã được thiết lập đúng vào ngày mà giới đầu tư lo ngại Israel có thể tấn cơng Iran, làm gián đoạn hoạt động vận chuyển dầu qua vịnh Ba Tư; sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới, dưới tác động của

khủng hoảng tín dụng, đã thúc đẩy giới đầu tư chuyển một lượng vốn lớn sang thị trường hàng hóa (dầu thơ) để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn. Sau giai đoạn tăng giá, cũng trong cùng năm 2008, giá dầu thế giới đã bắt đầu sụt giảm mạnh với những nguyên nhân trái ngược với những gì đã ảnh hưởng giá dầu ở giai đoạn trước đó, như: thời kỳ đầu cơ hàng hóa đã đi vào hồi kết - nền kinh tế thế giới đã chuyển sang giảm phát và suy thoái ở cuối năm; sự giảm tốc kinh tế khiến các loại hàng hóa mất dần địa vị là kênh đầu tư hấp dẫn và giới đầu tư vì thế đã bán đổ bán tháo các loại nguyên liệu thô mà họ nắm giữ; sự phục hồi của đồng USD; thua lỗ trên thị trường chứng khoán, giới đầu tư quốc tế phải bán ra các loại hàng hóa để có tiền bù lỗ.

Sau nhưng biến động mạnh mẽ vào năm 2008, giá dầu năm 2009 đạt trung bình 62 USD/thùng trong cả năm qua. Việc nhu cầu giảm mạnh do suy thoái kinh tế là nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm vào nửa đầu năm 2009; tuy nhiên, kinh tế đã hồi phục đã kéo dầu tăng giá trở lại vào cuối năm.

Năm 2010, kinh tế toàn cầu trên đà hồi phục, nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng; cộng với nguyên nhân giá USD giảm, khiến giá dầu nhanh chóng tăng cao.

Năm 2011, thế giới xảy ra các biến động chính trị ở các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi - Libya gây tác động mạnh đến nguồn cung dầu, Mỹ và các nước châu Âu cắt giảm mức tiêu thụ dầu nhập và tăng cường khai thác dầu trong nước, mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Những yếu tố đó tác động khá rõ đến thị trường dầu. Cuối tháng 6 năm 2011, ở thời điểm giá dầu lên trên 100 USD/thùng, Mỹ và 27 nước khác đã tung dầu ra thị trường từ kho dự trữ chiến lược, làm cho giá dầu tạm thời hạ xuống.

Đến năm 2012, giá dầu không bị mất giá quá mạnh. Trong quý I năm 2012, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng và giữ ở mức cao do các quốc gia cung dầu lớn nhất thế giới đang siết chặt sản lượng, tình hình bất ổn tại Iran xuất hiện lo ngại nguồn cung dầu thô cho thị trường thế giới bị thiếu hụt. Quý II năm 2012, giá dầu chủ yếu theo xu hướng giảm mạnh do ảnh hưởng từ việc tăng trưởng kinh tế yếu kém của các quốc gia, dẫn đến nhu cầu về dầu thô sụt giảm. Quý III năm 2012, giá dầu bắt đầu hồi

phục và có biến động hẹp trong quý IV. Năm 2012 là năm đầu tiên giá dầu suy giảm kể từ năm 2008, thời điểm các thị trường hàng hóa chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Sang năm 2013, nhu cầu tiêu thụ dầu giảm, do kinh tế thế giới vẫn cịn khó khăn; nguồn cung trong năm tương đối bảo đảm, không bị đứt đoạn; giá thế giới của dầu thơ trong năm 2013 khơng có biến động lớn, khơng tăng nhiều so với năm 2012. Tuy trong năm, thế giới cũng có một số biến động chính trị (Libya, Iran,…), giá dầu cũng chỉ tăng hạn chế trong một thời gian ngắn vì Mỹ đã vai trị lớn nhất trong việc ổn định giá (sản lượng khai thác tăng, nguồn dự trữ chiến lược dồi dào, siết chặt hơn của hệ thống giám sát pháp lý chống đầu cơ) và Ả rập Xê út (sẵn sàng nâng sản lượng khai thác).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến lạm phát tại việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)