Trong luận văn này, tác giả cũng sử dụng phương pháp VAR (tương tự phương pháp đã được thực hiện trong cơng trình “Ứng dụng mơ hình vecto tự hồi quy VAR kiểm định và dự báo thực trạng lạm phát Việt Nam” (2011)) của trường Đại học Kinh tế để kiểm tra các nhân tố tác động lạm phát tại Việt Nam. Mơ hình này bao gồm các biến sau: CPI, GDP, M2, EX, R, OIL. Trong đó, CPI là chỉ số giá tiêu dùng, GDP là tổng sản phẩm quốc nội; M2 là cung tiền, EX là tỷ giá hối đoái, R là lãi suất, OIL là giá dầu thế giới.
Điều đầu tiên khi sử dụng mơ hình VAR (hay cịn gọi là mơ hình tự hồi quy vector) để kiểm định các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam, tác giả lấy log tất cả các biến, riêng lãi suất khơng lấy log.
2.4.1 Kiểm định tính dừng của các biến của mơ hình.
Tác giả kiểm định tính dừng của các biến được sử dụng trong mơ hình. Nếu biến nào khi kiểm định khơng dừng thì tác giả tuần tự tiến hành lấy sai phân bậc 1, bậc 2, … đến khi nào các biến có tính dừng.
Tác giả tiến hành kiểm định tính dừng của tất cả các biến khi đưa vào mơ hình bằng cách sử dụng Augmented Dicker-Fuller Unit Root Test (Phụ lục 1). Kết quả: Chuỗi dữ liệu CPI là chuỗi dừng tại mức ý nghĩa 5% với sai phân bậc 1
Chuỗi dữ liệu GDP là chuỗi dừng tại mức ý nghĩa 5% với sai phân bậc 2 Chuỗi dữ liệu M2 là chuỗi dừng tại mức ý nghĩa 5% với sai phân bậc 1. Chuỗi dữ liệu EX là chuỗi dừng tại mức ý nghĩa 5% với sai phân bậc 1. Chuỗi dữ liệu R là chuỗi dừng tại mức ý nghĩa 5%.
Chuỗi dữ liệu OIL là chuỗi dừng tại mức ý nghĩa 5% với sai phân bậc 1.
2.4.2 Lựa chọn độ trễ cho mơ hình VAR cơ bản (Basic-VAR): Bảng 2.11: Xác định độ trễ cho mơ hình VAR
(Nguồn: Kết quả chạy VAR)
Căn cứ kết quả của bảng 2.11, với các tiêu chuẩn thống kê LR (Likelihood- Ratio test), FPE (Final Prediction Error), AIC (Akaike‟s Information Criterion), SBIC (Schwarz‟s Bayesian Information Criterion) và HQIC (Hannan and Quinn Information Criterion) đã chấp nhận chọn độ trễ tối ưu của mơ hình là 2.
2.4.3 Kết quả phân tích định lượng.
Theo kết quả ước lượng mơ hình VAR (phụ lục 2), tác giả có các tham số ước lượng và thống kê T được tổng hợp trong bảng 2.12
VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: DLCPI DLGDP DLM2 DLEX R DLOIL Exogenous variables: C
Date: 11/22/14 Time: 10:12 Sample: 2008Q1 2013Q4 Included observations: 20
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 111.8126 NA 1.02e-12 -10.58126 -10.28254 -10.52294 1 173.5863 80.30588 9.35e-14 -13.15863 -11.06759 -12.75044 2 263.3682 62.84729* 1.61e-15* -18.53682* -14.65346* -17.77874*
Bảng 2.12: Ma trận tham số và thống kê T của mơ hình VAR
DLCPI DLGDP DLM2 DLEX R DLOIL
-0.521933 9.289831 -0.264692 0.476100 6.618747 -0.637152
(0.18749) (4.96735) (0.26387) (0.50456) (21.5682) (2.26472)
DLCPI(-2)
[-2.78380] [ 1.87018] [-1.00313] [-0.94360] [ 0.30688] [-0.28134]
(Nguồn: Kết quả chạy VAR)
Căn cứ kết quả của bảng 2.12, mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình VAR có điểm phù hợp cũng như có điểm chưa phù hợp về mặt lý thuyết. Ta thấy: CPI có mối quan hệ tỷ lệ thuận với GDP, EX, R, CPI có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với M2, OIL. Với hệ số R- squared từ 89,15%, hệ số điều chỉnh R- squared từ 70,54% cho thấy mơ hình khá phù hợp, phản ánh được các mối quan hệ giữa các biến.
2.4.4 Phân tích tác động của các nhân tố đến lạm phát.
Để đánh giá mối quan hệ giữa các biến với nhau, từ kết quả hồi quy của mơ hình VAR, tác giả tiến hành tiến hành phân tích xung lực Impulse Respones (Phụ lục 3). Kết quả phân tích được trình bày cho thấy bằng chứng rằng:
CPI chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sự biến động của biến GDP với biên độ rộng và kéo dài nhiều độ trễ. Sau 3 quý, CPI sẽ tăng mạnh do cú sốc của GDP. Sau đó, CPI sẽ giảm dần và giảm mạnh nhất vào giữa năm thứ 2.
Phân tích phản ứng xung về tác động của cú sốc cung tiền M2 lên CPI cũng cho thấy, tác động này diễn ra tức thì (trong 2 quý đầu tiên) vả trở lại bình thường vào quý thứ 3. Sau đó, tác động này dường như khơng đáng kể.
Một cú sốc tăng trong tỷ giá EX sẽ làm lạm phát – CPI tăng trong ngắn hạn, tác động mạnh nhất vào quý 2, nhưng vào quý sau, lạm phát – CPI sẽ giảm.
Một cú sốc tăng lãi suất sẽ làm lạm phát - CPI tăng lên mạnh nhất vào quý thứ 2. Nhưng sau đó, mức giá CPI lại bắt đầu giảm và giảm mạnh nhất vào quý thứ 5. Sau hai năm, cú sốc sẽ bị hấp thụ hết. Những tháng đầu năm 2011, trong tình hình cạnh
tranh gay gắt, các ngân hàng đã phá rào, nâng cao lãi suất huy động tình hình đua lãi suất huy động. Hơn nữa, khi lãi đầu vào cao thì sẽ làm cho lãi suất cho vay tăng theo, lãi suất được lập ở mức quá cao vượt sức chịu đựng của nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu về vốn, đẩy chỉ phí sản xuất tăng cao, gây lạm phát. Sau đó, bằng các biện pháp hành chính, Chính phủ quy định một mức lãi suất trần cho hệ thống ngân hàng thương mại. Quý 1 năm 2012, chính phủ lại tiếp tục hạ trần lãi suất huy động để kiểm soát lạm phát.
Ngược lại, một cú sốc tăng giá dầu sẽ làm lạm phát - CPI giảm vào quý thứ 2. Nhưng sau đó, mức giá CPI lại bắt đầu tăng và tăng mạnh nhất vào quý thứ 4. Sau một năm, cú sốc sẽ bị hấp thụ hết.
2.4.5 Phân tích mức độ tác động trong ngắn hạn và trung hạn.
Để phân tích mức độ tác động giữa các biến trong 04 quý và 08 quý của các biến CPI, GDP, M2, EX, R OIL; từ kết quả hồi quy của mơ hình VAR, tác giả tiến hành phân tích phương sai Variance Decomposition (Phụ lục 4).
Bảng 2.13: Tác động giải thích lạm phát sau 4 quý và sau 8 quý.
Tác động giải thích lạm phát sau 4 quý Tác động giải thích lạm phát sau 8 quý CPI 64,56 63,74 GDP 19,78 19,64 M2 10,54 10,32 EX 2,63 2,85 R 0,91 1,77 OIL 1,57 1,66
Từ bảng kết quả, các nhân tố giải thích cho lạm phát qua 4 quý lần lượt xếp theo thứ tự mức độ giải thích:
CPI giải thích được lạm phát ở mức 64,56% tức lạm phát của các quý trước và kỳ vọng lạm phát của người dân ảnh hưởng nhiều nhất đến lạm phất sau 4 quý. Phần lớn nguyên nhân gây ra tăng trong chỉ số giá tiêu dùng là đến từ chính bản thân nó. Trong tình huống này có thể giải thích là do mức kỳ vọng lạm phát tại Việt Nam quá cao. Sức ỳ và kỳ vòng của người dân vào lạm phát là nguyên nhân quan trọng nhân gây ra lạm phát. Tại Việt Nam, lạm phát luôn ở mức cao và bất ổn kinh tế vĩ mô thời gian (2008 – 2009) đã làm giảm lòng tin của người dân vào sự điều hành chính sách của chính phủ cũng như hiệu quả mà chính sách sẽ mang lại, càng kỳ vọng lạm phát tăng góp phần tạo ra áp lực gia tăng lạm phát (lạm phát sinh ra lạm phát).
Tiếp theo sau đó là GDP (19,78%), cung tiền M2 (10,54%), EX (2,63%), OIL (1,57%) và cuối cùng là R (0,91%).
Sau 8 quý, các nhân tố giải thích cho lạm phát qua đã có dự thay đổi thứ tự mức độ giải thích giữa 02 biến OIL (1,66%) và R (1,77%).
Kết luận chương 2:
Chương 2 giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam, với các chỉ số kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh đó, nội dung của chương 2 đề cập việc đo lường các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam thông qua mơ hình Tự hồi quy Vecto (Var) với các dữ liệu thu thập được từ các tổ chức chính phủ, tổ chức nước ngồi, báo cáo kinh tế xã hội hằng năm. Ngồi ra, tác giả đã trình bày nguồn gốc, cách thức lấy cơ sở dữ liệu phục vụ cho mơ hình, các bước tiến hành chạy mơ hình. Kết quả thực nghiệm cho thấy: có các yếu tố tác động đến biến lạm phát, giống với quá trình phân tích cơ sở lý thuyết chương 1. Và đây là căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC KIỂM SỐT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
Mơ hình đánh giá tác động của các nhân tố lên lạm phát cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ chặt chẽ giữa lạm phát và các nhân tố vĩ mô trong nền kinh tế tại Việt Nam. Thơng qua mơ hình, với việc xem chỉ số giá tiêu dung CPI là đại diện cho lạm phát trước những của sốc của nền kinh tế, với kết quả định lượng ta thấy bất cứ sự biến động nào của nên kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến lạm phát.
Việc đảm bảo tình hình kinh tế vĩ mơ có ý nghĩa quan trọng quả không dễ dàng. Trong vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm chính về tình hình kinh tế Việt Nam, Chính phủ và Ngân hang Nhà nước phải có những giải pháp để kiểm sốt lạm phát.