Diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến lạm phát tại việt nam (Trang 38 - 41)

Đơn vị tính: % 19.89 6.52 11.75 18.13 6.81 6.04 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 5.42 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

%

CPI GDP

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Giai đoạn trước năm 2008, Việt Nam đã đạt được một số thành tích trong việc xây dựng nền kinh tế trong bản đồ kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%, Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2008 là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra. Dưới những tác động to lớn của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống.

Theo trang thơng tin Kiểm tốn nhà nước, năm 2009, Chính phủ đã tung ra gói kích cầu nhằm tăng cường việc kiểm soát vĩ mơ trong giai đoạn khó khăn này. Gói kích cầu đầu tiên có giá trị 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho khoản vay ngân hàng bằng Việt Nam đồng của doanh nghiệp, hộ sản xuất bắt đầu thực hiện từ tháng 2/2009, đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế. Lãi suất tiền vay sau khi được hỗ trợ cịn khoảng từ 4 - 6%/năm. gói kích cầu thứ hai nhằm ngăn

chặn suy giảm kinh tế và duy trì tăng trưởng. Theo Quyết định số 443/QĐ-TTg, từ ngày 1/4/2009 đến ngày 31/12/2011, các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng sẽ được Chính phủ hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm trong thời gian tối đa 24 tháng.

Thực tế trong nhiều năm kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa vào đầu tư thì khi tới thời kỳ suy thối Chính phủ thắt chặt đầu tư cơng để kiểm sốt lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tư trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua, xuống dưới 30% GDP trong nửa đầu năm 2013 so với mức trên 40% GDP trước đó. Các giải pháp đưa ra trong giai đoạn này như giãn, giảm thuế, cho vay hỗ trợ mua nhà, ngay cả chương trình xử lý nợ xấu cũng nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Điều này cũng chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua chủ yếu theo chiều rộng về số lượng, dựa trên khai thác nguồn lực sẵn có và chứa đựng những yếu tố không ổn định, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học - công nghệ; năng suất lao động toàn xã hội thấp tăng chậm so với tiềm năng, mức tiêu tốn năng lượng để tạo ra một đơn vị GDP của nước ta cao so các nước trong khu vực, nguồn lực phân bổ không hợp lý cho các lĩnh vực.

Bảng 2.3: Tỷ lệ đầu tư hàng năm trên GDP.

Đơn vị tính: % (Nguồn: Tổng cục thống kê) Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tỷ lệ đầu tư hàng năm / GDP 43,1 42,8 41,9 34,6 33,5 30,4

Bảng 2.4: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế.

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Kết thúc năm 2013, tăng trưởng GDP đạt 5,42%, thấp hơn mục tiêu 5,5% nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012. Mặc dù tăng trưởng dưới 6% nhưng tín hiện phục hồi đã xuất hiện. Cụ thể, tốc độ tăng GDP đã được cải thiện từng quý (Quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5,00%, quý III tăng 5,54%, quý IV tăng 6,04%). Khu vực dịch vụ tiếp tục là khu vực đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (+6,56%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm). Nên kinh tế có dấu hiệu phục hồi cũng xuất hiện, tuy nhiên, dự báo còn nhiều khó khăn do những nguyên nhân sau:

Năm Thành phần kinh tế

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Kinh tế Nhà nước 35,07 34,72 33,46 32,68 32,57 32,20

Kinh tế ngoài Nhà nước 47,50 47,97 48,85 49,27 49,34 48,25

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi 17,43 17,31 17,69 18,05 18,09 19,55

Năm Thành phần kinh tế

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Kinh tế Nhà nước 33,9 40,5 38,1 37,0 40,3 40,4

Kinh tế ngoài Nhà nước 35,2 33,9 36,1 38,5 38,1 37,6

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi 30,9 25,6 25,8 24,5 21,6 22,0

nút thắt nợ xấu chưa được giải quyết triệt để; nhu cầu tiêu dùng từ người dân vẫn còn thấp do khủng hoảng kinh tế tác động tới thu nhập trong 3 năm qua. Thắt chặt chi tiêu của người dân khiến sản xuất đình trệ, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng GDP.

Một điểm sáng trong nền kinh tế là GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng nhanh chóng, và tiến tới mục tiêu 2.000 USD/người được đề ra cho năm 2015. GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nước tính bằng USD theo tỷ giá hối đối bình qn cũng đã đạt quy mô và tăng liên tục qua các năm. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến lạm phát tại việt nam (Trang 38 - 41)