CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
3.1.4. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu trong nghiên cứu chính thức được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đối tượng khảo sát là những người đã học hoặc từng học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Vì điều kiện thời gian và chi phí, người nghiên cứu tiến hành khảo sát những người đã từng học hoặc đang học khối ngành kinh tế (bậc cao đẳng, đại học, sau đại học) ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh như Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngân hàng,... và một số cộng đồng nghề nghiệp.
Ngoài ra, mục tiêu của nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của các yếu tố mà doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, không nghiên cứu sự khác biệt của đối tượng khảo sát (tuổi, giới tính, thu nhập, kinh nghiệm làm việc,… là những yếu tố doanh nghiệp khơng thể tác động để thay đổi). Vì vậy, q trình lấy mẫu khơng chú trọng vào việc phân nhóm các đối tượng khảo sát.
Theo Hair và cộng sự (1998) trích trong Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với phân tích nhân tố EFA cỡ mẫu tối thiểu phải là N ≥ 5*x (với x là số biến quan sát). Mặt khác, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (2007) trích từ Nguyễn Đình Thọ (2012), kích thước mẫu tối thiểu cần thiết phải thỏa N ≥ 50+ 8*p (trong đó p là số lượng biến độc lập trong mơ hình). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa hai điều kiện trên. Với 32 biến quan sát (x=32) cho 07 yếu tố ảnh hưởng (p=7), cỡ mẫu tối thiểu phải là N ≥ max (5*32, 50+ 8*7) = max (160, 106) =160. Với kích thước mẫu 529, điều kiện trên được thỏa.