CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. THANG ĐO, MÃ HÓA THANG ĐO VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
3.2.1. Thang đo và mã hóa thang đo
Các yếu tố ảnh hướng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc được sử dụng trong nghiên cứu chính thức gồm 07 thành phần: (1) Uy tín và thương hiệu tổ chức; (2) Sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức; (3) Chính sách và mơi trường làm việc; (4) Thu nhập; (5) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; (6) Tính chất cơng việc; (7) Quy trình và thông tin tuyển dụng.
Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều được sử dụng thang đo Likert 7 bậc với mức độ tương ứng: mức 1 là hồn tồn khơng đồng ý với phát biểu, mức 2 rất không đồng ý, mức 3 không đồng ý, mức 4 không đồng ý, không phản đối, mức 5 đồng ý, mức 6 rất đồng ý và mức 7 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.
Các thơng tin nhân khẩu học như giới tính, cấp bậc học, nhóm tuổi, thu nhập, số năng kinh nghiệm được đo bằng thang đo định danh. Để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu, thành phần các biến nhân khẩu học được mã hóa lại như sau:
Bảng 3.4 – Mã hóa thành phần các biến nhân khẩu học
Biến Thành phần Mã hóa
Nhóm tuổi
Dưới 25 1
Từ 25-30 2 Từ 31-40 3
Biến Thành phần Mã hóa
Cấp bậc học về khối ngành kinh tế
Cao đẳng 1
Đại học 2
Sau đại học 3 Số năm kinh nghiệm làm việc
Dưới 3 năm 1 Từ 3 – dưới 5 năm 2 Từ 5-10 năm 3 Trên 10 năm 4 Thu nhập hàng tháng hiện tại
Dưới 5 triệu 1 Từ 5-10 triệu 2 Trên 10 triệu 3 Giới tính Nữ 1 Nam 2 3.2.2. Phương pháp phân tích
Tồn bộ dữ liệu thu thập được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 với các bước sau:
Bước 1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo. Các thang đo được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Các biến quan sát có tương quan biến tổng <.4 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu >.6.
Bước 2: Kiểm định giá trị thang đo. Thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Trong phân tích EFA, kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) tối thiểu phải ≥ .5, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue ≥ 1. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại và tổng phương sai trích đảm bảo phải ≥ 50%.
Bước 3: Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu. Thơng quan kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy để đảm bảo sự diễn dịch từ kết quả hồi quy của mẫu cho tổng thể có giá trị. Sau khi kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy, phân tích hồi quy được tiến hành để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của ứng viên. Giá trị của các yếu tố
độc lập được dùng để chạy hồi quy chính là giá trị trung bình của các nhân tố được rút trích ra. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp Enter).
Tóm tắt
Chương ba trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu, khảo sát, phương pháp xử lý dữ liệu. Nghiên cứu đã xây dựng quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu với kích thước mẫu trong nghiên cứu sơ bộ là 18 và trong nghiên cứu chính thức 529 cá nhân đã từng học hoặc đang học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu
Chương 4 trình bày các kết quả xử lý số liệu dựa trên các dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu chính thức. Các nội dung chính của chương gồm trình bày các thống kê mơ tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định giá trị thang đo, hiệu chỉnh thang đo và mơ hình nghiên cứu, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết của mơ hình.