THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại TP hồ chí minh (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố Thu nhập, Uy tín và thương hiệu tổ chức, Sự phù hợp và cơ hội phát triển, Quy trình và thơng tin tuyển dụng, Chính sách và mơi trường làm việc đều có ảnh hưởng dương đến Ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, các yếu tố về Sự phù hợp và cơ hội phát triển như: (i) Công ty cho những cơ hội tốt trong việc phát triển nghề nghiệp; (ii) Công ty cho cơ hội được làm việc ở vị trí mong muốn; (iii) Tính cách cá nhân phù hợp với các nhiệm vụ công việc tại công ty; (iv) Quy mô lĩnh vực hoạt động phù hợp; (v) Cơng việc phù hợp sở thích đam mê; (vi) Cơ hội được đào tạo có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý chọn doanh nghiệp của các ứng viên. Điều này phù hợp với mẫu nghiên cứu vì đa số đáp viên thuộc nhóm tuổi 25-30, chủ yếu có cấp bậc học về khối ngành kinh tế là Đại học, phần lớn là những người dưới 5 năm kinh nghiệm. Những ứng viên này đều vẫn đang ở những năm đầu trong hành trình sự nghiệp, có một số năm kinh nghiệm nhất định. Vì thế, họ mong đợi cơng việc có thể cho họ cơ hội được học hỏi, phát triển trong tương lai cũng như mong muốn tìm được những cơng việc có sự phù hợp với tính cách, đam mê của bản thân để có thể trải nghiệm chính mình trong cơng việc. Nói cách khác, doanh nghiệp đối với ứng viên sẽ là nơi họ sử dụng kiến thức, kỹ năng, khả năng của mình để làm việc, cống hiến, khẳng định mình trong cơng việc và với xã hội. Do đó, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu doanh nghiệp cần lưu ý để gia tăng sự thuyết phục đối với các ứng viên trong quá trình tuyển dụng.

Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai là Uy tín và thương hiệu tổ chức bao gồm các thành phần: (i) Cơng ty là tổ chức có uy tín để làm việc; (ii) Cơng ty có tiềm năng phát triển tốt; (iii) Xã hội đánh giá cao việc làm cho công ty; (iv) Công ty thực hiện tốt trách nhiệm xã hội; (v) Tự hào nếu được làm nhân viên của công ty; (vi) Công ty

học khối ngành kinh tế nói riêng, “Uy tín và thương hiệu tổ chức” khơng chỉ là “sự bảo chứng” cho một công việc được cơng nhận, một việc làm có sự ổn định tương đối, các chế độ (lương, bảo hiểm,…) được đảm bảo mà còn là sự tự hào riêng của mỗi cá nhân. Rõ ràng không ai muốn đầu quân cho một doanh nghiệp tai tiếng hoặc khơng có tương lai. Mặt khác, một cơng ty càng có chỗ đứng trên thị trường, được xã hội đánh giá cao việc làm cho cơng ty thì việc trở thành một thành viên của tổ chức sẽ gián tiếp khẳng định được năng lực của cá nhân (theo logic doanh nghiệp càng có danh tiếng thì tiêu chuẩn tuyển chọn càng cao), cá nhân đó cũng nhận được sự cơng nhận nhất định của bạn bè và những người xung quanh. Từ đó, họ có thêm sự tự tin vào khả năng của bản thân, sự tự hào về chính mình và có được sự nể trọng, quý mến của người khác. Đa số các đáp viên trong mẫu nghiên cứu có trình độ Đại học và sau đại học (thuộc tầng lớp trí thức cao) vì vậy họ rất quan tâm đến thương hiệu của bản thân và do đó đây là yếu tố có ý nghĩa về mặt tinh thần góp phần ảnh hưởng lớn đến ý định cũng như quyết định của ứng viên. Điều này phù hợp với nhu cầu được tôn trọng – một trong năm nhu cầu trong tháp nhu cầu Maslow.

Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ ba là Chính sách và mơi trường làm việc với các thành phần: (i) Cơng ty có mơi trường làm việc đảm bảo các tiêu chuẩn an tồn lao động, (ii) Cơng ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị làm việc, (iii) Cơng ty có chế độ phúc lợi (bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, trợ cấp xã hội) tốt. Đối với bất cứ người lao động nào, điều kiện làm việc là một trong những yếu tố tác động đến tinh thần và hiệu suất công việc. Làm việc trong một doanh nghiệp có mơi trường làm việc đảm bảo các tiêu chuẩn an tồn lao động, được Cơng ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị làm việc sẽ cho họ sự an tâm trong q trình lao động cũng như có những cơng cụ để tác nghiệp và hồn thành cơng việc tốt nhất trong khả năng. Bên cạnh đó các chế độ phúc lợi, chi trả đầy đủ các khoản bảo hiểm cho người lao động cũng sẽ là điểm cộng đối với doanh nghiệp bởi nó thể hiện các cam kết, trách nhiệm của tổ chức với nhân viên, thể hiện việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động. Việc doanh nghiệp đảm bảo được các yếu tố này đồng

thời cũng minh chứng được sự quan tâm, chăm sóc của doanh nghiệp đối với đội ngũ nhân viên – “tài sản” – của mình. Với những doanh nghiệp như vậy sẽ có lợi thế cạnh tranh đáng kể, làm cho ứng viên có thêm sự tin tưởng và từ đó gia tăng ý định chọn tổ chức làm nơi đầu quân cho mình.

Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo mà các ứng viên quan tâm khi lực chọn nơi làm việc là Quy trình và thơng tin tuyển dụng, bao gồm: (i) Thông tin về công ty, (ii) Thông tin về công việc. Các doanh nghiệp cung cấp càng đầy đủ những thông tin giới thiệu về công ty, về cơng việc và đưa ra quy trình tuyển chọn thể hiện sự cơng bằng, minh bạch càng tạo ấn tượng tốt cho ứng viên. Thông tin về công việc vừa cho ứng viên cái nhìn rõ ràng về cơng việc mình sẽ làm, những trách nhiệm mình phải nhận lãnh và những quyền hạn, quyền lợi kèm theo cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp, bài bản của người làm công tác tuyển dụng. Ứng viên cũng có cái nhìn tổng quan về lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh, quy mơ tài chính, nhân sự của doanh nghiệp thông qua các thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, từ đó cân nhắc sự phù hợp của các giá trị, mục tiêu của bản thân với doanh nghiệp và tăng thêm ý định chọn doanh nghiệp này để làm việc nếu thấy có sự tương thích cao.

Yếu tố tiếp đến mà các ứng viên học khối ngành kinh tế quan tâm là Thu nhập, thể hiện qua: (i) Chính sách khen thưởng hấp dẫn; (ii) Mức lương cao; (iii) Phụ cấp đa dạng; (iv) Thu nhập thể hiện được vai trị và vị trí của công việc đảm nhiệm; (v)Thu nhập dựa trên đánh giá hiệu quả công việc cá nhân. Kết quả này là hợp lý bởi lẽ thu nhập là một trong những yếu tố thuộc chính sách đãi ngộ có tác dụng động viên quan trọng trong nhận thức của ứng viên, đặc biệt là những ứng viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm, đang giữ các vị trí quản lý hoặc ứng viên có trình độ chun môn cao. Đối với các ứng viên này, thu nhập nhận được không chỉ cho họ cảm giác được đảm bảo về đời sống mà còn phản ánh được sự thành đạt, địa vị xã hội, giá trị chất xám họ đã đầu tư trong cơng việc. Chính vì vậy, doanh nghiệp có chính sách thu nhập hấp dẫn sẽ là một điểm cộng trong mắt các ứng viên tiềm năng.

Tóm tắt

Chương này đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu có được từ việc xử lý và phân tích dữ liệu thu thập.

Việc xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA đã khẳng định được 05 nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc, đó là Thu nhập, Uy tín và thương hiệu tổ chức, Sự phù hợp và cơ hội phát triển, Chính sách và mơi trường làm việc, Quy trình và thơng tin tuyển dụng.

Phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện sau khi đã kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình và kiểm định giả thiết đã xác định các giả thuyết được chấp nhận, theo đó, các yếu tố có tác động dương đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc được sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp lần lượt là: Sự phù hợp và cơ hội phát triển, Uy tín và thương hiệu tổ chức, Chính sách và mơi trường làm việc, Quy trình và thơng tin tuyển dụng và Thu nhập.

Các kết quả thu được sẽ là những căn cứ và là tiền đề để đề xuất một số kiến nghị với các nhà quản trị nhằm nâng cao tính thu hút của doanh nghiệp đối với các ứng viên khối ngành kinh tế sẽ được trình bày trong phần sau.

CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ Giới thiệu

Mục đích của đề tài này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ các kết quả tìm được ở chương 4, chương 5 sẽ trình bày tiếp các ý nghĩa của các kết quả đạt được, lấy các kết quả làm căn cứ để đưa ra một số hàm ý đối với nhà quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút ứng viên khối ngành kinh tế cho doanh nghiệp đồng thời chỉ ra những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại TP hồ chí minh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)