CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2 Các kết quả nghiên cứu trước
2.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho “Bộ đôi thâm hụt”
Mỹ
- Trong bài nghiên cứu của Tuck Cheong Tang, Evan Lau (2009) sử dụng phương trình cân bằng tổng quát và thêm vào hai biến tiết kiệm tư nhân và đầu tư nội địa để kiểm định lý thuyết Thâm hụt kép. Nguồn dữ liệu do IFS thuộc IMF cung cấp theo quý từ năm 1973 đến năm 2008. Bài nghiên cứu sử dụng Unit Root Test và Cointergration Test làm cơng cụ kiểm định. Sau đó chạy hồi quy giữa hai biến BD và CAD thu được kết quả:
Ln(CAD) = 0,978 Ln(BD)
Cuối cùng tác giả chạy hồi quy phương trình tổng quát của CAD theo BD, Sp và I, kết quả như sau:
Ln(CAD) = 0,431 Ln(BD) + 5,164 Ln(Sp) – 4,707 Ln(I)
Sau khi kiểm định, tác giả đi đến kết luận: Thâm hụt kép đã tồn tại khá lớn trong thời kỳ nghiên cứu được rút ra từ phương trình tổng quát.
Thổ Nhĩ Kỳ
Để có bằng chứng rõ ràng hơn về Lý thuyết thâm hụt kép hay Bộ đôi đối nghịch tác giả tiếp tục xem xét vấn đề này ở Thổ Nhĩ Kỳ qua bài nghiên cứu của Ahmet Zengin (2000). Nghiên cứu sử dụng các quan sát hàng quý cho giai đoạn quý 1 năm 1987 đến quý 1 năm 1998.
Nguồn số liệu của bài nghiên cứu này được lấy từ Bộ Tài chính, Bộ Thương và Ngân hàng Trung Ương, tổ chức Thống kê tài chính quốc tế (IFS) của IMF và được bổ sung từ các nguồn khác.
Hình 2.1 Kết quả thực nghiệm ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nguồn: Ahmet Zengin, 2000
Theo kết quả thực nghiệm đạt được, tác giả có kết luận chính như sau:
- Tồn tại mối quan hệ tác động từ BD kéo theo CAD như dự đoán trong Lý thuyết thâm hụt kép.
- Tỷ giá, lạm phát và cung tiền có mối quan hệ tác động lẫn nhau như một vịng tuần hồn.
- Lãi suất có tác động trực tiếp đến sự cân bằng cán cân TKVL và NSNN. Phương thức tài trợ thâm hụt ngân sách gây ra ảnh hưởng đến lãi suất – một biến quan trọng nhất trong nền kinh tế.
- Khơng có mối liên hệ trực tiếp giữa tỷ giá và cán cân thương mại nước ngồi. Tỷ giá có tác động đến tài khoản vãng lai thông qua cân đối ngân sách.
Theo kết quả kiểm định cho biết, cú sốc thâm hụt ngân sách giải thích 11% trong
Cung tiền Thu nhập trong nƣớc Lạm phát BD Tỷ giá Thu nhập
nƣớc ngoài Lãi suất
khóa để tác động đến TKVL. Ngược lại một cú sốc trong TKVL chỉ giải thích 2% trong thâm hụt ngân sách. Kết luận của bài nghiên cứu nói lên rằng thâm hụt ngân sách ảnh hưởng làm suy giảm trong TKVL, tức là BD tác động đến CAD một cách có ý nghĩa.
Các nƣớc đang phát triển:
Ngoài ra, ở các nước đang phát triển thì vấn đề thâm hụt kép cũng đang tồn tại, mặc dù có rất ít bằng chứng thực nghiệm nhưng đây vẫn là một chủ đề nóng ở các nước này. Những năm cuối của thập niên 70, nhiều nước đang phát triển gặp phải vấn đề BD nặng nề để tài trợ cho chi tiêu của Chính phủ. Biện pháp bù đắp thâm hụt của các nước này là vay nợ nước ngồi thơng qua ngân hàng Quốc tế và kênh phát hành trái phiếu nước ngoài. Việc tăng BD đã kéo theo CAD và tích lũy nợ nước ngồi. Năm 1982, quy mơ nợ nước ngồi đã lên đến con số 100% GDP. Nhiều quốc gia đã rất chật vật và khó khăn để hồn trả lãi và vốn gốc. Đó là lý do dẫn tới khủng hoảng nợ vào đầu thập niên 80, nhiều nước lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Mặt khác, việc dịng vốn nước ngồi đổ vào dẫn tới CAD gia tăng. Tuy nhiên, đó là điều cần thiết cho một nước chấp nhận xảy ra tình trạng CAD để tài trợ được cho các khoản đầu tư trong một thời gian nhất định. Thời gian sau, khi hàng hóa được xuất khẩu trở lại sẽ có nguồn vốn để trả nợ, cải thiện TKVL. Vì vậy, CAD và tích lũy nợ nước ngồi do đầu tư sẽ dần mang lại lợi ích phát triển kinh tế, nơi mà tiết kiệm quốc gia không đủ đáp ứng.
- Tác giả Alkswani nghiên cứu ở Ả Rập Xê Út, sử dụng chuỗi thời gian từ 1970-1999 dưới kỹ thuật cointegration và mơ hình error correction, ơng ta cho rằng có mối quan hệ từ CAD kéo theo BD.
-15.000% -10.000% -5.000% 0.000% 5.000% 10.000% 15.000% 1970 1973 1976 1979 1982 1985 1988 1991 1994 1997 2000 2003 CAD/GDP BD/GDP
- Bài nghiên cứu Mosayeb Pahlavani, Ali Salman Saleh (2009) đã phân tích từ 1970- 2005 ở Philippines.
Hình 2.2 Thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL ở Philippines từ 1970-2003
Nguồn: Mosayeb Pahlavani và Ali Salman Saleh 2009
Hình 2.2 thể hiện vấn đề thâm hụt ngân sách ở Philippines theo % GDP bắt đầu lớn dần kể từ 1997 (theo sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á). BD ở mức 1.9%/GDP năm 1998, 4.1%/GDP năm 2000, 5.3% năm 2002 và cuối cùng đạt mức 4.6% năm 2003. Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt nặng nề là do thu nhập Chính phủ giảm, hệ thống thuế yếu kém và không hiệu quả. Mức thuế ở Philippines giảm từ 17%/GDP vào năm 1997 xuống cịn 12.3%/GDP năm 2002, trong khi đó chi tiêu Chính phủ vẫn giữ ngun 19%/GDP trong suốt thời gian này. Ngồi ra, ở hình 2.2 cịn thể hiện CAD xảy ra suốt từ năm 1970 đến năm 2005. Thâm hụt trung bình vào khoảng 2.7%/GDP từ năm 1970 đến năm 1980. CAD càng tăng vào đầu những năm 1980 do cú sốc giá dầu và vấn đề lãi suất thế giới tăng. Hơn nữa, vào những năm 1990 CAD vẫn tăng do việc tăng lên trong
hàng hóa nhập khẩu. Kiểm định nhân quả Granger ở Philippines, BD và CAD kéo dài trên có mối tương quan hai chiều:
- Trong một nghiên cứu khác của Evan Lau, Tuck Cheong (2009) ở Campuchia. Dữ liệu được lấy theo quý từ năm 1996 đến năm 2006. Theo tác giả cho biết đây là những năm Campuchia chuyển từ chiến tranh sang hịa bình, từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế tự do thị trường. Hai tác giả sử dụng Cointegration test, Causality test để kiểm tra mối quan hệ giữa BD và CAD.
Bảng 2.1 Kết quả kiểm định Granger giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL ở Campuchia từ 1996-2006
Nguồn: Evan Lau và Tuck Cheong Tang, 2009
Kết quả cho thấy hai biến này di chuyển cùng nhau như lý thuyết đã đề cập, ngồi ra cịn phát hiện mối tương quan hai chiều giữa hai biến này ở Campuchia. Tác giả lưu ý rằng hiệu ứng của các chính sách tài khóa và tiền tệ đã bị bỏ qua, điều này có nghĩa ta khơng thể giảm CAD bằng cách giảm BD thông qua tăng tiết kiệm, giảm đầu tư, ta cũng nên lưu ý những vấn đề này để đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn.
- Ahmad Zubaidi Baharumshah và cộng sự nghiên cứu ở bốn nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines và Thailand) vì bốn nước này thâm hụt kép có liên quan tới nền kinh tế các nước này và tài trợ cho đầu tư bằng nguồn vốn vay nước ngoài. Tất cả ASEAN-4 đều chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và có một số điều chỉnh sau khủng hoảng. Kết quả bài nghiên cứu cho rằng CAD và BD tương quan khá
lớn ở những nước này, khi thêm hai biến tỷ giá và lãi suất vào thì BD và CAD tương quan hai chiều.
Hình 2.3 Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL ở Việt Nam giai đoạn 1994-2013
Nguồn: ADB, IMF
Nhìn vào hình 2.3 ta thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa ngân sách Chính phủ và cán cân TKVL (đường màu vàng và đường màu xanh dương) rõ ràng nhất trong thời kỳ 1998 – 2001, 2007 – 2008 và từ Quý 1 – 2012 đến thời hiển hiện tại. Các nghiên cứu thực nghiệm sẽ được trình bày rõ hơn trong phần sau.