Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận điện thoại android và ý địnhsử dụng dịch vụ mobile internet trên điện thoại android tại thị trường việt nam (Trang 76 - 79)

Chƣơng 5 KẾT LUẬN

5.1 Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu

5.1.1 Các kết quả chính của nghiên cứu

5.1.1.1 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định chấp nhận điện thoại Android và ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện thoại Android tại thị trƣờng và ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện thoại Android tại thị trƣờng Việt Nam

Tác giả đã tham khảo những nghiên cứu gần đây ở trong nƣớc nhƣ Đỗ Thị Kim Năm (2012), Lê Hữu Luân (2011) và trên thế giới nhƣ Kuo-Lun Hsiao (2013), đồng thời kết hợp với việc thảo luận dùng phƣơng pháp lấy 20 ý kiến trong phạm vi nghiên cứu để đƣa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất. Mơ hình này là mơ hình PATH bao gồm 3 mơ hình nhỏ:

Mơ hình 1 gồm có 1 biến phụ thuộc là “thái độ đối với việc sử dụng ĐT

Android” và 4 biến độc lập bao gồm “sự thuận tiện của giao diện”, “nội dung đƣợc cảm nhận”, “hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận” và “tính thẩm mỹ của thiết kế”.

Mơ hình 2 gồm có 1 biến phụ thuộc là “ý định chấp nhận ĐT Android” và chỉ 1

biến độc lập “thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android”.

Mơ hình 3 gồm có 1 biến phụ thuộc là “ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT

Android” và 6 biến độc lập bao gồm “ý định chấp nhận ĐT Android”, “giá trị về cảm xúc”, “giá trị về xã hội”, “giá trị về tiền bạc”, “giá trị về chất lƣợng” và “thuận lợi của nguồn lực”.

Nghĩa là mơ hình nghiên cứu đề xuất có thêm vào mơ hình của Kuo-Lun Hsiao (2013) một biến độc lập “thuận lợi của nguồn lực” tác động vào “ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

Nhƣng kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy “nội dung đƣợc cảm nhận” và “hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận” đã đƣợc quá trình phân tích EFA rút gọn lại thành “tính hữu dụng đƣợc cảm nhận” tác động vào “thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android”. Điều này cũng phù hợp với mơ hình TAM.

Ngồi ra, “thuận lợi của nguồn lực” và “giá trị về tiền bạc” cũng đƣợc quá trình EFA rút gọn lại làm một nhân tố vì chúng đều liên quan đến vấn đề kinh tế và có thể đƣợc những phần tử mẫu hiểu tƣơng tự nhau. Nhân tố mới này đã đƣợc tác giả thảo luận tay đôi với các chuyên gia và đặt tên là “giá tƣơng xứng với lợi ích” tác động vào “ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

Cuối cùng, q trình phân tích hồi quy tuyến tính mơ hình 3 cho thấy Sig của “giá trị về mặt cảm xúc” lên đến 0,095 lớn hơn 0,05 nên ta phải chấp nhận H0: hệ số β bằng 0. Do đó, với dữ liệu của mẫu khảo sát, ta cần phải cân nhắc thật kỹ yếu tố này: nếu chấp nhận mức sai lầm 10% khi suy rộng ra tổng thể thì u tố này sẽ có tác động đến biến phụ thuộc. Nhƣng mức độ tác động cũng chỉ với hệ số β đã chuẩn hóa là 0,085. Do đó, tác giả cho rằng với dữ liệu mẫu khảo sát và mức ý nghĩa 5%, “giá trị về cảm xúc đƣợc cảm nhận” không tác động đến “ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”.

Tóm lại, các yếu tố tác động đến “ý định chấp nhận ĐT Android” bao gồm “sự thuận tiện của giao diện”, “tính hữu dụng đƣợc cảm nhận” và “tính thẩm mỹ của thiết kế” thông qua biến trung gian là “thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android”. Các yếu tố tác động đến “ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android” bao gồm “ý định chấp nhận ĐT Android”, “giá trị về xã hội đƣợc cảm nhận”, “giá trị về chất lƣợng đƣợc cảm nhận” và “giá tƣơng xứng với lợi ích”. Đây chính là đáp án cho mục tiêu nghiên cứu đầu tiên.

5.1.1.2 Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định chấp nhận điện thoại Android và ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện thoại Android thoại Android và ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện thoại Android tại thị trƣờng Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến “ý định chấp nhận ĐT Android” với các mức độ khác nhau. “Tính hữu dụng đƣợc cảm nhận” tác động mạnh nhất với β = 0,509. Kế đến là “tính thẩm mỹ của thiết kế” với β = 0,226. Cuối cùng là “sự thuận tiện của giao diện” với β = 0,171.

Ngoài ra, các yếu tố tác động đến “ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android” cũng với các mức độ khác nhau. “Giá tƣơng xứng với lợi ích” tác động mạnh nhất với β = 0,309. Kế đến là “giá trị về chất lƣợng đƣợc cảm nhận” với β = 0,249. Rồi đến “giá trị về xã hội đƣợc cảm nhận” với β = 0,195. Cuối cùng là “ý định chấp nhận ĐT Android” với β = 0,194. Kết quả này hơi khác so với kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Luân (2011), trong đó “hiệu ứng xã hội” tác động tích cực mạnh nhất đến “ý định sử dụng internet trên ĐT di động”, kế đến mới là sự tác động tích cực của biến “thuận lợi của nguồn lực”.

Đây cũng chính là đáp án cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai.

5.1.2. Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này làm sáng tỏ hơn các lý thuyết về đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngƣời tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu góp phần phát triển hệ thống thang đo và mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận ĐT Android và ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android tại thị trƣờng VN.

Các thang đo của các khái niệm nghiên cứu đã đƣợc thiết kế và kiểm định trên thị trƣờng thế giới. Sau khi đƣợc tác giả điều chỉnh cho phù hợp với ngữ cảnh thị trƣờng VN, các thang đo đều đạt đƣợc giá trị và độ tin cậy. Kết quả này có những ý nghĩa sau đây. Một là về mặt phƣơng pháp nghiên cứu, nghiên cứu này bổ sung vào hệ thống thang đo lƣờng các khái niệm: “sự thuận tiện của giao diện”, “tính hữu dụng đƣợc cảm nhận”, “tính thẩm mỹ của thiết kế”, “thái độ đối với việc sử dụng ĐT

Android”, “ý định chấp nhận ĐT Android”, “giá trị về xã hội đƣợc cảm nhận”, “giá trị về chất lƣợng đƣợc cảm nhận”, “giá tƣơng xứng với lợi ích” và “ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android”. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh viễn thơng tại VN và trên thế giới có đƣợc hệ thống thang đo để thực hiện nghiên cứu tại VN. Hơn nữa, hệ thống thang đo này cũng góp phần làm cơ sở trong việc hình thành hệ thống thang đo thống nhất trong các nghiên cứu đa quốc gia. Nó đóng vai trị quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu tiếp thị quốc tế bởi vì hiện nay, một trong những khó khăn trong lĩnh vực nghiên cứu này là thiếu hệ thống thang đo cơ sở tại từng quốc gia để thiết lập hệ thống tƣơng đƣơng về đo lƣờng, đặc biệt tại các nƣớc đang phát triển (Craig & Douglas, 2000, trích từ Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Hai là các kết quả đo lƣờng trong đề tài này sẽ góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo nhằm điều chỉnh, bổ sung cho lĩnh vực kinh doanh viễn thông.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này khám phá và đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định chấp nhận ĐT Android và ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android tại thị trƣờng VN. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị và dịch vụ viễn thông hiểu biết hơn nữa về các yếu tố động đến ý định sử dụng của những khách hàng tiềm năng để kích cầu tiêu dùng ĐT Android cũng nhƣ dịch vụ MI. Điều này cũng sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc hoạch định các chƣơng trình xây dựng, quảng bá và định vị thƣơng hiệu trên thị trƣờng hiệu quả hơn nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp cho các doanh nghiệp quảng cáo, kinh doanh dịch vụ OTT (các ứng dụng nhắn tín, gọi điện thoại miễn phí) và doanh nghiệp nghiên cứu thị trƣờng nắm bắt đƣợc vai trò của các yếu tố trên. Từ đó, họ có thể thực hiện những cuộc nghiên cứu thị trƣờng và cách thức xây dựng các chƣơng trình quảng cáo, khuyến mại đúng hƣớng và có hiệu quả nhằm gia tăng giá trị thƣơng hiệu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận điện thoại android và ý địnhsử dụng dịch vụ mobile internet trên điện thoại android tại thị trường việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)