Phương pháp chung của bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực bằng chứng thực nhgiệm tại việt nam và một số nước châu á (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp ước lượng

3.2.1. Phương pháp chung của bài nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các luận điểm của Byrne và Nakayasu, bài nghiên cứu sẽ tiến hành các kiểm định kinh tế lượng theo một trình tự tổng quát như sau để tìm ra

bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực giữa Việt Nam và Mỹ cũng như các quốc gia trong khu vực Châu Á và Mỹ.

Thứ nhất, vấn đề được xác định đầu tiên là kiểm định tính dừng của dữ liệu. Một

chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai tại các độ trễ khác nhau sẽ giữ nguyên không đổi cho dù được xác định tại thời điểm nào; chuỗi dừng có xu hướng trở về giá trị trung bình và những giá trị dao động quanh giá trị trung bình là như nhau.Vậy tại sao cần kiểm định tính dừng? Đầu tiên, yếu tố “dừng” hay “khơng dừng” của biến số chuỗi thời gian có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới các thuộc tính và hành vi của biến số đó, ví dụ tác động của một cú sốc có thể kéo dài cho đến khoảng thời gian không xác định nếu chuỗi thời gian là khơng dừng. Bên cạnh đó, nếu các biến số đều thay đổi theo một mẫu hình nào đó theo thời gian (trending over time) thì khi đó việc hồi quy biến số này với biến số cịn lại có thể cho ra hệ số R2 rất cao ngay cả khi hai biến số này hồn tồn khơng tương quan gì với nhau, thêm vào đó các giả định nền tảng cho việc thực hiện phân tích hồi quy dựa trên quy luật tiệm cận sẽ khơng cịn giá trị. Kết quả các kiểm định và hồi quy là giả tạo và khơng có giá trị. Tiếp

theo đó, việc xác định chuỗi thời gian khơng dừng cịn mang hàm ý về mối quan hệ dài

hạn giữa các chuỗi này. Vì vậy, vấn đề được nghiên cứu đầu tiên trong quy trình là kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu. Các kiểm định nghiệm đơn vị sẽ được thực hiện trên chuỗi gốc (chuỗi level) và chuỗi sai phân của tỷ giá thực và lãi suất thực. Kỳ vọng của kiểm định nghiệm đơn vị trong bài nghiên cứu là các biến số chuỗi thời gian khơng dừng ở bậc level và có liên kết ở bậc một (hay nói cách khác là dừng ở sai phân bậc một). Các kiểm định nghiệm đơn vị được sử dụng để tiến hành trong bước này là

kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF Test) và kiểm định Dickey Fuller General Least Square (DF-GLS Test). Ngoài ra, dựa trên luận điểm của Perron

(1989) cũng như của Byrne và Nagayasu (2010), sự biến đổi về mặt cấu trúc trong chuỗi dữ liệu có thể ảnh hưởng đến độ mạnh của kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu. Do đó, quá trình đi tìm bằng chứng về mối quan hệ dài hạn đòi hỏi giai

đoạn kiểm định nghiệm đơn vị cũng cần phải có sự xem xét đến yếu tố điểm gãy cấu trúc trong chuỗi dữ liệu nghiên cứu nhằm đưa ra kết quả xác thực nhất. Dựa theo đề xuất của Byrne và Nagayasu (2010), bài nghiên cứu sẽ áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp của Saikkonen và Lütkepohl (2002) để giải quyết vấn đề

này.

Thứ hai, bài viết sẽ đi tìm bằng chứng mối quan hệ trong dài hạn giữa tỷ giá thực và

chênh lệch lãi suất thực thông qua các kiểm định đồng liên kết. Từ kỳ vọng của kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu, chúng ta có thể thấy được chuỗi dữ liệu gốc là không dừng, tuy nhiên rất nhiều biến số chuỗi thời gian khơng dừng nhưng có xu hướng di chuyển cùng nhau theo thời gian (đồng liên kết). Nếu các biến số chuỗi thời gian đồng liên kết, điều đó có nghĩa rằng một kết hợp tuyến tính của chúng cũng sẽ dừng. Và một mối quan hệ đồng liên kết được xem như là một mối quan hệ dài hạn giữa các biến số, kiểm định đồng liên kết có thể xem là kiểm định tính dừng của phần dư trong phương trình mối quan hệ giữa các biến số. Các kiểm định nghiệm đồng liên kết được tiến hành trong bài nghiên cứu là kiểm định Johansen Trace Test, kiểm định Saikkonen và Lütkepohl Trace Test trong trường hợp khơng xét và có xét đến điểm gãy cấu trúc. Từ việc sử dụng phương pháp mới song song với các phương

pháp kiểm định truyền thống, bài viết hy vọng có thể nêu bật được vai trị của điểm gãy cấu trúc trong việc tìm kiếm bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực. Và qua đó chúng ta có thể thấy được ưu điểm của phương pháp Saikkonen và Lütkepohl trong việc đưa ra các bằng chứng thực nghiệm.

Thứ ba, từ việc tìm được mối quan hệ đồng liên kết, bài viết sẽ ước lượng phương trình dài hạn giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực để làm rõ hơn mối tương quan giữa các biến số này. Cuối cùng, phương pháp hồi quy được phát triển bởi Johansen (1995) và Hasen và Johansen (1999) được sử dụng để kiểm định tính ổn định và bền vững trong mối quan hệ giữa các biến số này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực bằng chứng thực nhgiệm tại việt nam và một số nước châu á (Trang 30 - 33)