Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực bằng chứng thực nhgiệm tại việt nam và một số nước châu á (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

Bài viết tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực giữa hai quốc gia. Đầu tiên là trường hợp Việt Nam và Mỹ, sau đó mở rộng ra một số quốc gia khu vực Châu Á (bao gồm Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippine) và Mỹ. Việt Nam và các nước Châu Á được xem là thị trường nội địa, Mỹ là quốc gia được lựa chọn làm thị trường nước ngoài.

Các biến kinh tế vĩ mơ chính được xem xét ở đây là: tỷ giá hối đoái thực, lãi suất thực của đồng nội tệ, và lãi suất thực của đồng ngoại tệ. Các biến số này được tính tốn dựa trên bài nghiên cứu gốc của Byrne và Nagayasu (2002). Chuỗi tỷ giá thực được xác định dựa trên tỷ giá hối đoái song phương cuối kỳ của các đồng tiền so với đồng Dollar

Mỹ và chỉ số giá CPI, chuỗi lãi suất thực dựa trên lãi suất danh nghĩa và lạm phát (dựa vào CPI). Dữ liệu về chỉ số CPI được thu thập dựa trên CPI năm gốc 2010 bằng 100, lãi suất danh nghĩa được thu thập là lãi suất thị trường tiền tệ. Ở những quốc gia mà dữ liệu về lãi suất thị trường tiền tệ khơng có sẵn do những hạn chế về số liệu thống kê, bài viết sử dụng lãi suất liên ngân hàng thay thế (trường hợp Việt Nam).

Dữ liệu được tiến hành thu thập từ nguồn dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của Quỹ tiền tệ thế giới: International Financial Statistics (IFS), số liệu được lấy theo tháng và chiều dài dữ liệu là từ tháng 1/1996 đến tháng 5/2014 đối với bộ dữ liệu Việt Nam và từ tháng 1/1994 đến tháng 5/2014 đối với bộ dữ liệu của các quốc gia còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực bằng chứng thực nhgiệm tại việt nam và một số nước châu á (Trang 43 - 45)