Kết quả kiểm định đồng liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực bằng chứng thực nhgiệm tại việt nam và một số nước châu á (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực

4.1.2. Kết quả kiểm định đồng liên kết

 Hướng tiếp cận truyền thống

Kiểm định Johansen Trace Test

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen Trace Test trường hợp Việt Nam và Mỹ

Johansen Trace

Test

Ho: r = 0 Ho: r = 1 Ho: r = 2 Optimal lag

Với Ex ante inflation

q, r, r* 22.25623 [0.2845] 6.510661 [0.6351] 0.022606 [0.8804] 3

q, r 14.89119 [0.0615] 0.194581 [0.6591] - 2

q, r* 8.287874 [0.4351] 0.052302 [0.8191] - 1

r, r* 15.61212 [0.0480] 2.608262 [0.1063] - 7

Với Ex post inflation

q, r, r* 20.98677 [0.3585] 6.552568 [0.6302] 0.008713 [0.9253] 3

q, r 14.87196 [0.0619] 0.129662 [0.7188] - 3

q, r* 8.162302 [0.4482] 0.044817 [0.8323] - 2

r, r* 11.84703 [0.1644] 1.130059 [0.2878] - 3

Ghi chú: Các giá trị thống kê t-statistic được tính tốn và so sánh với các giá trị tới hạn ở mức ý nghĩa 5%. Giá trị p-value mỗi trường hợp được ghi nhận trong dấu [.]. Độ trễ được lấy trong kiểm định Johansen Trace Test được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ Akaike Information Criterion (AIC) với độ trễ tối đa là 12.Vector đồng liên kết trong kiểm định Johansen có tính đến hệ số chặn (Intercept co trend in CE and test VAR).

Dựa vào bảng kết quả 4.4, chúng ta có thể thấy được các cặp dữ liệu được kiểm định đều khơng có mối quan hệ đồng liên kết, ngoại trừ cặp dữ liệu lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ trong trường hợp dựa trên lạm phát tiền nghiệm.

Cụ thể, trong trường hợp q, r, r* dựa trên lạm phát tiền nghiệm, đầu tiên xét giả thuyết H0: r = 0 (khơng có mối quan hệ đồng liên kết), p-value của các cặp dữ liệu (q, r, r*), (q, r), (q, r*) đều bé hơn 0.05, đồng thời t-statistic của các cặp này lớn hơn t-critical (ở mức ý nghĩa 5%), do đó giá trị điểm định rơi vào vùng “fail to reject” tức là không thể bác bỏ giả thuyết H0, không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các cặp dữ liệu trên. Riêng đối với cặp lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ (r, r*), p-value có giá trị là 0.048 xấp xỉ bằng 0.05, đồng thời t-stactistic bằng 15.61212 cũng xấp xỉ bằng với giá trị t-critical là 15.49471, giá trị kiểm định này cho phép chúng ta bác bỏ giả thuyết H0 (H0: khơng có mối quan hệ đồng liên kết), từ đó tiếp tục xét trường hợp H0: có một mối quan hệ đồng liên kết, thì p-value lúc này lớn hơn 0.05, do đó khơng thể bác bỏ H0 có một mối quan hệ đồng liên kết, có thể đưa ra bằng chứng về một mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất thực hai nước Việt Nam và Mỹ, tuy nhiên độ mạnh của kiểm định trong trường hợp này không cao, chưa đủ tin cậy để cho ra một bằng chứng xác thực do giá trị kiểm định rất gần cận biên giữa chấp nhận và bác bỏ H0.

Sample (adjusted): 1996M09 2014M05 Included observations: 213 after adjustments Trend assumption: Linear deterministic trend Series: RVN_ANTE RUS_ANTE

Lags interval (in first differences): 1 to 7 Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace) Hypothes ized Trace 0.05 No. of CE(s) Eigen value Statistic Critical Value Prob.** None * 0.059225 15.61212 15.49471 0.0480

At most 1 0.012171 2.608262 3.841466 0.1063 Trace test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level

* denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Hình 4.4. Kết quả kiểm định đồng liên kết lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ

Tương tự như vậy, đối với trường hợp q, r, r* dựa trên lạm phát hậu nghiệm, các giá trị kiểm định đều cho ra một kết quả là khơng có mối quan hệ đồng liên kết giữa các cặp dữ liệu đang xem xét.

Kiểm định S&L Trace Test không xem xét đến điểm gãy cấu trúc

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L không xem xét đến điểm gãy cấu trúc trường hợp Việt Nam và Mỹ

S&L Trace Test without shifts Ho: r = 0 Ho: r = 1 Ho: r = 2 Lag

Với Ex ante inflation

q, r, r* 27.97 [0.0587] 4.70 [0.8946] 0.33 [0.9575] 2

q, r 15.24 [0.0610] 0.19 [0.9818] - 1

q, r* 4.54 [0.9060] 0.10 [0.9934] - 1

r, r* 7.99 [0.5485] 0.90 [0.8191] - 7

Với Ex post inflation

q, r, r* 21.67 [0.2848] 4.14 [0.9324] 0.00 [1.0000] 3

q, r 20.34 [0.076] 0.42 [0.9395] - 2

q, r* 5.10 [0.8622] 0.01 [0.9999] - 2

r, r* 5.35 [0.8397] 1.76 [0.5951] - 3

Ghi chú: Các giá trị thống kê t-statistic được tính tốn và so sánh với các giá trị tới hạn ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Giá trị p-value mỗi trường hợp được ghi nhận trong dấu [.]. Độ trễ được lấy trong kiểm định S&L Trace Test được xác định bởi tiêu chuẩn lựa chọn độ trễ Akaike Information Criterion (AIC) với độ trễ tối đa là 12.

Kiểm định đồng liên kết S&L khi không xem xét đến điểm gãy cấu trúc cũng cho ra kết quả gần như tương tự như trong kiểm định Johansen Trace Test. Bảng 4.5 cho thấy tại giả thuyết H0: r = 0 (không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết), p-value của các cặp chuỗi biến số đều rất cao, đều có giá trị lớn hơn 0.05 và thậm chí có nhiều giá trị xấp xỉ bằng 1, do đó mặc nhiên giá trị thống kê của kiểm định sẽ rơi vào vùng “fail to reject” không thể bác bỏ giả thuyết H0, tức là không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các cặp biến số đang xem xét.

Qua hai phương pháp kiểm định đồng liên kết mà bài viết vừa thực hiện, kết quả kiểm định khơng tìm được bằng chứng ủng hộ mối quan hệ dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu tỷ giá thực, lãi suất thực Việt Nam và lãi suất thực Mỹ hoặc nếu có như trường hợp giữa lãi suất thực Việt Nam và Mỹ dựa trên lạm phát tiền nghiệm trong phép kiểm định Johansen thì độ mạnh kiểm định lại chưa có, chưa đủ mức độ tin cậy để có thể kết luận về một mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực. Và kết quả này cũng tương tự như trong bài nghiên cứu gốc của Byrne và Nagayasu (2000) khi hai ông cũng khơng tìm thấy bằng chứng hoặc bằng chứng vẫn chưa đáng tin cậy về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực giữa hai nước Anh và Mỹ bằng cả hai phép kiểm định Johansen và kiểm định S&L không xem xét điểm gãy cấu trúc.

Như vậy, vai trị điểm gãy cấu trúc có thật sự quan trọng và sự xuất hiện của chúng có gây ra tác động để làm sai lệch kết quả kiểm định hay không? Bài viết sẽ tiếp tục tiến hành kiểm định lại bằng phương pháp S&L có xem xét đến điểm gãy cấu trúc để làm sáng tỏ vấn đề này.

 Hướng tiếp cận mới (có xem xét điểm gãy cấu trúc)

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định đồng liên kết S&L có xem xét đến điểm gãy cấu trúc trường hợp Việt Nam và Mỹ

S&L

Test with shifts

Với Ex ante inflation

q, r, r* 28.76** [0.0465] 5.30 [0.8442] 1.02 [0.7858] 3 2008 M6 q, r, r* 17.91 [0.5484] 11.68 [0.2079] 0.11 [0.9920] 3 2008 M12 q, r, r* 30.73*** [0.0252] 6.66 [0.7025] 0.83 [0.8376] 2 2011 M2 q, r 33.49*** [0.0000] 1.06 [0.7752] - 7 2008 M6 q, r 21.22 [0.0052] 0.02 [0.9994] - 2 2011 M2 q, r* 6.69 [0.6989] 0.35 [0.9529] - 1 2008 M12 q, r* 4.94 [0.8752] 0.24 [0.9740] - 1 2011 M2 r, r* 8.10 [0.5355] 4.57 [0.1596] - 7 2008 M6 r, r* 7.63 [0.5898] 0.11 [0.9925] - 7 2008 M12

Với Ex post inflation

q, r, r* 29.06** [0.0425] 4.87 [0.8814] 0.34 [0.9551] 1 2008 M6 q, r, r* 22.92 [0.2178] 8.97 [0.4396] 0.32 [0.9603] 1 2009 M1 q, r, r* 28.01 [0.0580] 3.91 [0.9453] 0.16 [0.9861] 1 2011 M2 q, r 22.63*** [0.0027] 0.24 [0.9744] - 3 2008 M6 q, r 22.28*** [0.0032] 0.43 [0.9363] - 2 2011 M2 q, r* 6.32 [0.7405] 0.00 [1.0000] - 2 2009 M1 q, r* 5.48 [0.8272] 0.10 [0.9935] - 2 2011 M2 r, r* 6.07 [0.7666] 3.56 [0.2631] - 3 2008 M6 r, r* 4.65 [0.8985] 1.40 [0.6850] - 3 2009 M1

Ghi chú: Các giá trị thống kê t-statistic được tính tốn và so sánh với các giá trị tới hạn ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Giá trị p-value mỗi trường hợp được ghi nhận trong dấu [.]. Độ trễ được lấy trong kiểm định S&L Trace Test là độ trễ tối ưu (optimal lag) với độ trễ tối đa là 12. Các ký hiệu (*), (**), (***) lần lượt đại diện cho mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Trong giai đoạn kiểm định nghiệm đơn vị, phần mềm Jmulti đã xác định điểm gãy tương ứng với từng chuỗi dữ liệu, theo đó các điểm gãy lần lượt là tháng 2/2011 cho chuỗi tỷ giá thực, tháng 6/2008 cho lãi suất thực Việt Nam ứng với cả hai thước đo tỷ lệ lạm phát kỳ vọng, tháng 12/2008 và tháng 1/2009 cho chuỗi lãi suất thực Mỹ dựa

trên lạm phát tiền nghiệm và lạm phát hậu nghiệm. Mặt khác, theo phương pháp kiểm định kiểm định S&L, chỉ một biến giả đại diện cho điểm gãy cấu trúc được đưa vào xem xét trong vector đồng liên kết giữa các biến. Do đó, bài viết sẽ thực hiện bằng cách lần lượt đưa từng biến giả tương ứng với các cặp dữ liệu vào trong mơ hình kiểm định và xem xét mối quan hệ đồng liên kết trong từng trường hợp cụ thể, và ứng với hai thước đo của tỷ lệ lạm phát kỳ vọng bài viết sẽ xem xét tổng cộng là mười tám trường hợp.

Dựa vào bảng kết quả 4.6, chúng ta có thể thấy được có bằng chứng về mối quan hệ dài hạn của các chuỗi dữ liệu khi có xem xét đến các điểm gãy cấu trúc của chuỗi tỷ giá thực (tháng 2/2011) và chuỗi lãi suất thực Việt Nam (tháng 6/2008) trong cả hai trường hợp ứng với lạm phát tiền nghiệm và hậu nghiệm. Riêng điểm gãy cấu trúc của chuỗi lãi suất thực Mỹ, khi đưa vào mơ hình tiến hành kiểm định đồng liên kết vẫn không cho ra kết quả như kỳ vọng.

Cụ thể, khi đưa điểm gãy tháng 6/2008 của chuỗi lãi suất thực Việt Nam lần lượt vào các mơ hình kiểm định, giá trị kiểm định t-stactistic và p-value tìm được đều đưa đến kết quả bác bỏ giả thuyết H0 không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết, và chấp nhận giả thuyết H0 tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết, kết quả này xuất hiện ở các cặp dữ liệu tỷ giá thực Việt Nam và Mỹ, lãi suất thực Việt Nam, lãi suất thực Mỹ (q, r, r*) và giữa cặp tỷ giá thực Việt Nam và Mỹ, lãi suất thực Việt Nam (q, r) trong cả hai trường hợp lạm phát tiền nghiệm và lạm phát hậu nghiệm. Còn trường hợp các cặp dữ liệu còn lại (q, r*) và (r, r*), kết quả kiểm định không đưa ra được bằng chứng về mối quan hệ đồng liên kết dù mơ hình đã xem xét đến điểm gãy cấu trúc.

Tiếp theo đó, khi đưa điểm gãy tháng 2/2011 của chuỗi tỷ giá thực lần lượt vào các mơ hình kiểm định, tương tự như trên, các giá trị kiểm định t-stactistic và p-value tìm được đều đưa đến kết quả bác bỏ giả thuyết H0 không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết, và chấp nhận giả thuyết tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết, kết quả này xuất hiện ở các

cặp dữ liệu tỷ giá thực Việt Nam và Mỹ, lãi suất thực Việt Nam, lãi suất thực Mỹ (q, r, r*) trong trường hợp lạm phát tiền nghiệm và giữa cặp tỷ giá thực Việt Nam và Mỹ, lãi suất thực Việt Nam (q, r) trong trường hợp lạm phát hậu nghiệm.

Cuối cùng kiểm định đồng liên kết S&L xem xét đến điểm gãy cấu trúc của chuỗi lãi suất Mỹ (tháng 12/2008 cho chuỗi tiền nghiệm và tháng 1/2009 cho chuỗi hậu nghiệm), kết quả kiểm định lại khơng tìm thấy bằng chứng nào về mối quan hệ trong dài hạn của các cặp chuỗi biến số mà bài viết nghiên cứu.

Về độ mạnh của kết quả kiểm định, qua bảng 4.6 ta có thể thấy được các giá trị t- statistic đều có thể bác bỏ giả thuyết H0 khơng có mối quan hệ đồng liên kết ở các mức ý nghĩa 1% và 5% và các giá trị p-value đều có ý nghĩa thống kê, đồng thời nhỏ hơn nhiều so với trường hợp có đồng liên kết ở kiểm định Johansen. Kết quả này cho chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và chênh lệch lãi suất thực bằng chứng thực nhgiệm tại việt nam và một số nước châu á (Trang 53 - 59)