:Thu ngân sách và vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 34)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Thu ngân sách NN (trđ)

Vốn đầu tư theo giá hiện

hành (trđ) Vốn đầu tư theo giá so sánh 2010 (trđ) Chỉ số phát triển vốn đầu tư (%) 2010 24,854,274 33,321,000 33,321,000 105,86 2011 29,487,573 34,450,409 29,982,950 92,77 2012 33,766,670 35,663,410 27,043,754 90,20 2013 35,692,228 39,179,740 29,710,206 109,86 Cộng 123,800,745 142,614,559 120,057,910

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2013.

Bảng 2.3 cho thấy: Trong 4 năm 2010 - 2013 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 142.614,559 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ số phát triển vốn đầu tư không tăng hoặc tăng không đáng kể. Tốc độ thu ngân sách (2010-2013) bình quân 12,95%/năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 28% GDP hàng năm. Tỉnh có 33 khu cơng nghiệp với diện tích trên 9.574 ha. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2013 giảm xuống còn 0,97%. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành KT-XH của tỉnh Đồng Nai năm 2013 là 1.657.990 người.

Đồng Nai có quy mơ dân số lớn đứng thứ 5 trong cả nước và xu hướng tăng nhanh trong những năm qua. Dân số của tỉnh từ 2.263.787 người năm 2005 tăng lên 2.499.656 người năm 2009 và năm 2013 là 2.768.670 người. bao gồm 884.890 người ở thành phố Biên Hòa và 138.210 người ở thị xã Long Khánh; 1.745.570 người ở các huyện (chiếm 63,04%). Mật độ dân số tỉnh Đồng Nai là 468,69 người/km2, tăng 11,36% so với năm 2001 (420,86 người/km2).

Mặc dù tốc độ gia tăng tự nhiên đã giảm nhưng do tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh nên có sức hút đối với lao động từ các địa phương khác đến do đó số lượng dân nhập cư tăng nhanh tập trung tại khu vực thành phố Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành khá đông, xung quanh các KCN, KCX, vì vậy gia tăng cơ học đóng vai trị quan trọng đối với việc phát triển dân số của tỉnh. Điều đó khơng chỉ tác động đến quy mơ dân số mà cịn ảnh

hưởng đến cả cơ cấu dân số, chất lượng dân số và tạo ra hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết.

Cơng tác y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân được quan tâm ngày càng tốt hơn, đặc biệt là đối với đối tượng chính sách và người nghèo. Hệ thống y tế có bước phát triển cả về bộ máy và cơ sở vật chất. Đội ngũ y tế phát triển khá về số lượng và chất lượng.

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe (1)

Năm Số bác sĩ /vạn dân Số giường bệnh/vạn dân Tỷ lệ TYT có bác sỹ (%) Tỷ lệ TYT có nữ hộ sinh (%) Số ca mắc bệnh dịch 2010 5,0 19,0 85,0 100,0 31.824 2011 5,5 20,0 90,0 100,0 31.824 2012 6,0 21,0 95,0 100,0 42.413 2013 6,5 23,5 96,0 100,0 15.787

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2013

Theo bảng 2.4: Năm 2013, tồn tỉnh có 198 cơ sở y tế. 100% xã, phường có trạm y tế, có bác sĩ , có nữ hộ sinh; 100 xã phường, trong đó tỷ lệ xã, phường có bác sĩ ổn định là 96% ; 100% ấp, khu phố có nhân viên y tế được đào tạo và hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước. Tồn tỉnh có 19 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và 13 phòng khám đa khoa khu vực với 6.970 giường bệnh, đạt 23,5 giường bệnh/vạn dân. Tồn tỉnh có 6.189 cán bộ y tế trong đó 5.492 cán bộ ngành y và 697 cán bộ ngành dược, đạt 22,5 cán bộ y tế/vạn dân. Trong đó số bác sỹ là 1.260 người, đạt 6.5 bác sỹ/vạn dân. - Thu gom xử lý chất thải y tế đạt 100%; thu gom chất thải nguy hại đạt 60%; thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đạt 80%.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe (2)

Năm Số người chết vì bệnh dịch Tỷ lệ trẻ em <1tuổi được tiêm chủng (%) Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2500gram (%) Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (%) Số trẻ em dưới 15 tuổi mắc các bệnh có vắc xin tiêm chủng 2010 6 98,62 4,80 14,5 197 2011 6 99,43 3,80 12,0 259 2012 15 99,57 2,53 11,5 69 2013 5 97,10 2,3 10,4

Theo bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe trẻ em đạt những kết quả nhất định, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dần, giảm trung bình là 1,37%/năm. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt cao. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2500gram giảm dần.

Cơng tác khám và điều trị bệnh có nhiều tiến bộ, đã ứng dụng một số phương pháp điều trị cao nâng chất lượng khám chữa bệnh; phịng chống và điều trị có kết quả nhiều bệnh dịch, bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, các bệnh phát sinh trong q trình cơng nghiệp hóa và khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AISD trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đạt tỷ lệ cao, Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống 10,4% đạt vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo ngày càng được tỉnh quan tâm với hệ thống cơ sở trường lớp, trang thiết bị dạy và học từng bước hiện đại hóa, chất lượng giáo dục không ngừng nâng cao. Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông phân theo cấp học tương đối cao đạt 90,95% năm 2013 trong đó tiểu học 106,55%; trung học cơ sở 89,92%; trung học phổ thông 71,67%. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục bước đầu đạt một số kết quả nhất định. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư, cơ bản đã xóa được tình trạng lớp học 3 ca, phịng tạm nâng tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%. Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2010 là mầm non 12%, tiểu học 12%, THCS 15%, THPT 20%. Đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh có 3 trường đại học, 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp, 80 cơ sở dạy nghề với năng lực đào tạo trên 58.000 học viên.

Văn hóa, thể thao được quan tâm phát triển. Tỉnh tập trung chỉ đạo và triển khai tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch sơi nổi, phong phú từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi trong quần chúng nhân dân. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao được nhân dân hưởng ứng tích cực. Đến năm 2013, tồn tỉnh có 509.149 hộ dân cư đạt chuẩn văn hóa, 97,84% tỷ lệ hộ gia đình, khu phố đạt chuẩn văn hố; một số hủ tục trong việc cưới, việc tang, lễ hội từng bước được đẩy lùi.

Đặc biệt là chính sách xóa đói, giảm nghèo, trợ giúp cho các đối tượng khó khăn...đã tác động đáng kể đến việc nâng cao chất lượng dân số. Nhiều hộ gia đình đã thốt nghèo, vươn lên đủ ăn, khá giả. Đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn 2,95%. Tỷ lệ tảo hơn, kết hơn sớm ngày càng ít đi, số trẻ sinh ra là con thứ ba trở lên ở các gia đình ngày càng giảm. Nhiều khóm, ấp, xã đã phấn đấu khơng có gia đình sinh con thứ ba. Các phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, ni con khỏe, dạy con ngoan, khu phố, khóm ấp văn hóa, gia đình nơng dân đạt 6 chuẩn mực xã hội…ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng. Đồng Nai là nơi có hơn 40 dân tộc anh em cùng chung sống mỗi dân tộc có tín ngưỡng riêng, khiến nơi đây tụ hội nhiều tôn giáo: với 24 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và 5 tổ chức tôn giáo được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, có số lượng tín đồ đơng nhất nước với hơn 1.339.426 tín đồ các tơn giáo, chiếm gần 60% số dân tồn tỉnh. Phần lớn đồng bào tín đồ các tôn giáo đều phấn khởi trước những thành tựu trong cơng cuộc đổi mới và những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Đa số chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tơn giáo chấp hành đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, sống “Tốt đời, đẹp đạo”, tích cực đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, giữ vững trật tự an ninh xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, có lúc có nơi, hoạt động tơn giáo cịn có những diễn biến phức tạp, hơn nữa với số lượng tín đồ đông nhất nước, điều này cũng làm cho việc thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ tại tỉnh gặp khơng ít khó khăn trở ngại.

Tóm lại, những điều kiện về tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội nêu trên của tỉnh Đồng Nai đã có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện công tác dân số - KHHGĐ của tỉnh.

2.1.3. Chính sách về dân số

Chính sách dân số Việt Nam thời gian qua được mở rộng toàn diện về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số thể hiện trong các văn bản như Pháp lệnh Dân số, Nghị định, Nghị quyết, Chiến lược Dân số, chương trình, dự án, các tiêu chuẩn, định mức, biện pháp và các quy định liên quan nhằm điều chỉnh toàn diện vấn đề dân số.

văn bản, chỉ thị, nghị quyết thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ tại địa phương. Các văn bản triển khai thực hiện Pháp lệnh dân số, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, thông tư quy định xử phạt trong lĩnh vực dân số…

Các kế hoạch thực hiện Chiến lược dân số trong từng giai đoạn.

Hàng năm Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đều ban hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, văn bản để thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế xã hội trong đó có các chỉ tiêu về dân số-KHHGĐ.

Các văn bản trên đặc biệt quan trọng có vai trị định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động nhằm làm thay đổi xu hướng hiện tại của dân số cho phù hợp và đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của tỉnh. Các chính sách về kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, trẻ em...của tỉnh cũng tác động khơng ít tới cơng tác DS-KHHGĐ, góp phần khơng nhỏ vào sự thành cơng của chương trình.

2.2. Thực trạng công tác DS - KHHGĐ tỉnh ĐN

2.2.1. Công tác quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính

Năm 1991 thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tỉnh đã thành lập Uỷ ban DS-KHHGĐ trực thuộc UBND do đồng chí Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiêm Chủ nhiệm.

Tại tuyến huyện thành lập Ban DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách, có cán bộ chuyên trách giúp việc: một cán bộ thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện trực tiếp theo dõi các hoạt động của chương trình và cũng trong thời gian này, theo chỉ đạo của Ban DS- KHHGĐ và Sở Y tế, Trung tâm y tế huyện thành lập đội sinh đẻ có kế hoạch. Nhiệm vụ của Đội sinh đẻ có kế hoạch là tổ chức đáp ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng. Làm tốt công tác tư vấn giúp đối tượng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện về sức khoẻ, điều kiện về mơi trường sống và với số con hiện có, để điều tiết mức sinh theo kế hoạch.

Ở cấp xã, phường chuyên trách dân số là trách nhiệm của UBND xã do một phó chủ tịch phụ trách và sử dụng bộ phận chuyên môn giúp việc.

Năm 1993 đến năm 2001 thực hiện nghị quyết Trung ương IV " Kiện toàn Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hố gia đình các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Cơ

quan thường trực của Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hố gia đình các cấp được bố trí đủ cán bộ chuyên trách có năng lực, gắn chặt với các ngành, các cấp trong việc quản lý và điều phối việc thực hiện chương trình DS-KHHGĐ. Hệ thống làm công tác dân số -KHHGĐ được bố trí đến tận thôn, ấp, bản, làng, phố phường để đưa công tác truyền thông DS-KHHGĐ và việc cung cấp các dịch vụ kế hoạch hố gia đình đến tận người dân”. Ủy ban Dân số và Kế hoạch hố gia đình tỉnh Đồng Nai đã được củng cố về tổ chức và tăng cường cán bộ. Tuyến tỉnh có 15 cán bộ, tuyến huyện có 4 cán bộ. Hệ thống làm cơng tác Dân số xã theo mơ hình Ban DS-KHHGĐ tập hợp đại diện các ngành đoàn thể xã do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban có một cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ được hưởng phụ cấp và đội ngũ Cộng tác viên tự nguyện nhưng được bồi dưỡng đảm bảo nhiệm vụ tuyên truyền vận động các đối tượng trong diện KHHGĐ, cung cấp các phương tiện tránh thai phi lâm sàng và theo dõi biến động dân số đã được hình thành. Để hỗ trợ thêm cho mạng lưới này cịn có lực lượng tun truyền viên tự nguyện vô cùng đông đảo của các đồn thể: Phụ nữ, Thanh niên, Nơng dân, cựu chiến binh và các thầy cô giáo. Bộ máy tổ chức này được thực hiện đến năm 2001. Việc củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ nhất là việc phủ mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS-KHHGĐ ở 100% xã, phường, thị trấn đã tạo tiền đề hết sức quan trọng đến việc mở rộng và phát triển cơng tác DS-KHHGĐ, góp phần quyết định vào kết quả của cơng tác Dân số - KHHGĐ. Với phương thức hoạt động “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động và cung cấp các PTTT, đội ngũ cán bộ DS- KHHGĐ xã và cộng tác viên ở thôn, bản thực sự là lực lượng nòng cốt, quyết định thành cơng của chương trình DS-KHHGĐ tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn này.

Năm 2001, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Đồng Nai được thành lập theo Quyết định 1752/2001/QĐ-UBT ngày 6/6/2001 của UBND tỉnh Đồng Nai trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Dân số - KHHGĐ và Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bổ sung thêm chức năng Gia đình.

Ngày 26/12/2005, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định 5744/2005/QĐ-UBND quy định về tổ chức và hoạt động của Ủy ban DSGĐTE tỉnh.

Tuyến huyện thành lập Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em trực thuộc UBND huyện, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của UBDS,GĐ,TE tỉnh, cán bộ chuyên trách DSGĐTE xã trực thuộc UBND xã và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của UBDS,GĐ,TE huyện và mạng lưới cộng tác viên DS- KHHGĐ ở 100% xã, phường, thị trấn. Mặc dù bước đầu có nhiều xáo trộn về tổ chức bộ máy, nhưng từng bước được các cấp lãnh đạo quan tâm coi công tác DS- KHHGĐ là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch phát triển KTXH địa phương, hàng năm đều ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu DS-KHHGĐ. Giai đoạn này (2001-2008) các chỉ tiêu thực hiện được TW giao tỉnh đều đạt hiệu quả cao.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức Ban DS,GĐTE xã, phường, thị trấn

Tháng 5 năm 2008 giải thể Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em chuyển giao chức năng nhiệm vụ tổ chức biên chế, cán bộ công chức viên chức làm công tác DS-KHHGĐ về Sở Y tế. Thời gian này, cơ quan Trung ương có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện mơ hình tổ chức bộ máy mới cịn chậm, lộ trình và việc làm cụ thể chưa thật sự rõ ràng nên nhiều cán bộ từng làm công tác dân số không an tâm chuyển công tác. Đội ngũ cán bộ Dân số - KHHGĐ cấp xã và cộng tác viên trong tình trạng chờ đợi, một số xin nghỉ việc. Cuối năm 2008 đầu năm 2009 Ban DS-KHHGĐ cấp tỉnh huyện, xã được thành lập và kiện toàn để lãnh đạo, đảm nhận chức năng điều phối hoạt động của ban, ngành, đoàn thể

tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)