Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về công tác dân số KHHGĐ
2.3. Đánh giá chất lượng công tác DS-KHHGĐ tại tỉnh ĐN
2.3.1. Những thành tựu
Quá trình thực hiện công tác DS - KHHGĐ tại tỉnh Đồng Nai thời gian qua đã có nhiều cố gắng nỗ lực, mặc dù khó khăn do bộ máy cịn nhiều bất cập, kinh phí bị cắt giảm nhưng đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu được giao thực hiện tốt các hoạt động của cơng tác dân số - KHHGĐ góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:
- Nhờ thực hiện tốt công tác giảm sinh, tốc độ tăng dân số được kiềm chế. Cơ cấu dân số theo độ tuổi biến đổi nhanh, tỷ lệ những người trong độ tuổi tăng lên, tỷ lệ nhóm tuổi trẻ em giảm mạnh tạo cơ hội cải thiện tình trạng giáo dục cho các em và tạo cơ hội phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
- Thực hiện tốt công tác Truyền thông, giáo dục tư vấn và cung cấp dịch vụ KHHGĐ ngày càng tốt hơn số lượng và tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai giảm mạnh, mặt khác nhiều phụ nữ sinh ít, sinh thưa đã tránh được nguy cơ tử vong do thai sản dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong mẹ, và tử vong trẻ em.
- Từ kết quả thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ mà số con của mỗi căp vợ chồng đã giảm xuống tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình chăm sóc sức khỏe và cho con đến trường, tỷ lệ nhập học tăng lên nhưng số học sinh phổ thông giảm, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tỷ lệ tăng dân số giảm, tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh giảm. Mặt khác việc quản lý tốt quy mô dân số, thực hiện tốt việc giảm sinh trực tiếp làm tăng thu nhập bình quân đầu người hơn 1% mỗi năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, ngăn chặn đà giảm sâu một số chỉ tiêu về tài nguyên, mơi trường, góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,07% mỗi năm.
- Tham mưu được lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực và kiện tồn bộ máy làm cơng tác DS - KHHGĐ ở các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số ở cơ sở.
- Q trình thực hiện cơng tác DS - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh nằm trong bối cảnh đất nước và địa phương phát triển mạnh mẽ, công cuộc đổi mới được thực hiện toàn diện; hợp tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh,
nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng và đi vào hoạt động tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh chóng, điều kiện này tạo thuận lợi lớn cho công tác DS-KHHGĐ trong việc tham mưu đầu tư kinh phí, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng dân số.
- Cơ chế quản lý thơng qua các chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao năng lực quản lý, thông tin-giáo dục-truyền thông và cung cấp dịch vụ KHHGĐ đã tỏ ra có hiệu quả, tạo được sự tập trung nguồn lực cho cơ sở và đảm bảo sự phối hợp, ủng hộ của các ngành, đồn thể.
- Cơng tác DS - KHHGĐ bước đầu đã được xã hội hóa với sự tham gia của nhiều ngành, đồn thể và đông đảo các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ.
2.3.2. Những hạn chế
Tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song trong thực hiện nhiệm vụ cơng tác DS - KHHGĐ cịn có những hạn chế sau:
-Tỷ lệ giảm sinh được giao trong những năm 2010 – 2013 có năm đạt, có năm khơng đạt.
-Tỷ lệ giới tính khi sinh có xu hướng tăng khơng tốt, năm 2014 có khả năng khơng đạt chỉ tiêu.
-Chất lượng dân số tuy đã được cải thiện nhưng chưa cao, chỉ tiêu về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh đạt so với chỉ tiêu giao nhưng chưa xứng tầm với một tỉnh công nghiệp.
2.3.3 Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế Nguyên nhân thành tựu Nguyên nhân thành tựu
- Xác định công tác DS-KHHGĐ là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước nên Đảng, Nhà nước quan tâm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để thực hiện công tác DS - KHHGĐ. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh cụ thể hóa các văn bản cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Chính sách DS - KHHGĐ thời gian qua đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, thực sự đem lại lợi ích kinh tế, tinh thần và sức khỏe cho mỗi cá nhân,
gia đình và xã hội, nên đã được đơng đảo các ban ngành, đồn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện.
- Có bộ máy làm cơng tác DS-KHHGĐ từ tỉnh tới cơ sở xã, phường, thị trấn và đội ngũ 3604 công tác viên dân số tham gia hoạt động. Đội ngũ làm công tác DS - KHHGĐ tuyến tỉnh, tuyến huyện có trình độ, năng lực, nhiệt tình và yêu nghề. Đặc biệt đội ngũ làm công tác DS- KHHGĐ tuyến huyện đa số các Trung tâm Dân số - KHHGĐ đều có nghiệp vụ chuyên môn về Y tế như bác sỹ, nữ hộ sinh, y sĩ nên cơng tác khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm dịch vụ KHHGĐ và thực hiện các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đều chủ động làm được. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác tuyên truyền vận động để người dân dễ nghe theo thực hiện.
Nguyên nhân hạn chế
-Chưa có cơ chế chính sách toàn diện về dân số và phát triển; Việc lồng ghép các yếu tố dân số vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương chưa được chú trọng và thực hiện có hiệu quả.
- Đầu tư nguồn lực cho chương trình DS-KHHGĐ ngày càng bị cắt giảm gây khó khăn rất lớn cho các hoạt động của công tác DS-KHHGĐ, định mức kinh phí cho các hoạt động và chính sách cho các đối tượng cịn thấp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay.
- Chưa có các giải pháp để giải quyết hài hồ các nội dung về quy mơ dân số, chất lượng dân số và phân bổ dân cư. Một số chính sách kinh tế-xã hội cịn chưa đồng bộ với chính sách dân số.
- Chương trình DS - KHHGĐ trong thời gian qua mới chỉ tập trung vào giảm mức sinh thông qua KHHGĐ nhằm hạn chế tốc độ gia tăng về quy mô dân số, chưa chú trọng nhiều đến các vấn đề dân số như chất lượng, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư.
- Hệ thống cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ chưa thật sự bảo đảm tính thuận tiện, an tồn, đa dạng và chất lượng. Các nội dung khác của chăm sóc sức khoẻ sinh sản chưa được chú trọng thích đáng.
- Bộ máy tổ chức không ổn định và hiện tại còn nhiều bất ổn tại cơ sở phường, xã, thị trấn dẫn đến cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ tuyến cơ sở chưa yên tâm công tác. Đội ngũ cán bộ xuất phát từ nhiều ngành, chưa được đào tạo một cách có hệ thống về chuyên môn, nghiệp vụ. Số lượng cán bộ nói chung khơng đủ so với yêu cầu công việc, đặc biệt là những địa phương có số dân đơng hoặc diện tích q rộng và địa hình khó khăn cho việc đi lại.
- Phong tục tập quán và những yếu tố tâm lý về quy mơ gia đình lớn và giới tính của con cái tại một số địa phương còn nặng nề. Tư tưởng "phải có con trai" vẫn cịn tồn tại ở nhiều người và nhiều vùng, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo dẫn đến chất lượng dân số chưa cao và chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh có nguy cơ tăng cao.
- Những ràng buộc của tôn giáo với tỷ lệ trên 33% dân số của tỉnh là đồng bào công giáo nên phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình.
- Cơng tác phối hợp cộng đồng trách nhiệm thực hiện chương trình được duy trì song cịn mờ nhạt. Sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở chưa thật chặt chẽ, liên tục trong năm, thường chỉ theo từng đợt chiến dịch phát động.
- Đồng Nai là tỉnh công nghiệp nên vấn đề di dân tự do và gia tăng dân số cơ học trên địa bàn tỉnh trong những năm qua khá lớn, bên cạnh việc tạo ra thị trường lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ có sức hấp dẫn đầu tư, nhưng cũng góp phần khơng nhỏ làm trầm trọng thêm những khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện tình trạng y tế, giáo dục, nhà ở, xóa bỏ tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông...phần nào ảnh hưởng đến cơ cấu dân số, phân bố dân cư và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Chính vì vậy mà tuy đạt những kết quả nhất định song công tác DS-KHHGĐ thời gian tới vẫn cịn gặp những khó khăn để thực hiện cơng tác nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh và đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh.
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương hai của luận văn đã phân tích rõ những nhân tố ảnh hưởng tới công tác dân số - KHHGĐ Đồng Nai đó là các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, chính sách về dân số của nhà nước và của tỉnh:
-Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước. Với vị trí địa lý đắc đạo, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển, xã hội ổn định làm cho Đồng Nai thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngồi và cũng là nơi có lượng dân nhập cư hàng năm rất lớn tác động đến quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số ảnh hưởng rất nhiều đến công tác dân số-KHHGĐ của tỉnh.
-Chính sách về dân số và một số chính sách về kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và của tỉnh ban hành có vai trị hết sức quan trọng để định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ tác động mạnh mẽ tới việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh.
Đồng thời, chương hai của luận văn đã phân tích rõ thực trạng công tác dân số- KHHGĐ tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 đến 2013 về các mặt:
- Một là công tác quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính; - Hai là cơng tác tham mưu, phối hợp và chỉ đạo;
- Ba là công tác quản lý về quy mô, cơ cấu dân số;
- Bốn là công tác quản lý thực hiện để nâng cao chất lượng dân số; - Năm là công tác truyền thông, giáo dục;
- Sáu là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Từ đó luận văn đã đánh giá được chất lượng công tác DS-KHHGĐ tại tỉnh Đồng Nai, rút ra được những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DS - KHHGĐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, công tác DS - KHHGĐ của tỉnh Đồng Nai sẽ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực tác động đến tình hình chung của kinh tế chính trị xã hội thế giới, của nước ta cũng như những ảnh hưởng khác của tỉnh. Đó là xu hướng chung trên thế giới hiện nay: hịa bình, hợp tác phát triển; cùng những hệ thống thể chế, cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung trong nước và cơ chế chính sách thực hiện cơng tác DS - KHHGĐ nói riêng.
3.1. Quan điểm và mục tiêu về công tác DS - KHHGĐ
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu về công tác DS - KHHGĐ Việt Nam
3.1.1.1. Quan điểm
Để định hướng thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ban hành Chiến lược Dân số, sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020, Chiến lược là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Chiến lược thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu để thực hiện công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới.
Với quan điểm Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 là một nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và tồn xã hội. Cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh.Với giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là sự kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phịng tích cực, chủ động, cơng
bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi. Đồng thời với việc đầu tư cho cơng tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân; ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả cơng tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
3.1.1.2. Mục tiêu tổng quát
Từ quan điểm trên Chính phủ đã đưa ra các nhóm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.1.1.3. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
Với 11 mục tiêu cùng các chỉ tiêu cụ thể được thể hiện từ mục tiêu: Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới vào năm 2020. Đến mục tiêu: Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền.cùng các chỉ tiêu, mục tiêu:
Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 19,3‰ vào năm 2015 và xuống 16‰ vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
+ Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020
.- Mục tiêu 3: Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng, miền.