Tình hình thực hiện biện pháp tránh thai ở Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 53 - 54)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ lệ sử dụng BPTT 78,34% 78,34%0% 79,45% 79,50% Tỷ lệ sử dụng BPTT h/đại 72,75% 72,75%% 73,99% 78,49% Số người mới sử dụng BPTT 112.455 115.333 139.557 151.741 Đình sản 27,893 27,816 26,863 21,820 Đặt DCTC 498 496 518 582 Thuốc cấy 383 330 222 290 Thuốc tiêm 66,261 69,174 74,088 78,751 Thuốc uống TT 5,809 7,538 8,272 8,524 Bao cao su 78,715 81,689 87,243 78,751 Nguồn: Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh ĐN

Theo bảng số liệu trên có thể thấy: tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng nhanh từ 65% năm 2001 lên 78,49% vào năm 2013. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai chung năm 2013 là 79,50% và tỷ lệ này phát triển theo diện rộng trên phạm vi toàn tỉnh, kể cả những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất. Số người thực hiện biện pháp tránh thai lâm sàng như đình sản, đặt dụng cụ tử cung hàng năm vẫn cao, riêng thuốc cấy tránh thai do chi phí cao, đối tượng được sử dụng miễn phí thấp, nên tỷ lệ thực hiện thấp.

Việc kiểm tra thực hiện quy định của pháp luật đối với các hoạt động dịch vụ tư vấn kế hoạch hố gia đình và quản lý các phương tiện tránh thai; quản lý các dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn tỉnh được thực hiện một năm hai lần tại cơ sở y tế công lập nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các mơ hình liên quan đến quy mô DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh như mơ hình câu lạc bơ không sinh con thứ 3… theo phân cấp địa phương và theo ngành dọc.

Theo dõi, quản lý biến động tăng, giảm dân số được thực hiện thường xuyên tại tuyến cơ sở, hàng tháng cộng tác viên thực hiện việc thu thập cập nhật

số liệu số trẻ sinh ra trên địa bàn, số người chết, số dân chuyển đến, số người chuyển đi vào phiếu thu thập 3.1 rồi chuyển về trạm Y tế xã cho chuyên trách dân số xã tổng hợp chuyển về huyện cập nhật vào kho dữ liệu và chuyển về tỉnh. Mặc dù được trang bị máy vi tính thành lập kho dữ liệu điện tử cấp tỉnh, 11 kho dữ liệu điện tử cấp huyện và trang bị máy vi tính cho tồn bộ 171 phường xã thực hiện việc cập nhật thông tin, song khâu nhập dữ liệu đa số thực hiện tại tuyến huyện do phần mềm hay gặp lỗi và trình độ cịn hạn chế của một số cán bộ dân số xã. Năm 2004 việc thực hiện báo cáo này được thực hiện hoàn toàn trên dữ liệu điện tử nên số liệu tương đối chính xác, đảm bảo cung cấp kịp thời số liệu về DS-KHHGĐ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Hàng năm, tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ các cấp nhằm thu thập thơng tin dữ liệu đầu vào chính xác, đầy đủ và đủ khả năng xử lý, bảo quản và cung cấp thông tin dữ liệu kịp thời, tin cậy.

Thực hiện các biện pháp khuyến khích và khơng khuyến khích: người đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai được cung cấp đầy đủ, thuận tiện phương tiện tránh thai. Thực hiện tránh thai tại cơ sở y tế cơng lập trong tỉnh được miễn phí dịch vụ được cung cấp thuốc thiết yếu. Khuyến khích người đình sản ngồi chế độ trên còn được bồi dưỡng bằng tiền (500.000đồng/người) nhằm bù đắp phần thu nhập do phải nghỉ việc để đi làm dịch vụ…Khuyến khích cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số, gia đình có một hoặc hai con gặp khó khăn được vay vốn lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất tăng thu nhập…Khơng khuyến khích những người sinh con thứ 3 trở lên: Đảng viên vi phạm không nâng lương…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)