Kinh phí ĐP cấp để thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 47 - 53)

Đơn vị tính: 1.000đ NĂM DA 1 DA 2 DA 3 TỔNG 2010 2,962,000 250,000 125,000 3,337,000 2011 2,730,000 365,000 245,100 3,340,100 2012 2,975,000 365,000 231,600 3,571,600 2013 2,743,400 1,406,600 200,000 4,350,000 2014 2,591,000 1,807,000 200,000 4,598,000 Nguồn: Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh ĐN

Bảng 2.8 cho thấy, ngồi kinh phí trung ương phân bổ hàng năm, kinh phí tỉnh hỗ trợ để thực hiện chương trình DS-KHHGĐ tương đối lớn, trong 5 năm qua tỉnh hỗ trợ là 19.196.700.000đồng, bình quân mỗi năm tỉnh hỗ trợ gần 4 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHHGĐ, ngồi ra hàng năm tỉnh phân bổ kinh phí thường xuyên để chi trả lương, các khoản trích theo lương...cho cán bộ cơng chức, viên chức làm việc tại Chi cục và Trung tâm DS- KHHGĐ tuyến huyện gần 9 tỷ đồng.

Bảng 2.9: Tổng nguồn kinh phí TW và ĐP giao để thực hiện công tác DS - KHHGĐ tại tỉnh ĐN Đơn vị tính: 1.000đ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 TP. Biên Hòa 1,123,080 1,901,862 1,728,958 1,441,160 1,605,700 Long Khánh 499,380 761,984 819,996 635,570 673,600 H. Tân Phú 645,230 701,050 730,668 562,870 590,600 H. Định Quán 686,270 961,863 1,015,658 843,420 872,200 H. Xuân Lộc 704,400 634,629 698,778 546,460 565,600 H. Cẩm Mỹ 575,060 770,168 787,610 649,850 617,300 H. Thống Nhất 465,950 795,599 850,510 660,640 667,300 H. Trảng Bom 679,095 979,066 1,040,050 844,700 880,500 H. Long Thành 591,840 962,018 1,109,310 844,220 910,100 H. Nhơn Trạch 445,620 908,359 1,012,420 822,790 806,800 H. Vĩnh Cửu 448,950 692,204 717,776 575,130 587,900 Chi cục Dân số 8,892,125 4,268,298 3,825,266 5,546,190 2,771,400 Tổng Cộng 15,757,000 14,337,100 14,337,000 13,973,000 11,549,000 Nguồn: Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh ĐN

Bảng 2.9 cho thấy mặc dù kinh phí địa phương hỗ trợ hàng năm tăng dần nhưng không theo kịp đà cắt giảm của ngân sáh Trung ương, mỗi năm kinh phí một giảm, bình qn trong 5 năm qua giảm 7,25% điều này thực sự gây khó khăn cho việc thực hiện công tác DS-KHHHGĐ trong những năm gần đây. Tất cả các nguồn lực được quản lý thống nhất theo luật ngân sách và các văn bản qui định về quản lý tài chính; đồng thời được phân bổ cơng khai theo các chương trình, dự án cho tuyến tỉnh, huyện, xã ngay từ đầu năm, trong đó ưu tiên cho vùng đơng dân có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Hàng năm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí cho các chương trình, dự án nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực, lãng phí.

2.2.2. Cơng tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo

Bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Tổng cục DS- KHHGĐ và căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sở Y tế tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản thực hiện công tác DS- KHHGĐ và xây dựng kế hoạch các chương trình, dự án thực hiện các mục tiêu dân số - KHHGĐ. Các Chỉ thị, Nghị quyết, Chiến lược của Chính phủ đã được Tỉnh cụ thể hóa thành Kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện đạt kết quả. Các đề án, văn bản đã được ban hành:

Ngày 16/7/2009 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 141/2009/NQ-HĐND về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác DS-KHHGĐ tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

Ngày 09/12/2009 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch số 1094/KH- UBND về việc thực hiện cơng tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Ngày 09/12/2009 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 83/2009/QĐ-UBND quy định về chế độ, chính sách khuyến khích thực hiện cơng tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh;

Ngày 17 tháng 04 năm 2009 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 1062/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ Đạo cơng tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh và ngày 16 tháng 09 năm 2010 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung thành viên Ban Chỉ Đạo cơng tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh;

Ngày 24/5/2012 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 3680/UBND- VX về việc thực hiện dự án Nâng cao chất lượng giống nòi trên địa bàn tỉnh Giai đoạn 2011-2015;

Ngày 16/07/2012 UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch số 2208/KH- UBND về việc thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020;

Hàng năm tham mưu Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh ban hành kịp thời các văn bản, kế hoạch chỉ đạo cơng tác DS-KHHGĐ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình:

- Văn bản hướng dẫn các hoạt động kỷ niệm, hướng ứng các sự kiện dân số trong năm;

- Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chiến dịch tăng cường truyền thông vận động, lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đơng dân có mức sinh cao, vùng khó khăn năm;

- Văn bản thực hiện kế hoạch về xã hội hóa sàng lọc chẩn đốn trước sinh-sơ sinh. - Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác DS-KHHGĐ với các ban ngành trong tỉnh giai đoạn 2011-2015;

Công tác phối hợp thực hiện công tác dân số - KHHGĐ được triền khai rộng rãi hàng năm, các ngành đồn thể, tổ chức xã hội đã tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm cao và đưa công tác DS-KHHGĐ là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của ngành, đồn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương. Số lượng các lực lượng xã hội, doanh nghiệp và cá nhân tham gia công tác DS-KHHGĐ trên mặt trận truyền thông, cung cấp dịch vụ KHHGĐ ngày càng tăng:

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về DS-KHHGĐ cho cán bộ là công tác tuyên giáo từ tỉnh đến, huyện, xã.

Sở Tư pháp tham gia vào soạn thảo xây dựng hoặc góp ý thẩm định các văn bản về Ds-KHHGĐ.

Ủy ban Mặt trận tổ quốc triển khai công tác tuyên truyền vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở thiết thực và hiệu quả.

Đặc biệt là việc tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân trong việc thực hiện và giám sát thực hiện chính sách dân số-

KHHGĐ tại địa bàn dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đơng đồng bào các tín đồ tơn giáo góp phần quan trọng vào những chuyển biến mạnh mẽ thực hiện chính sách dân số.

Ký kết hợp đồng trách nhiệm với các ban ngành đoàn thể tổ chức tập huấn, tuyên truyền thực hiện các dự án, chương trình DS-KHHGĐ. Đồng thời thực hiện phương châm xã hội hóa cơng tác DS-KHHGĐ, Đồng Nai đã huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác tuyên truyền, phối hợp lồng ghép mục tiêu dân số với phát triển thông qua các hoạt động và chương trình cơng tác của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, nâng cao hiệu quả mơ hình truyền thơng dân số với phát triển.

2.2.3. Công tác quản lý về quy mô, cơ cấu dân số

Tỉnh triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về thực hiện quy mơ gia đình nhỏ, ít con để có cuộc sống ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

- Thực hiện nhiều hình thức tuyền thơng giáo dục để tuyên truyền cho các bậc ông, bà, cha mẹ không chỉ cần những đứa con khỏe mạnh mà cịn được giáo dục và đào tạo đầy đủ, có học vấn và kỹ năng chun mơn nhất định có vị thế trong tương lai…

- Lồng ghép hoạt động DS-KHHGĐ với nhiều hoạt động khác như câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3, giúp nhau phát triển; dân số với chương trình xóa đói giảm nghèo; Nam nơng dân thực hiện KHHGĐ và gia đình nơng dân 6 chuẩn mực…

- Đưa chương trình DS-KHHGĐ vào quy ước, hương ước của thôn, bản… Các hoạt động trên được đông đảo nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng. Nhiều cặp vợ chồng trẻ đã tự nguyện chấp nhận quy mơ gia đình chỉ có 02 con, tuy nhiên một bộ phận nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế do điều kiện sinh sống chưa ổn định, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn, tư tưởng “có nếp, có tẻ” vẫn cịn trong nhận thức của một số người dân.

- Thực hiện hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai phi lâm sàng và khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ, từ tỉnh tới cơ sở được mở rộng. Thị trường hàng hóa phương tiện tránh thai, dịch vụ sức khỏe

sinh sản phát triển, tỷ lệ khách hàng tự chi trả ngày càng tăng, phong trào nhân dân thực hiện KHHGĐ được thúc đẩy.

- Củng cố, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ công cộng được đồng thời cung cấp các dịch vụ đến từng hộ gia đình và người sử dụng.

- Tổ chức các đợt chiến dịch tăng cường truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ SKSS-KHHGĐ hàng năm để khám SKSS cho chị em phụ nữ và thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến những khu vực có mức sinh cao, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Chiến dịch thực sự là biện pháp quan trọng kiềm chế mức tăng sinh đồng thời là biện pháp tích cực để cải thiện sức khỏe sinh sản.

- Đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ cho các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đảm bảo cho các nhóm đối tượng dễ tiếp cận, thuận tiện, an tồn.

Tỉnh có 13 Bệnh viện có khoa phụ sản, 01 Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, 11 Trung tâm Y tế huyện đều có khoa chăm sóc SKSS, 9/11 Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện thực hiện CSSKSS/KHHGĐ. 171 Trạm Y tế có phịng là dịch vụ KHHGĐ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ, SKSS ở các tuyến được đào tạo cập nhật thường xuyên có kỹ năng cơ bản về CSSKSS/KHHGĐ theo chuẩn quốc gia, Cán bộ dân số xã và công tác viên được đào tạo tập huấn kỹ năng và thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, BPTT phi lâm sàng. Bên cạnh hệ thống cơng lập cịn có nhiều cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ.

Công tác cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ được chú trọng, ngày càng thuận lợi, an tồn, hiệu quả và đảm bảo tính riêng tư nên đã từng bước đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Đến nay, 100% cơ sở dịch vụ kế hoạch gia đình cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thực hiện được kỹ thuật đình sản, cấy thuốc tránh thai; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc tránh thai và điều trị phụ khoa. Việc phân phối, cung ứng thuốc uống tránh thai và bao cao su được thực hiện thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số và

cán bộ y tế dưới hai hình thức cấp phát miễn phí và tiếp thị xã hội, nhằm đa dạng hóa phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu của đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)