CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kết quả hồi quy dữ liệu Việt Nam
4.2.3.4 Ước lượng mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa chỉ số chứng khoán
các biến kinh tế vĩ mơ theo mơ hình ARDL
Kết quả của các hệ số vĩ mơ được tóm tắt trong bảng 4.13 và bảng 4.14 (phụ lục 7). Trong các hệ số hồi quy D(LSP(-1)), D(LSP(-2)), D(LSP(-4)), chỉ có hệ số D(LSP(-1)) = 0.244723 là có ý nghĩa thống kê (p – value = 0.0268), trong khi 2 hệ số cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy trong ngắn hạn ở giai đoạn này, chỉ số giá chứng khốn VN-Index chỉ bị ảnh hưởng bởi chính nó trong 1 tháng trước, cịn tại các tháng trước đó nữa (từ 2 tháng trước trở lên), các giá trị này khơng có tác động đến chỉ số giá chứng khoán tại thời điểm hiện tại.
- Hệ số hồi quy với LEX = -0.540601 và có ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0.0019) cho thấy trong dài hạn, khi tỉ giá hối đoái tăng lên 1% (hay đồng nội tệ yếu đi 1%) thì trung bình giá trị của thị trường chứng khốn VN-Index cũng sẽ giảm tương ứng 0.5406% điểm. Hệ số hồi quy với DLEX = -1.492093 và cũng có ý nghĩa thống kê (p – value = 0.0442) cho thấy trong giai đoạn này, ngay tại thời điểm hiện tại, khi tỉ giá hối đoái tăng lên 1% (hay đồng nội tệ yếu đi 1%) thì trung bình giá trị của thị trường chứng khoán VN-Index sẽ giảm đi 1.4921% điểm. Điều này cho thấy trong giai đoạn này, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn, biến động tỉ giá hối đoái là ngược chiều đối với biến động của chỉ số giá chứng khoán. Kết quả này lại khẳng định một lần nữa đối với nghiên cứu của
Abdalla và Murinde (1997) ở Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, (1985 – 1994); Chien- Hsiu Lin (2011) ở Philippines (1997 - 1999); Dargar và Nazari (2012) ở Iran
(2007 - 2012); Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) ở dữ liệu Việt Nam (2000 - 2011).
- Hệ số hồi quy với biến INT và biến DINT đều khơng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Điều này cho thấy trong giai đoạn này, chưa thể kết luận về tác động của lãi suất trên thị trường đối với chỉ số chứng khoán VN-Index. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Chien-Hsiu Lin (2011) ở Ấn Độ và Indonesia (1997 – 1999)
- Hệ số hồi quy với LFR = 0.29064 và có ý nghĩa thống kê (p – value = 0.0602). Điều này cho thấy ở giai đoạn này, trong dài hạn, khi dự trữ nước ngồi tăng lên 1% thì sẽ làm cho chỉ số giá chứng khoán VN-Index tăng lên 0.2906% điểm. Trong khi đó, các hệ số hồi quy D(LFR), D(LFR(-1)), D(LFR(-2)), chỉ có hệ số D(LFR) = 0.294462 là có ý nghĩa thống kê (p – value = 0.0752), trong khi 2 hệ số cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng cho thấy dự trữ nước ngồi vừa có tác động cùng chiều ngay tức thì cũng như tác động cùng chiều trong dài hạn lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các tác động trong các thời điểm trong ngắn hạn cũng gần tương tự với tác động chung trong dài hạn đối với chỉ số chứng khoán VN-Index. Kết quả này cũng đúng trong nghiên cứu của
Adnan Husain, Irfan Lal, Muhammad Mubin (2009) ở Pakistan (1989 - 2009) - Hệ số hồi quy LAS = 1.56197 và có ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0.0006) cho thấy ở giai đoạn này, trong dài hạn, khi chỉ số chứng khoán chung của toàn thị trường châu Á tăng lên 1% thì chỉ số chứng khoán chung của Việt Nam sẽ tăng lên 1.56197% điểm. Trong ngắn hạn, hệ số DLAS = 0.421674 và có ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0.0164); trong khi hệ số DLAS(-2) = - 0.526983 và cũng có ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0.0023). Điều này cho thấy ngay tức thì, khi chỉ số chung của thị trường chứng khốn châu Á tăng điểm thì ngay lập tức nó sẽ kéo theo sự tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó 2 tháng thì sẽ có một sự điều chỉnh giảm. Nhìn chung,
trong cả giai đoạn dài hạn của giai đoạn này, chỉ số chung của thị trường chứng khốn châu Á sẽ có tác động cùng chiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả trong giai đoạn tổng thể và khẳng đã khẳng định lại kết quả nghiên cứu của Chien-Hsiu Lin (2011) ở Ấn Độ,
Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan và Thái Lan (1986 - 2010).
- Hệ số hồi quy với LOIL = -0.50323 và có p – value = 0.1051. Mặc dù đưa ra mức ý nghĩa thống kê cho bài nghiên cứu này là 10%, trong p – value = 10.51% cũng gần bằng với mức ý nghĩa thống kê của bài nghiên cứu nên bài nghiên cứu cũng sẽ chấp nhận kết quả này là có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy ở giai đoạn này, trong dài hạn, khi chỉ số giá dầu của thế giới tăng lên 1% thì chỉ số chứng khốn chung của Việt Nam sẽ giảm đi 0.50323%. Trong ngắn hạn, chỉ có hệ số DLOIL(-2) = 0.375111 và có ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0.0027). Điều này cho thấy tác động kì vọng của giá dầu trong giai đoạn này sẽ cần một độ trễ sau 2 tháng mới có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây cũng là kết quả trong nghiên cứu của tác giả Dargar và Nazari (2012) ở Iran (2007 - 2012) và Goswami và Jung (1997) ở dữ liệu Hàn
Quốc (1980 - 1996).
- Hệ số tốc độ hiệu chỉnh sai số ECM(-1) có giá trị là -0.358849 và có ý nghĩa thống kê cao với p – value = 0.0001. Điều này cho thấy, ở giai đoạn này, trong ngắn hạn, khi có một sự thay đổi khỏi vị trí cân bằng của chỉ số giá chứng khoán so với dài hạn (do tác động từ các nhân tố khác) thì tại thời điểm sau đó, tác động này sẽ có xu hướng trở lại vị trí cân bằng, với tốc độ là 35.8849% mức độ biến động.