Hành vi của bệnh nhânTHA trong 12 tháng vừa qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh (Trang 64)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.4. Hành vi của bệnh nhânTHA trong 12 tháng vừa qua

Bảng 4.15. Hành vi của bệnh nhân THA

ĐVT: %

Hành vi trong 12 tháng vừa qua Chưa lần nào Thỉnh thoảng Thường xuyên Tập thể dục 0 23,3 76,7

Không uống rượu, bia 0 24,8 75,2 Không hút thuốc 0 22,9 77,1 Khơng ăn mặn, nhiều mỡ, nhiều thịt, ít rau quả 0 27,6 72,4 Không ăn nhiều tinh bột, đường 0 29,5 70,5 Tích cực giảm cân 0 30,5 69,5

Nguồn: Kết quả điều tra 2015 (n= 210)

Kết quả điều tra những thói quen sinh hoạt của bệnh nhân THA trong 12 tháng qua cho thấy, phần lớn bệnh nhân trả lời rằng họ thường xuyên tập thể dục (chiếm 76,7%), Không uống rượu, bia (chiếm 75,2%); Không hút thuốc (chiếm 77,1%); Khơng ăn mặn, nhiều mỡ, nhiều thịt, ít rau quả (chiếm 72,4%); Khơng ăn nhiều tinh bột, đường (chiếm 70,5%); tích cực giảm cân (chiếm 69,5%). Bên cạnh đó số bệnh nhân thỉnh thoảng có những hành vi tích cực trên cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, cụ thể như số bệnh nhân thỉnh thoảng tập thể dục chiếm đến 23,3%; thỉnh hoảng không uống rượu, bia chiêm 24,8%; thỉnh thoảng không hút thuốc 2,9%; thỉnh thoảng không ăn mặn, nhiều mỡ, thịt, ít rau quả chiếm 27,6%; ăn nhiều đường, tinh bột chiếm 29,5%; chưa tích cực giảm cân chiếm 30,5%. Điều đó chứng tỏ vẫn cịn nhiều bệnh nhân chưa ý thức được những hành vi của họ gây khó khăn cho việc điều trị bệnh THA. Họ còn quá thờ ơ với bệnh tật và chưa tích cực trong việc điều trị bệnh của mình.

4.5.5. Đánh giá cảm nhận về hành vi của bệnh nhân THA trong điều trị bệnh

Nguồn: Kết quả điều tra 2015 (n= 210)

Hình 4.13. Đánh giá hành vi của bệnh nhân THA trong điều trị bệnh

Để đánh giá cảm nhận của bệnh nhân THA trong 12 tháng qua về các hành vi có lợi cho hoạt động hỗ trợ điều trị bệnh THA, luận văn tiến hành thu thập thông tin về vấn đề này, kết quả thu được như sau:

Hầu hết các bệnh nhân thường xun có cảm nhận tích cực đối với các hành vi giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh THA, cụ thể như: cảm nhận về việc phải thường xuyên tập thể dục chiếm 77,1%; cảm nhận về việc phải từ bỏ việc uống rượu,bia chiếm 74,3%; cảm nhận về việc phải từ bỏ hút thuốc lá chiếm 76,2%; cảm nhận về việc phải giảm ăn mặn,nhiều mỡ, thịt, ít rau quả chiếm 72,9%; cảm nhận về việc giảm ăn tinh bột, đường chiếm 69%; cảm nhận về việc phải giảm cân chiếm 65,7% tổng số bệnh nhân được điều tra. Tuy nhiên bên cạnh phần lớn bệnh nhân cảm nhận tích cực về các hành vi hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh THA thì cũng cịn tỷ lệ khơng ít bệnh nhân chỉ thỉnh thoảng mới có những cảm nhận về các hành vi tích cực này. Điều này cho thấy, cần có những tác động từ nhiều phía lên ý thức, cảm nhận của bệnh nhân để họ có những hành vi tích cực hơn trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh THA. 22.9 25.7 23.8 27.1 31 34.3 77.1 74.3 76.2 72.9 69 65.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Phải thường xuyên tập thể dục Phải từ bỏ việc uống rượu, bia Phải từ bỏ việc hút thuốc Phải giảm ăn mặn, nhiều mỡ, nhiều thịt, ít rau quả Phải giảm ăn nhiều tinh bột, đường Phải tích cực giảm cân Chưa lần nào(%) Thỉnh thoảng(%) Thường xuyên(%)

4.6 Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh THA :

Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD tác giả tiến hành điều tra xem trước khi họ vào bệnh viện huyết áp của họ đạt mức nào. Kết quả thu được như bảng 4.16.

Bảng 4.16. Huyết áp trước khi vào bệnh viện

Các mức huyết áp Tình trạng bệnh Sớ lượng Tỷ lệ (%)

140 - 159/ 90-99mmHg THA độ 1 (nhẹ) 53 25,2 Trên 160 -179 / 100-109mmHg THA độ 2 (trung bình) 118 56,2 >180 / >110mmHg THA độ 3 (nặng) 39 18,6

Tổng 210 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra

Kết quả cho thấy, phần lớn bệnh nhân trước khi vào viện đã có mức huyết áp cao độ 2, chiếm đến 56,2%. Tiếp đến là mức huyết áp cao độ 1, chiếm 25,2%. Cuối cùng là tỷ lệ người có mức huyết áo cao ở độ 3 (độ nặng) chiếm 18,6%. Điều đó chứng tỏ hầu như bệnh nhân chưa quan tâm đến việc kiểm tra mức huyết áp của mình thường xuyên nên để mức độ huyết áp ở mức cao hoặc quá cao trước khi vào viện. Đặc biệt đối với 18,6% người có mức huyết áp cao độ nặng thì qua quá trình thu thập thông tin được biết họ hầu như không quan tâm đến mức huyết áp của mình và để tình trạng bệnh phát nặng cộng với biến chứng họ mới vào viện. Điều này chứng tỏ phần lớn bệnh nhân THA tại BV ĐHYD không những thiếu kiến thức về bệnh THA, khơng có kế hoạch phịng ngừa thậm chí là lơ là việc kiểm tra sức khỏe tim mạch của mình.

Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh THA chúng ta phải tiến hành đánh giá các biến chứng của bệnh THA đối với bệnh nhân. Vì vậy, để đánh giá được tiêu chí này luận văn tiến hành đánh giá các biến chứng mà bệnh nhân THA tại BV ĐHYD mắc phải trong thời gian họ mang bệnh, kết quả thu được ở bảng 4.17. Cụ thể cho thấy phần lớn các bệnh nhân đều mắc biến chứng nhồi máu cơ tim, số bệnh nhân bị biến chứng này lên đến 39% tổng số bệnh nhân trả lời, đây là số biến chứng cao nhất trong số các biến chứng thường gặp ở người mắt bệnh THA.Tiếp theo là biến chứng rối loạn nhịp tim chiếm đến 38,1% tổng số bệnh nhân THA được điều tra.

Bảng 4.17. Các biến chứng của bệnh THA

TT Các biến chứng Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nhồi máu cơ tim 82 39,0

2 Suy tim 68 32,4

3 Động mạch vành 56 26,7 4 Tổn thương nhĩ trái 64 30,5 5 Rối loạn nhịp tim 80 38,1

6 Suy thận 58 27,6

Nguồn: Kết quả điều tra 2015 (n= 210)

Suy tim cũng là một biến chứng thường gặp của nhóm bệnh nhân THA được điều tra, với số người trả lời rằng họ từng mắc biến chứng này chiếm đến 32,4%. Tổn thương nhĩ trái cũng là hai biến chứng được bệnh nhân THA trả lời rằng họ đã mắc phải, tỷ lệ này chiếm 30,5%. Biến chứng về động mạch vành và suy thận chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các biến chứng của bệnh nhân THA. Điều đó cho thấy biến chứng của bệnh THA rất nghiêm trọng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.Nhưng phần lớn bệnh nhân THA tại BV ĐHYD được hỏi họ đều mắt phải biến chứng này. Suy tim, rối loạn nhịp tim cũng là những biến chứng nguy hiểm là cho người bệnh có nguy cơ kiệt sức và dần dần suy giảm sức khỏe nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Vì vậy, theo đánh giá chung của những bệnh nhân THA tại BV ĐHYD thì mức độ nghiêm trọng của bệnh THA mà hầu hết bệnh nhân tại đây đối mặt rất cao. Họ có thể tử vong bất kỳ lúc nào nếu không thường xuyên theo dõi, cấp cứu kịp thời.

Bảng 4.18. Thời gian bị bệnh THA của bệnh nhân Thời gian bị bệnh Số lượng Tỷ lệ (%)

< 1 năm 27 12,9 Từ 1 đến 2 năm 44 21,0 Từ 2 đến 3 năm 109 51,9 Trên 3 năm 30 14,3

Tổng 210 100,0

Kết quả khảo sát thời gian bị bệnh của bệnh nhân, và mức huyết áp hiện tại của họ như thế nào.

Hình 4.14. Thời gian bị bệnh THA của bệnh nhân

Kết quả điều tra cho thấy, thời gian bị bệnh của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD phần lớn từ 2 đến 3 năm, chiếm tỷ lệ 52,9% tổng số bệnh nhân được điều tra. Số người có thời gian bị bệnh từ 1 đến 2 năm cũng chiếm tỷ lệ lớn, với 21% tổng số người được điều tra. Số bệnh nhân bị bệnh trên 3 năm chiếm tỷ lệ khá với 14,3% cịn lại chỉ có 12,9% bệnh nhân có thời gian bị bệnh dưới 1 năm. Với kết quả thu được như trên cho thấy hầu hết bệnh nhân đều có thời gian bị bệnh tương đối dài.

0 20 40 60 80 100 120 < 1 năm Từ 1 đến 2

năm Từ 2 đến 3 năm Trên 3 năm

Số lượng

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 4 đã phân tích các kết quả nghiên cứu đạt được. Chương 5 này sẽ kết luận về các kết quả của đề tài nghiên cứu được, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị giúp bệnh viện có cái nhìn rõ hơn về những đặc tính cụ thể của bệnh nhân để có những phác đồ điều trị hiệu quả và ít tốn thời gian nhất. Cuối cùng, nêu lên những hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 KẾT LUẬN

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về việc phòng ngừa của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TP.HCM. Qua đó đánh giá thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng trong phòngngừaTHA, mức độ nghiêm trọng của bệnh THA dưới góc nhìn của bệnh nhân đã và đang điều trị tại BV ĐHYD TP.HCM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh THA, bên cạnh đó thái độ của họ đối với bệnh THA chưa được đúng đắn nên việc phịng ngừa của họ cũng khơng cao. Hành vi của bệnh nhân THA chưa thực sự có chiều hướng tích cực. Hơn nữa mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân khi đến bệnh viện rất cao, hầu hết họ đều có mức huyết áp cao ở độ 2 và 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn bệnh nhân trước khi vào viện đã có mức huyết áp cao độ 2, chiếm đến 56,2%. Tiếp đến là mức huyết áp cao độ 1, chiếm 25,2%. Cuối cùng là tỷ lệ người có mức huyết áo cao ở độ 3 (độ nặng) chiếm 18,6%. Điều đó chứng tỏ hầu như bệnh nhân chưa quan tâm đến việc kiểm tra mức huyết áp của mình thường xuyên nên để mức độ huyết áp ở mức cao hoặc quá cao trước khi vào viện. Đặc biệt đối với 18,6% người có mức huyết áp cao độ nặng thì qua q trình thu thập thơng tin được biết họ hầu như không quan tâm đến mức huyết áp của mình và để tình trạng bệnh phát nặng cộng với biến chứng họ mới vào viện.

Hơn nữa trong đánh giá mức độ biến chứng của bênh nhân THA cho thấy, rối loạn nhịp tim cũng là một biến chứng thường gặp của nhóm bệnh nhân THA

38,1%. Suy tim và tổn thương nhĩ trái cũng là hai biến chứng được bệnh nhân THA trả lời rằng họ đã mắc phải, tỷ lệ này chiếm lần lượt là 32, 4% và 30,5%.

5.2 KIẾN NGHỊ

Kiến nghị xuất phát từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, với kết quả nghiên cứu này, luận văn tiến hành đề xuất một số kiến nghị sau:

Kiến nghị xuất phát từ kiến thức của người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 23,3% bệnh nhân khơng biết rõ bệnh THA và 26,2% bệnh nhân biết nhưng chưa rõ lắm về bệnh THA. Vì vậy, những người làm công tác y tế cơng cộng, y tế dự phịng và bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân THA cần có chính sách tuyên truyền, cung cấp cho bệnh nhân nắm được các nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện của bệnh, các phương pháp phòng ngừa và các biện pháp sơ cứu… để bệnh nhân có thể có những biện pháp khác nhau trong phòng ngừa, điều trị cho bản thân và cung cấp kiến thức cho những người xung quanh.

Kiến nghị xuất phát từ thái độ của người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước khi bị bệnh THA hầu như người bệnh khơng có thái độ tích cực trong phòng ngừa bệnh tật. Vì vậy, để người bệnh có thái độ tích cực với việc phịng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả thì cần nâng cao kiến thức về bệnh THA cho bệnh nhân. Nhưng với ý thức kém của bệnh nhân về tìm hiểu kiến thức thì công tác tuyên truyền mới mang lại kết quả. Việc tuyên truyền này được thực hiện thông qua việc phát tờ rơi, phát thanh trên các đài truyền thanh, trên các phương tiện thông tin đại chúng…Đây là nhiệm vụ quan trọng của đội y tế dự phòng địa phương và các đơn vị y tế cơ sở.

Kiến nghị xuất phát từ hành vi của người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh hầu như khơng có hành vi tích cực trong phịng ngừa bệnh THA. Bởi có đến 60,5% bệnh nhân THA khơng tập thể dục; 40% bệnh nhân THA chỉ dành ít hơn 30 phút cho việc tập thể dục; 53,3% bệnh nhân trả lời rằng họ có thói quen ăn nhiều thịt, ăn mặn và nhiều mỡ; 65,2% bệnh nhân THA trả lời rằng họ có uống rượu bia. Vì vậy, đội cơng tác y tế dự phòng kết hợp với địa phương cùng bệnh viện có chính

sách tun trùn về tác hại của bệnh THA để người dân có những chính sách phịng ngừa bệnh hợp lý.

Kiến nghị xuất phát từ đặc điểm dân tộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau trong phịng ngừa bệnh THA giữa các nhóm dân tộc khác nhau (kinh và nhóm dân tộc khác), trong đó hiệu quả điều trị của dân tộc kinh cao hơn nhóm cịn lại. Vì vậy, cần có chính sách tun trùn tích cực đối với bệnh nhân thuộc nhóm dân tộc khác để họ nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh cũng như các kiến thức liên quan đến cơng tác phịng ngừa và điều trị bệnh để có kết quả tốt nhất trong điều trị.

Kiến nghị xuất phát từ đặc điểm giới tính. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giới tính khác nhau thì hành vi của họ cũng khác nhau trong phòng ngừa bệnh THA. Và nữ giới thường có hành vi tích cực và hiệu quả điều trị cao hơn so với nam giới. Bởi với đặc tính nữ giới thường siêng năng cần cù nên họ chịu khó tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, tích cực luyện tập cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt để có kết quả điều trị tốt nhất. Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền vận động thì ý thức của mỗi người cần được nâng lên để tránh đối mặt với sự nguy hiểm về tính mạng mà căn bệnh này mang lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Chu Hồng Thắng (2008), “Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và rối loạn

chuyển hoá ở người THA tại xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên”.

2. Dương Chí Úy (2006), “Tăng huyết áp-Hướng dẫn điều trị của WHO/ISH và

JNC VII”. Thời sự tim mạch học, số 99

3. Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), “Giáo trình khoa học hành vi và giáo

dục nâng cao sức khoẻ”. NXB ĐH Thái Nguyên.

4. Đàm Khải Hồn và Cs (2007), “Giáo trình Trùn thơng Giáo dục sức khoẻ.

Nhà xuất bản Y học”, Hà Nội.

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS”. NXB Thống Kê.

6. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), “Nghiên cứu thị trường”. NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), “Từ điển xã hội học”. NXB Thế giới, 1994 8. Nguyễn Thanh Hiền (2005), “Tăng huyết áp”, Thời sự chẩn đoán và điều trị

bệnh tim mạch, tập 1. Nhà xuất bản y học, tr.226-240

9. Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền, “Sống khỏe hạnh phúc - dưỡng sinh quan hiện đại”. Xuất bản 02/2009& tái bản08/2010

Tiếng Anh

10. Ajzen I. and Fishbein M. (1980), Understanding Attitudes and Predicting Social Behaviour, Englewood Cliffs, N.J.: Prentice Hall.

11. Alessandro R Demaio, ugee Otgontuya, Maximilian de Courten, Ib C ygbjerg, Palam Enkhtuya, Dan W Meyrowitsch và Janchiv Oyunbileg, Hypertension and hypertension-related disease in Mongolia; Findings of a national knowledge, attitudes and practices study, 2013, BMC Public Health 2013.

12. Azjen I. (1985), From intentions to actions: a theory of planned behavior, in J. Kuhl and J. Beckman (eds), Action-control: From cognition to behavior, Heidelberg, Springer, 11-39.

13. Azjen I. (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and

Human Decision Processes, 50, 179-211.

14. Becker, MH The Health Belief Model and Personal Health Behavior. Health

Education Monographs. Vol.

15. Carpenter, Christopher J. (2010). A meta-analysis of the effectiveness of health

belief model variables in predicting behavior. Health Communication 25 (8):

661–669.

16. Glanz, Karen; Bishop, Donald B. (2010). "The role of behavioral science theory in development and implementation of public health interventions". Annual review of public health 31: 399–418. .

17. Godfrey B.S. Iyalomhe1* and Sarah I. Iyalomhe, 2010, Hypertension-related knowledge, attitudes and life-style practices among hypertensive patients in a sub-urban Nigerian community, Journal of Public Health and Epidemiology Vol. 2(4), pp. 71 -77, July 2010

18. lanz, Karen; Barbara K. Rimer; K. Viswanath (2008). Health behavior and health education: theory, research, and practice. (4th ed.). San Francisco, CA:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)