HOạT ĐộNG AN TOÀN NGƯờI BệNHTạI BệNH VIệN Từ DŨ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện từ dũ (Trang 34 - 39)

3.4 .3Phương pháp tiến hành

4.2 HOạT ĐộNG AN TOÀN NGƯờI BệNHTạI BệNH VIệN Từ DŨ

Từ tháng 9 năm 2011 với nhận định sâu sắcAn toàn là một trong sáu tiêu chuẩn chất lượng của chăm sóc sức khỏe.Từ thời Hipporates, ơng tổ của ngành y, vấn đề an toàn người bệnh đã được đặt ra “First do no harm” . Điều đó có nghĩa là “việc đầu tiên nhân viên y tế cần làm cho người bệnh là khơng làm gì gây hại cho người bệnh”.An tồn người bệnh là khơng để xảy ra các tai biến hay tổn thương có tbể ngăn ngừa do chăm sóc y tế gây ra, và cải tiến chất lượng liên tục nhằm cải thiện sức khỏe và đạt đến kết quả tốt nhất cho người bệnh (WHO, 2001). Tuy nhiên,

bên cạnh đó, William Osler cũng chỉ ra rằng y khoa là khoa học của sự bất định, và là nghệ thuật của xác suất. Một thuật điều trị được xem là tiêu chuẩn vàng hơm nay vẫn có thể trở thành sai lầm nguy hiểm trong tương lai (Michael, 1999). Vì thế trong ngành y, sai sót có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào của q trình chăm sóc sức khỏe từ chẩn đốn , điều trị, đến phịng ngừa. Sai sót 80% từ lỗi hệ thống và sai sót, sự cố là cơ hội cho cải tiến.

Vậy làm thế nào để tạo một mơi trường khuyến khíc h nhận diện sai sót , báo cáo sai sót , và học hỏi từ sai sót , để xác định ngun nhân và có hoạt động thích hợp để cải thiện cho tương lai . Xuất phát từ nhận định, quan điểm đó, Ban An tồn người bệnh trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp được hình thành với nhiệm vụ thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố tự nguyện, nhầm lẫn, sai sót chuyên mơn kỹ thuật tồn bệnh viện, sau đó tiến hànhđiều tra vàđịnh kỳ phân tích nguyên nhân nhằm rút kinh nghiệm và có đề xuất biện pháp phịng ngừa hiệu quả, từ đó thơng tin, học hỏi từ sai sót.

Bên cạnh đó, Ban An toàn người bệnh cũng hỗ trợ xây dựng , ban hành những quy định cụ thể về bảo đảm an toàn cho người bệnh . Triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp phịng ngừa , bảo đảm an tồn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc , phẫu thuật và thủ thuật .Hoạt động của Ban An toàn người bệnh được sơ đồ hóa như sau:

Hình 4.2.1 Sơ đồ hoạt động Ban An tồn người bệnh

Qua hai năm hoạt động, Ban an toàn người bệnh đã xây dựng được mạng lưới Tiểu ban An tồn người bệnh với 76 thành viên có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của Ban đến tất cả nhân viên khoa/phịng. Ban cũng đã hồn thiện qui trình quản lý sự cố bệnh viện, triển khai tập huấn cho tất cả thành viên mạng lưới, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo sự cố và cơ chế khuyến khích khen thưởng khi báo cáo sự cố. Số phiếu báo cáo sự cố tăng lên qua hàng năm, năm 2012 với 40 sự cố được báo cáo đã tăng lên gấp đơi vào một năm sau đó.

Và để xử trí cho các bước tiếp theo của qui trình quản lý sự cố, hàng năm, Ban An toàn người bệnh tổ chức ba diễn đàn về an tồn người bệnh, và 8 chương trình học hỏi từ sai sótvề các chuyên đề liên quan đến sự cố được báo cáo như Băng huyết sau sanh, Suy thai trong chuyển dạ …và xuất bản 6 bản tin An tồn người

bệnh như một kênh thơng tin các sự cố và đề xuất giải pháp khắc phục đến tất cả nhân viên bệnh viện.

Hoạt động của An toàn người bệnh tại Bệnh viện ngày càng mạnh mẽ và qui cũ hơn vào cuối tháng 11 năm 2013, phịng quản lý chất lượng bệnh viện hình thành theo thông tư 19 của Bộ Y tế về triển khai công tác quản lý chất lượng bệnh viện. Các hoạt động tập huấn qui trình quản lý sự cố được lặp đi lặp lại với nhiều hình thức tổ chức tích cực tạo sự phấn khích và chủ động cho người tham dự, các cuộc họp phân tích nguyên nhân gốc được triển khai hàng tuần với quan điểm “Vấn đề là gì? Tại sao vấn đề đó xảy ra? Và giải pháp là gì? Giúp giảm được phần nào mối quan ngại của văn hóa buộc tội trong nhân viên. Số phiếu báo cáo sự cố gởi về càng nhiều với hơn 100 sự cố được báo cáo trong năm 2014, và trong vòng 3 tháng đầu năm 2015, số sự cố được báo cáo bằng với con số thống kê năm 2014. Trong đó, số sự cố suýt xảy ra chiếm 35%, sự cố sai biệt chiếm 55% và sự cố đặc biệt nghiêm trọng chiếm 10%. Trong đó, 60% sự cố được báo cáo từ hệ thống điều dưỡng, nữ hộ sinh.

Nhận định 80% lỗi hệ thống hiện diện trong tất cả các sự cố được phân tích ngun nhân gốc, phịng quản lý chất lượng tiến hành xây dựng và chuẩn hóa các qui trình liên quan trong bệnh viện, và đến nay với hơn 85 qui trình đã phê duyệt, 45 qui trình đã soạn thảo và 30 qui trình đang trong q trình hồn thiện do chính các thành viên mạng lưới quản lý chất lượng (200 thành viên – tiền thân mạng lưới tiểu ban An toàn người bệnh) thực hiện.

Cuộc họp mạng lưới quản lý chất lượng được tổ chức thường xuyên định kỳ mỗi sáu tuần, nhằm tập huấn các nội dung liên quan đến An toàn người bệnh – quản lý chất lượng như giới thiệu về kỹ thuật 5S, hướng dẫn về cách viết qui trình, cách xây dựng kế hoạch, cách thức quản lý thời gian cũng như ôn lại các bước trong qui trình quản lý sự cố …; nhưng điều quan trọng hơn cả là quan điểm “An toàn người bệnh là an toàn thầy thuốc”, “Bệnh nhân hạnh phúc làm nên những người bác sĩ hạnh phúc”, “Sự cố của người này là bài học kinh nghiệm cho người khác” và

“Bệnh viện đã tốt nay cịn tốt hơn” cùng với hình thức hoạt động nhóm sinh động và tạo động lực luôn được lồng ghép trong cách thức tổ chức.

Hoạt động an toàn người bệnh chưa dừng lại tại đó, Ban giám đốc bệnh viện chỉ đạo và tổ chức thành công các lớp kỹ năng mềm giúp thúc đẩy hoạt động quản lý chất lượng – An toàn người bệnh đạt được những bước tiến nhanh hơn như tổ chức 17 lớp Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và 2 lớp Kỹ năng làm việc đội/nhóm dành cho nhân viên; đối với cán bộ quản lý triển khai 4 lớp Phát triển kỹ năng cá nhân, 1 lớp Kỹ năng dẫn giảng lấy người học làm trọng tâm, 4 lớp Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp, 1 lớp Kỹ năng quản lý con người và một cho Quản trị nguồn nhân lực … những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong công tác quản lý cấp trung – xương sống của bệnh viện. Vì có triển khai thực hiện thì càng hiểu rõ bốn chữ “cam kết lãnh đạo”, tiêu chí tiên quyết cho hoạt động An tồn người bệnh và quản lý chất lượng, một hành trình có điểm bắt đầu nhưng chưa điểm kết thúc.

Tóm lại, chương 4 giới thiệu sơ lược công tác khám chữa bệnh với chức năng nhiệm vụ cụ thể 35 khoa/phòng của Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện tuyến một trong hệ thống y tế Việt Nam với một qui mô tầm cỡ; và tổng quan hoạt động cơng tác An tồn người bệnh tại bệnh viện từ tháng 9 năm 2011 đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện từ dũ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)