4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Đa cộng tuyến giữa các biến giải thích là một trong những vấn đề có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu cho các tín hiệu sai hoặc hệ số tương quan không hợp lý.
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích trong tổng mẫu của bài nghiến cứu trong giai đoạn 2010-2013, tôi sử dụng 02 phương pháp: Kiểm tra bằng yếu tố phóng đại phương sai VIF và kiểm tra bằng ma trận tương quan
Phương pháp 1: Kết quả kiểm tra hệ số VIF được trình bày trong bảng 4.2, theo đó giá trị trung bình VIF là 1.13, thấp hơn so với giá trị so sánh là 10, cho thấy khơng có tương quan giữa các biến giải thích trong mơ hình. Do đó, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu.
Bảng 4.2: VIF giữa các biến giải thích trong mơ hình trong giai đoạn 2010-2013
Phương pháp 2: Sử dụng ma trận tương quan để kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến giải thích. Kết quả ma trận tương quan được trình bày trong bảng 4.3 cho thấy hệ số tương quan so sánh từng cặp giữa các biến giải thích đều nhỏ hơn 0.5, nên khơng có đa cộng tuyến giữa các biến giải thích trong mơ hình
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình trong giai đoạn 2010- 2013
Đồng thời, bài nghiên cứu của tơi sẽ thực hiện hồi quy các mơ hình theo từng năm trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2010-2013 nên tôi cũng tiến hành kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến giải thích trong mẫu của bài nghiến cứu qua từng năm và tôi sử dụng phương pháp: Kiểm tra bằng yếu tố phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) để kiểm tra. Kết quả được trình bày tại phụ lục của bài nghiên cứu cho thấy khơng có đa cộng tuyến giữa các biến giải thích trong mơ hình qua từng năm.