Xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh nghiệp bằng chứng từ các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 26 - 28)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu

3.3.3. Xử lý dữ liệu

Các tài liệu trên sử dụng để tính tốn cho các biến trong luận văn được trình bày dưới đây:

Tính TSSL của chứng khốn

Tỷ suất sinh lợi của hàng ngày cho các chứng khoán = ln ( 𝑃𝑡

𝑃𝑡−1)

Với 𝑃𝑡 là giá đóng cửa trong ngày giao dịch t và 𝑃𝑡−1 là giá đóng cửa trong ngày giao dịch t –1.

Tính TSSL của thị trường

Tương tự như TSSL của chứng khốn, tác giả tính TSSL thị trường là VNINDEX.

Tính tốn rủi ro

Ước lượng betas của chứng khốn theo phương trình hồi quy OLS đơn biến: rij= αj + βjrmi + εij (1)

• 𝑟𝑚𝑖 là log return của chỉ số thị trường cho ngày i.

Định lượng các loại rủi ro của một doanh nghiệp:

• Rủi ro hệ thống: βj2 nhân với phương sai của market return.

• Rủi ro phi hệ thống: phương sai của εij (residual, phần dư trong mơ hình hồi quy thị trường (1)).

• Tổng rủi ro: Rủi ro hệ thống cộng phi hệ thống, hoặc phương sai của stock return. Vì hai cách tính này kết quả khơng khác biệt nên toàn bộ mẫu tác giả tính tổng rủi ro bằng phương sai của stock return.

Tính tốn biến cơ hội tăng trưởng q (viết tắt của biến Tobin Q)

Cách tính: Tobin's Q = (D+E)/A

Tobin's Q = Tổng nợ +Giá trị thị trường của cổ phần thường+giá trị thị trường ước tính cổ phiếu ưu đãi

Giá trị sổ sách của tài sản

Trong đó:

D (Book value of Debt), giá trị sổ sách của nợ (tổng nợ trong bảng cân đối kế

toán).

E (Market value of Equyty) = Number of Shares Outstanding * StockPrice

Giá trị thị trường của vốn cổ phần = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành * giá cổ phiếu.

A (Book value of Assets), giá trị sổ sách của của tài sản (tổng tài sản trong

bảng cân đối kết toán).

Hồi quy cơ hội tăng trưởng doanh nghiệp theo rủi ro

Trong đó, rủi ro được tính từ kết quả hồi quy của giai đoạn 1 và các biến kiểm sốt được trình bày theo dạng bảng:

qjt= α + βjRjt + γjCVjt+ μij (2)

Trong đó: qjtlà cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp j trong thời điểm t Rjt là tập hợp các biến rủi ro của doanh nghiệp j trong thời điểm t

 SYR (Systematic Risk): Rủi ro hệ thống.

 UNSYR (Unsystematic Risk): Rủi ro phi hệ thống.  TR (Total Risk): Tổng rủi ro.

CVjt là tập hợp các biến kiểm soát của doanh nghiệp j trong thời điểm t, bao gồm:

+ Biến giả theo ngành (industry dummy): tạo biến giả ngành.

+ Tuổi doanh nghiệp (age): được tính từ năm thành lập so với năm quan sát sau đó lấy log và đưa vào phương trình hồi quy.

+ Tổng tài sản (size effects): được lấy từ chỉ tiêu tổng tài sản trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp hàng năm, sau đó lấy log và đưa vào phương trình hồi quy.

+ Thu nhập trước thuế (EBT): được lấy từ chỉ tiêu lãi/lỗ ròng trước thuế trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năng của doanh nghiệp, sau đó lấy log và đưa vào phương trình hồi quy.

+ Chi phí lãi vay (IntEx): được lấy từ chỉ tiêu chi phí tiền lãi trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năng của doanh nghiệp, sau đó lấy log và đưa vào phương trình hồi quy.

+ Chi trả cổ tức (Div): được lấy từ chỉ tiêu cổ tức đã trả trong bảng lưu chuyển tiền tệ hàng năng của doanh nghiệp, sau đó lấy log và đưa vào phương trình hồi quy.

+ Thu nhập trước lãi (EBI): được lấy từ chỉ tiêu lãi/lỗ rịng trước thuế cộng lại phần chi phí tiền lãi trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năng của doanh nghiệp, sau đó lấy log và đưa vào phương trình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa rủi ro và giá trị doanh nghiệp bằng chứng từ các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)